a, Chính sách cho vay
Agribank Chi nhánh huyện Hạ Hòa, Phú Thọ đã bám sát mục tiêu, kế hoạch của Agribank đề ra, chủ động triển khai kịp thời các giải pháp chỉ đạo, từng đơn vị có định hướng đúng đắn, thường xuyên nắm vững chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, pháp luật, các cơ chế chính sách, quy chế nghiệp vụ ngân hàng cấp trên để thực hiện việc cung cấp cho vay cho các mục đích vay vốn hợp pháp tại các địa bàn nằm trong phạm vi hoạt động của mình, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các thành phần kinh tế trên địa bàn.
Thực hiện phương châm mở rộng cho vay phải đi đôi với nâng cao chất lượng, không ngừng mở rộng cho vay, cho vay có chọn lọc, cho vay phát triển làng nghề, cho vay theo đề án đã được phê duyệt.
Thẩm quyền phê duyệt cho vay và hạn mức cho vay được thể hiện bằng số tiền cho vay và được ủy quyền bằng văn bản. Các cá nhân hoặc tập thể có trách nhiệm phê duyệt sẽ được xem xét định kỳ để đảm bảo rằng các công cụ này đáp ứng được nhu cầu của công việc, phù hợp với kinh nghiệm và năng lực của các đơn vị kinh doanh cụ thể. Các cấp chỉ được xét duyệt cho vay trong phạm vi được ủy quyền. Cụ thể: Giám đốc đơn vị ngân hàng trung tâm được quyền phê duyệt khoản cho vay tối đa là 25 tỷ đồng, Giám đốc Phòng giao dịch trực thuộc được quyền phê duyệt khoản cho vay tối đa 1,5 tỷ đồng. Các khoản vay vượt thầm quyền sẽ được ngân hàng cấp trên xem xét và quyết định cho vay. Việc ủy quyền phải được thể hiện bằng văn bản theo quy định của Agribank.
Cán bộ tín dụng phải chịu trách nhiệm chính trong việc xử lý khoản vay có vấn đề cho đến khi mọi thủ tục giải quyết liên quan được thực hiện xong.
Sử dụng hệ thống chấm điểm phân loại khách hàng và phân loại khoản vay làm công cụ để hoạch định, quản lý theo dõi và đánh giá chất lượng danh mục cho vay và hoạch định các chính sách khách hàng của Agribank Chi nhánh huyện Hạ Hòa Phú Thọ.
Agribank Chi nhánh huyện Hạ Hòa Phú Thọ duy trì và tiếp tục thực hiện đa dạng hóa danh mục cho vay để tránh rủi ro tập trung trong hoạt động cho vay.
Xây dựng chính sách và chiến lược bộ phận: Agribank Chi nhánh huyện Hạ Hòa Phú Thọ xác định thị trường mục tiêu một cách rõ ràng và hợp lý, đánh giá mức độ phù hợp và rủi ro của từng phân đoạn thị trường mục tiêu, phải tính đến yếu tố cân bằng giữa lợi ích của Agribank Chi nhánh huyện Hạ Hòa Phú Thọ và cầu thị trường, xây dựng vận hành hiệu quả chính sách và quy trình thực hiện cho từng nhóm sản phẩm chính mà đơn vị đang cung cấp, bên cạnh đó phát triển, duy trì và theo dõi việc thực hành đạo đức nghề nghiệp trong công việc đồng thời tuân thủ chặt chẽ và nhất quán các thông lệ trong hoạt động cho vay theo đúng pháp luật hiện hành và các quy định, chính sách nội bộ của Agribank Chi nhánh huyện Hạ Hòa, Phú Thọ.
Tất cả các quy trình cho vay đều phải được mô tả thành sơ đồ kèm theo là các hướng dẫn chi tiết. Việc tuân thủ quy trình sẽ được kiểm tra thường xuyên. Năng lực hoạt động và kết quả hoạt động tại các đơn vị cho vay sẽ được đánh giá thường xuyên. Các cán bộ tín dụng phụ trách phê duyệt phải thực thi các quy định về chất lượng cho vay của Chi nhánh ở mức cao nhất và phải chịu trách nhiệm đối với phân công công việc mà mình được giao. Phải thường xuyên theo dõi sau khi cho vay, phát hiện sớm những dấu hiệu khoản vay có thể bị xấu đi, từ đó đưa ra các phương án xử lý cho phù hợp với quy
định và với đặc thù của vấn đề liên quan đến khoản vay. Quản lý bằng phiếu giao việc và triển khai phiếu giao việc đến từng cán bộ, hàng tuần giám sát tiến độ thực hiện của từng người, gắn kết quả phiếu giao việc với tính toán chi trả lương, từ đó giúp cho người lãnh đạo quản lý cán bộ sâu sát hơn, cán bộ tín dụng chủ động hơn trong công việc và thực sự là động lực thúc đẩy hoạt động tín dụng an toàn và hiệu quả.
b, Quy trình cho vay
Quy trình cho vay tại Agribank Chi nhánh huyện Hạ Hòa Phú Thọ được thực hiện theo quy định NHNN và quy trình cho vay của Agribank. Theo đó, quy trình tổng quát cho vay đối với khách hàng như sau:
Sơ đồ 3.2: Quy trình cho vay tại Agribank Chi nhánh Hạ Hòa Phú Thọ
Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng tiếp nhận, thẩm định khoản vay trình lãnh đạo phê duyệt. Lãnh đạo phòng có thể thực hiện tái thẩm định nếu cần thiết rồi trình Giám đốc Chi nhánh. Giám đốc là người
KIỂM TRA TRONG CHO VAY
Hoàn thiện hồ sơ và ký kết hợp đồng (tín dụng, bảo đảm tiền vay)
Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ và giải ngân
KIỂM TRA GIÁM SÁT SAU KHI CHO VAY
Thu hồi nợ gốc, lãi, phí và xử lý các phát sinh
Thanh lý hợp đồng tín dụng và giải chấp tài sản đảm bảo
THẨM ĐỊNH TRƢỚC CHO VAY
Tiếp nhận, tư vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn
Thẩm định các điều kiện vay, dự án đầu tư, tài sản đảm bảo…
Xét duyệt cho vay theo phân quyền cấp tín dụng
quyết định cuối cùng việc cho khách hàng vay. Nếu người có thẩm quyền đồng ý cho vay, cán bộ tín dụng sẽ thực hiện các bước tiếp theo và theo dõi khoản vay cho đến khi thanh lý hợp đồng tín dụng và giải chấp tài sản đảm bảo. Đối với các khách hàng vay đáp ứng yêu cầu của Chi nhánh nhưng vượt quyền hạn mức cấp tín dụng theo quy định thì ngân hàng cấp dưới gửi văn bản đề nghị cấp trên xét duyệt khoản vay và cấp có hạn mức cấp tín dụng cao hơn và có thể thực hiện thẩm định nếu cần để ra quyết định cho khách hàng vay. Đơn vị cấp dưới sẽ thực hiện cho vay và thu nợ cho đến khi thanh lý hợp đồng tín dụng.
Quy trình xét duyệt
- Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, căn cứ kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng để tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định.
- Cán bộ kiểm soát hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, thẩm định lại (nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm cán bộ tín dụng, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định và trình Giám đốc Chi nhánh xem xét, quyết định.
- Giám đốc Chi nhánh căn cứ báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng, Phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay
- Hồ sơ khoản vay sau khi được ký duyệt cho vay, được chuyển đến bộ phận kế toán để thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán (chuyển cho đơn vị thụ hưởng) hoặc chuyển thủ quỹ để giải ngân cho khách hàng (hạn chế giải ngân bằng tiền mặt).
Kiểm tra, giám sát và xử lý vốn vay trước trong và sau khi cho vay
Ngân hàng nơi cho vay có trách nhiệm và có quyền kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng theo quy trình và hướng dẫn của Agribank, nhằm đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Kiểm tra trước khi cho vay: Là việc thẩm định, tái thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định. Những mặt cơ bản thuộc công tác thẩm định trong thời gian qua là tham mưu, trình Ban lãnh đạo Chi nhánh phê duyệt các khoản vay với mục tiêu không ngừng mở rộng quy mô đi đôi với nâng cao chất lượng cho vay, đảm bảo hoạt động cho vay tăng trưởng bền vững, an toàn và hiệu quả. Các khoản cho vay phải qua bộ phận thẩm định được tái thẩm định một cách độc lập, khách quan, nâng cao chất lượng khoản vay cũng như tính pháp lý, chặt chẽ của hồ sơ cho vay.
+ Thông qua công tác thẩm định đã chấn chỉnh tới từng Chi nhánh, từng cán bộ tín dụng thực hiện đúng quy trình thẩm định, nâng cao chất lượng thẩm định, hoàn chỉnh hồ sơ,... nhằm hạn chế rủi ro ngay từ khi cho vay.
+ Nâng cao trình độ về công tác thẩm định đối với cán bộ tín dụng (về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kinh tế thị trường,..)
+ Gắn trách nhiệm của cán bộ thẩm định và cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay, đảm bảo từng bước nâng cao chất lượng tín dụng.
- Kiểm tra trong khi cho vay: Là việc kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ khách hàng cung cấp, hồ sơ vay vốn, hồ sơ bảo đảm tiền vay và các yếu tố chứng từ, sự thống nhất giữa người vay và người nhận tiền ,...
- Kiểm tra sau khi cho vay: Đối với khoản vay có bảo đảm bằng tài sản, kiểm tra sau cho vay được tiến hành chậm nhất trong vòng 60 ngày kể từ khi giải ngân. Đối với khoản vay không có tài sản bảo đảm, kiểm tra trước khi đến hạn khoản vay ít nhất trước 30 ngày, 6 tháng 1 lần, cán bộ tín dụng phải định kỳ kiểm tra tài sản bảo đảm của khách hàng.
Sửa sai những tồn tại trong công tác thẩm định sau kết luận của các đoàn thanh tra kiểm tra, kiểm toán. Từng Chi nhánh đánh giá lại kết quả sau một năm thực hiện quản lý lao động theo hình thức phiếu giao việc, rút kinh nghiệm và tiếp tục triển khai thực hiện, kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện công việc từng thời điểm. Rà soát lại 100% khách hàng còn dư nợ, xác định chính xác loại tài sản thế chấp, giá trị tài sản thế chấp, hồ sơ thế chấp,... đối chiếu với quy định để đánh giá đúng số nợ cho vay không có tài sản thế chấp, từ đó có kế hoạch bổ sung tài sản thế chấp, bảo lãnh của bên thứ ba,... hạn chế thấp nhất cho vay không có tài sản đảm bảo.
Tăng cường quản lý hạn mức cấp tín dụng, giảm thẩm quyền cho vay, giảm thấp hạn mức cấp tín dụng đối với đơn vị có tỷ lệ nợ xấu cao, thường xuyên kiểm tra công tác chấp hành sử dụng hạn mức cấp tín dụng được giao, nâng cao trách nhiệm trong cho vay của người quyết định cấp tín dụng. Gắn trách nhiệm của cán bộ làm công tác kiểm tra, thẩm định, tái thẩm định khi nợ xấu phát sinh.
Chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với khách hàng
Ngân hàng nơi cho vay phải thu thập thông tin, thực hiện chấm điểm xếp hạng khách hàng theo quy định của Agribank.
Xử lý vốn vay
Giám đốc ngân hàng nơi cho vay căn cứ vào kết quả kiểm tra, kết quả chấm điểm xếp hạng khách hàng và tùy theo mức độ vi phạm của khách hàng quyết định xử lý như sau:
- Tạm ngừng cho vay trong các trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, cung cấp thông tin sai sự thật; khách hàng bị xếp hạng tín dụng loại C.
- Chấm dứt cho vay hoặc khởi kiện trước pháp luật trong các trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng đã cam kết nhưng không khắc
phục, sửa chữa; khách hàng ngừng sản xuất có thể dẫn đến phá sản; quá trình tổ chức lại sản xuất không xác định được người chịu trách nhiệm chính trước pháp luật về quan hệ vay vốn và trả nợ ngân hàng, khách hàng bị xếp hạng tín dụng loại D.