Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên (Trang 39 - 42)

5. Kết cấu luận văn

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Quyết Thắng là xã thuần nông của Thành phố Thái Nguyên có vị trí nằm ở khu vực trung tâm phía tây của Thành phố

- Phía Bắc: Giáp xã Phúc Hà, phường Quán Triều; - Phía Nam: giáp xã Thịnh Đức;

- Phía Đông giáp phường Thịnh Đán; - Phía Tây giáp xã Phúc Xuân.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu.

- Địa hình: - So với mặt bằng chung các xã thuộc thành phố Thái Nguyên, xã Quyết Thắng có địa hình tương đối bằng phẳng, dạng đồi bát úp, xen kẽ là các điểm dân cư và đồng ruộng, địa hình có xu hướng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Độ cao trung bình từ 5 - 6 m. Nhìn chung địa hình của xã khá thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại hình sản xuất nông nghiệp.

Khí hậu: - Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên cho thấy xã Quyết Thắng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa; Xuân - Ha - Thu - Đông, song chủ yếu là 2 mùa chính; Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 - 230C. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 - 50C. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 37oC, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 3oC.

- Nắng: Số giờ nắng cả năm là 1.588 giờ. Tháng 5 - 6 có số giờ nắng nhiều nhất (khoảng 170 - 180 giờ).

- Lượng mưa: Trung bình năm khoảng 2007 mm/năm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7 có số ngày mưa nhiều nhất.

- Độ ẩm không khí: Trung bình đạt khoảng 82%. Độ ẩm không khí nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7 (mùa mưa) lên đến 86,8%, thấp nhất vào tháng 3 (mùa khô) là 70%. Sự chênh lệch độ ẩm không khí giữa 2 mùa khoảng 10 - 17%.

- Gió, bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nóng là gió mùa Đông Nam và mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc. Do nằm xa biển nên xã Quyết Thắng nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão

3.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên * Tài nguyên đất :

- Quyết Thắng có tổng diện tích tự nhiên là 1.155,52 ha, cụ thể thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất qua các năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh (%) Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % 2013/ 2012 2014/ 2013 Tổng diện tích 1155,52 100 1155,52 100 1155,52 100 100 100 Nông nghiệp 798,32 69,09 796,25 68,91 792,32 68,57 99,74 99,50 Phi Nông nghiệp 341,58 29,56 345,48 29,90 350,47 30,33 101,14 101,14

Đất chưa sử dụng 15,62 1,35 13,79 1,19 12,73 1,10 88,28 92.31

(Nguồn: UBND xã Quyết Thắng)

Nhìn bảng trên ta thấy, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm xuống qua các năm giảm dần đêu qua các năm 2012 - 2013 - 2014. Trong khi đó diện tích đất phi nông nghiệp (nhà ở và các công trình khác) lại tăng lên. Đó là xu hướng phát triển đúng theo xu thế phát triển của xã trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

- Nhóm đất phù sa chiếm tỷ lệ ít, là nhóm đất ở địa hình bằng, được bồi đắp bởi sản phẩm phù sa của dòng chảy của các suối và do thời tiết. Đất phù sa không được bồi hàng năm trung tính ít chua, thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt trung

- Nhóm đất xám bạc màu: phát triển trên đất phù sa cổ có sản phẩm Feralitic trên nền cơ giới nặng, đây là đất bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị xói mòn, rửa trôi.

- Nhóm đất Feralitic: phân bố chủ yếu ở địa hình đồi núi, được phát triển trên phù sa cổ, dăm cuội kết và cát kết, loại đất này diện tích khá lớn thích hợp với cây công nghiệp lâu năm là cây Chè...

* Tài nguyên nước:

- Nguồn nước mặt: Nguồn nước chính cung cấp cho sản xuất nông nghiệp là kênh đào Núi Cốc và một số con suối, hệ thống mương tưới, tiêu và ao, hồ với trữ lượng khá trải đều trên địa bàn xã.

- Nguồn nước ngầm: Đã được đưa vào sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong xã. Mực nước ngầm xuất hiện sâu từ 23 - 25 m, được nhân dân trong xã khai thác và sử dụng.

* Các nguồn tài nguyên khác:

- Tài nguyên nhân văn: Là một xã có 7 dân tộc sinh sống gồm; Kinh, Tày, Nùng, Dao, Hmông, Sán Dìu, Hoa, trong đó có 83 hộ theo đạo Thiên chúa giáo, tuy nhiên tập trung chủ yếu là người kinh, từ nhiều miền quê hội tụ, do vậy phong tục tập quán rất đa dạng. Trình độ dân trí so với các xã của thành phố ở mức cao, giàu truyền thống cách mạng.

- Tuy nhiên xã vẫn chưa có các lợi thế nổi bật về tài nguyên nhân văn như: truyền thống khoa bảng, lễ hội nổi tiếng.

3.1.1.4. Nhân lực

- Tổng số hộ trên toàn xã tại thời điểm tháng 12/2014 là 2387 hộ

- Nhân khẩu: 9645 người; Mật độ 950 người/km2, Quy mô: 04 người/hộ - Lao động trong độ tuổi: 4000 người; trong đó nữ: 1820 người;

- Cơ cấu lao động:

+ Sản xuất nông nghiệp : chiếm 60%. + Công nghiệp - TTCN : chiếm 35%. + Dịch vụ : chiếm 5%.

- Xã có nguồn nhân lực lao động khá dồi dào song chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, số lao động phổ thông chưa qua đào tạo còn lớn. Lao động nông nghiệp tại xã Quyết Thắng vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Cần có định hướng phát triển các ngành kinh tế phi nông nghiệp, thu hút lao động lĩnh vực nông nghiệp chuyển đổi sang.

* Lực lượng cán bộ của xã Quyết Thắng

Bảng 3.2: Tình hình cán bộ tại UBND xã Quyết Thắng các năm

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh (%) Số lượng (người) % Số lượng (người) % Số lượng (người) % 2013/2012 2014/2013 Tổng số cán bộ 51 100 50 100 51 100 98,04 102,00 Đại học 7 13,73 12 24,00 18 35,29 171,43 150,00 Cao đẳng 13 25,49 18 36,00 17 33,33 138,46 94,44 Trung cấp 16 31,37 12 24,00 10 19,61 75,00 83,33 Phổ thông 15 29,41 8 16,00 6 11,76 53,33 75,00

(Nguồn: UBND xã Quyết Thắng)

Trình độ cán bộ tại xã Quyết Thắng qua các năm đã được nâng cao, tuy nhiên bên cạnh đó số lượng cán bộ được sử dụng đúng chuyên môn nghiệp vụ còn thấp, số lượng cán bộ chưa được chuyên môn hoá về nghiệp vụ còn cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)