Nhóm chỉ tiêu về chi ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên (Trang 37)

5. Kết cấu luận văn

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về chi ngân sách

Chi cân đối

+ Chi thường xuyên, bao gồm: Chi sự nghiệp kinh tế; chi sự nghiệp giáo dục-đào tạo, dạy nghề; chi sự nghiệp văn hóa, thông tin- Thể dục thể thao; chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình; chi sự nghiệp y tế; chi sự nghiệp khoa học công

nghệ; chi sự nghiệp môi trường; chi đảm bảo xã hội; chi quản lý hành chính, Đảng, Đoàn thể; chi khác ngân sách; dự phòng ngân sách.

+ Chi đầu tư phát triển, bao gồm: Chi đầu tư xây dựng cơ bản; chi xây dựng nông thôn mới.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ

TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUYẾT THẮNG GIAI ĐOẠN 2012 - 2014 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của xã Quyết Thắng

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Quyết Thắng là xã thuần nông của Thành phố Thái Nguyên có vị trí nằm ở khu vực trung tâm phía tây của Thành phố

- Phía Bắc: Giáp xã Phúc Hà, phường Quán Triều; - Phía Nam: giáp xã Thịnh Đức;

- Phía Đông giáp phường Thịnh Đán; - Phía Tây giáp xã Phúc Xuân.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu.

- Địa hình: - So với mặt bằng chung các xã thuộc thành phố Thái Nguyên, xã Quyết Thắng có địa hình tương đối bằng phẳng, dạng đồi bát úp, xen kẽ là các điểm dân cư và đồng ruộng, địa hình có xu hướng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Độ cao trung bình từ 5 - 6 m. Nhìn chung địa hình của xã khá thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại hình sản xuất nông nghiệp.

Khí hậu: - Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên cho thấy xã Quyết Thắng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa; Xuân - Ha - Thu - Đông, song chủ yếu là 2 mùa chính; Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 - 230C. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 - 50C. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 37oC, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 3oC.

- Nắng: Số giờ nắng cả năm là 1.588 giờ. Tháng 5 - 6 có số giờ nắng nhiều nhất (khoảng 170 - 180 giờ).

- Lượng mưa: Trung bình năm khoảng 2007 mm/năm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7 có số ngày mưa nhiều nhất.

- Độ ẩm không khí: Trung bình đạt khoảng 82%. Độ ẩm không khí nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7 (mùa mưa) lên đến 86,8%, thấp nhất vào tháng 3 (mùa khô) là 70%. Sự chênh lệch độ ẩm không khí giữa 2 mùa khoảng 10 - 17%.

- Gió, bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nóng là gió mùa Đông Nam và mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc. Do nằm xa biển nên xã Quyết Thắng nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão

3.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên * Tài nguyên đất :

- Quyết Thắng có tổng diện tích tự nhiên là 1.155,52 ha, cụ thể thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất qua các năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh (%) Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % 2013/ 2012 2014/ 2013 Tổng diện tích 1155,52 100 1155,52 100 1155,52 100 100 100 Nông nghiệp 798,32 69,09 796,25 68,91 792,32 68,57 99,74 99,50 Phi Nông nghiệp 341,58 29,56 345,48 29,90 350,47 30,33 101,14 101,14

Đất chưa sử dụng 15,62 1,35 13,79 1,19 12,73 1,10 88,28 92.31

(Nguồn: UBND xã Quyết Thắng)

Nhìn bảng trên ta thấy, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm xuống qua các năm giảm dần đêu qua các năm 2012 - 2013 - 2014. Trong khi đó diện tích đất phi nông nghiệp (nhà ở và các công trình khác) lại tăng lên. Đó là xu hướng phát triển đúng theo xu thế phát triển của xã trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

- Nhóm đất phù sa chiếm tỷ lệ ít, là nhóm đất ở địa hình bằng, được bồi đắp bởi sản phẩm phù sa của dòng chảy của các suối và do thời tiết. Đất phù sa không được bồi hàng năm trung tính ít chua, thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt trung

- Nhóm đất xám bạc màu: phát triển trên đất phù sa cổ có sản phẩm Feralitic trên nền cơ giới nặng, đây là đất bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị xói mòn, rửa trôi.

- Nhóm đất Feralitic: phân bố chủ yếu ở địa hình đồi núi, được phát triển trên phù sa cổ, dăm cuội kết và cát kết, loại đất này diện tích khá lớn thích hợp với cây công nghiệp lâu năm là cây Chè...

* Tài nguyên nước:

- Nguồn nước mặt: Nguồn nước chính cung cấp cho sản xuất nông nghiệp là kênh đào Núi Cốc và một số con suối, hệ thống mương tưới, tiêu và ao, hồ với trữ lượng khá trải đều trên địa bàn xã.

- Nguồn nước ngầm: Đã được đưa vào sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong xã. Mực nước ngầm xuất hiện sâu từ 23 - 25 m, được nhân dân trong xã khai thác và sử dụng.

* Các nguồn tài nguyên khác:

- Tài nguyên nhân văn: Là một xã có 7 dân tộc sinh sống gồm; Kinh, Tày, Nùng, Dao, Hmông, Sán Dìu, Hoa, trong đó có 83 hộ theo đạo Thiên chúa giáo, tuy nhiên tập trung chủ yếu là người kinh, từ nhiều miền quê hội tụ, do vậy phong tục tập quán rất đa dạng. Trình độ dân trí so với các xã của thành phố ở mức cao, giàu truyền thống cách mạng.

- Tuy nhiên xã vẫn chưa có các lợi thế nổi bật về tài nguyên nhân văn như: truyền thống khoa bảng, lễ hội nổi tiếng.

3.1.1.4. Nhân lực

- Tổng số hộ trên toàn xã tại thời điểm tháng 12/2014 là 2387 hộ

- Nhân khẩu: 9645 người; Mật độ 950 người/km2, Quy mô: 04 người/hộ - Lao động trong độ tuổi: 4000 người; trong đó nữ: 1820 người;

- Cơ cấu lao động:

+ Sản xuất nông nghiệp : chiếm 60%. + Công nghiệp - TTCN : chiếm 35%. + Dịch vụ : chiếm 5%.

- Xã có nguồn nhân lực lao động khá dồi dào song chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, số lao động phổ thông chưa qua đào tạo còn lớn. Lao động nông nghiệp tại xã Quyết Thắng vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Cần có định hướng phát triển các ngành kinh tế phi nông nghiệp, thu hút lao động lĩnh vực nông nghiệp chuyển đổi sang.

* Lực lượng cán bộ của xã Quyết Thắng

Bảng 3.2: Tình hình cán bộ tại UBND xã Quyết Thắng các năm

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh (%) Số lượng (người) % Số lượng (người) % Số lượng (người) % 2013/2012 2014/2013 Tổng số cán bộ 51 100 50 100 51 100 98,04 102,00 Đại học 7 13,73 12 24,00 18 35,29 171,43 150,00 Cao đẳng 13 25,49 18 36,00 17 33,33 138,46 94,44 Trung cấp 16 31,37 12 24,00 10 19,61 75,00 83,33 Phổ thông 15 29,41 8 16,00 6 11,76 53,33 75,00

(Nguồn: UBND xã Quyết Thắng)

Trình độ cán bộ tại xã Quyết Thắng qua các năm đã được nâng cao, tuy nhiên bên cạnh đó số lượng cán bộ được sử dụng đúng chuyên môn nghiệp vụ còn thấp, số lượng cán bộ chưa được chuyên môn hoá về nghiệp vụ còn cao.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, xã có nhiều tiến triển đáng kể trên lĩnh vực nông nghiệp và TTCN. Tỷ trọng cơ cấu kinh tế: tổng thu nhập ước đạt 130,2 tỷ đồng.

- Theo đánh giá chung, sản xuất nông nghiệp hàng năm vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tăng trưởng kinh tế, trong đó được chia thành các khu vực kinh tế nông nghiệp là trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp:

Năm 2014, Sản lượng lương thực có hạt đạt 2.116,14 tấn. Trong đó, sản lượng lúa: 1.915,6 tấn; Sản lượng ngô: 200,54. Diện tích cây lạc 25,59ha, sản lượng 46,06 tấn, diện tích khoai sắn 25,58 ha, sản lượng 232,6tấn Diện tích rau các loại 48,82ha, sản lượng 6764,4tấn; Cây chè: diện tích 107,7ha, sản lượng 1.385tấn, diện tích trồng lại là 9,2ha.

Năm 2014, UBND xã Quyết Thắng phối hợp với cơ quan chuyên môn của tỉnh và thành phố tổ chức 8 lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho 400 lượt người tham gia về các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi thú y, chăm sóc và chế biến chè.Phối hợp cùng trạm khuyến nông Thành phố triển khai mô hình trồng cam đường canh với quy mô 0,5ha cho 12 hộ dân và mô hình thâm canh lúa theo hiệu ứng ánh sáng kết hợp bón phân nén dúi sâu cho 4 hộ dân xóm Gò Móc với quy mô 0,6 ha tại xóm Gò Móc. Chính sách khuyến nông: Phối hợp với Phòng Kinh tế thành phố hỗ trợ giá giống lúa lai, ngô lai, lúa thuần chất lượng vụ xuân, vụ mùa năm 2014 với tổng số tiền 45 triệu đồng, hỗ trợ giá giống ngô lai vụ đông 15,8 triệu đồng; cấp phát 117.756 cây chè giống cho 69 hộ dân (5,4 ha, mua bình phun thuốc khử trùng tiêu độc chuồng trại, tổng số tiền hỗ trợ là 15,65 triệu đồng.

Trong năm 2014, Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định. Đàn trâu 363 con, đàn bò 13 con, đàn lợn 3.810 con, đàn gà 41.838 con. Công tác tiêm phòng được triển khai thực hiện đúng kế hoạch đảm bảo số lượng chất lượng.

UBND xã đã chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, quản lý chặt chẽ khâu lưu thông, chế biến, kinh doanh lâm sản. Tổng khối lượng gỗ được khai thác trong năm 2014 là 160.49m3 gỗ, 7.782ste củi.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng TMDV - CN - TTCN là mục tiêu chủ yếu của xã. Năm 2014 Làng nghề sinh vật cảnh tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Doanh thu năm 2014 ước đạt trên 13 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt trên 140 triệu động/hộ/năm.

- Năm 2014, tổng số hộ nghèo toàn xã là 36 hộ, chiếm 1,48%, tổng số hộ cận nghèo là 24 hộ, chiếm 0,99%.

Trong năm 2014, được sự quan tâm của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh và thành phố Thái Nguyên. Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã đã tập trung chỉ đạo rà soát và hoàn thiện những tiêu chí chưa đạt, tiếp tục duy trì các tiêu chí đã đạt, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt công tác xã hội hóa phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn. Trong năm đã huy động nhân dân đóng góp trên 900 triệu đồng đầu tư, làm mới 2,8km đường bê tông; 1,2 tỷ đồng làm mới 02 nhà văn hóa, sửa chữa 03 nhà văn hóa xóm; trên 600 triệu đồng xây dựng Trung tâm văn hóa xã; Nhà máy Z115 hỗ trợ 200 bộ bàn ghế cho hội trường UBND, trị giá

trên 200 triệu đồng, hỗ trợ đối ứng làm hơn 240m đường bê tông, trị giá gần 90 triệu đồng; UBND tổ chức huy động trên 1.200 ngày công vệ sinh đường làng ngõ xóm. Tổng số tiền nhân dân đóng góp gần 3 tỷ đồng. Qua tự rà soát tại địa phương, đồng thời Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh, thành phố đã đánh giá tính đến 30/9/2014, xã đã đat 19/19 tiêu chí nông thôn mới.

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 31,8 triệu đồng/năm.

- Cùng với sự phát triển kinh tế,lĩnh vực văn hóa xã hội cũng được chú trọng đầu tư phát triển, đặc biệt là giáo dục đào tạo luôn được quan tâm, tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng ở các trường, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp đều đạt cao.

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm trên địa bàn xã Quyết Thắng trong 3 năm: 2012, 2013, 2014 đạt 100 %. Tỷ lệ thanh, thiếu niên từ 15 đến hết 18 tuổi có Bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở năm 2014 là 435/440 đạt 98,86%.

Kết quả bình xét năm 2014, 9/10 xóm đạt danh hiệu xóm văn hóa; 2.107 hộ (89,9%) đạt danh hiệu gia đình văn hóa năm 2014; 1.659 hộ (78,73%) đạt danh hiệu gia đình văn hóa 3 năm liên tục; 82 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa 3 năm tiêu biểu xuất sắc.

3.2.Khái quát về công tác thực hiện thu, chi ngân sách xã

Ngân sách xã Quyết Thắng biến động tương đối ít trong thời kỳ nghiên cứu, được thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3: Tình hình thực hiện thu, chi ngân sách xã

Đơn vị tính : triệu đồng

Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng thu ngân sách 4.087 4.809 5.530

Các khoản thu xã hưởng 100% 1.330 1.497 1.267

Các khoản phân chia tỷ lệ % 1.286 1.243 2.007

Các khoản thu bổ sung 1.470 2.069 2.255

Tổng chi ngân sách 4.026 4.481 5.192

Chi đầu tư phát triển 1.164 1.218 1.212

Chi thường xuyên 2.862 3.263 3.980

Dân số của xã (người) 9.453 9.545 9.645

Chi ngân sách/người 0,43 0,47 0,54

Số liệu thể hiện bảng này cho thầy tổng thu, chi ngân sách xã cao nhất năm 2014, đạt trên 5 tỷ đồng, thấp nhất là năm 2012. Nguyên nhân này kéo theo chi ngân sách bình quân cho một người dân cũng biến động mặc dù không nhiều. Tỷ lệ chi ngân sách/người cao nhất là 0,54 triệu đồng năm 2014, tăng bình quân 0,05 triệu đồng qua 2 năm 2013 và 2012. Tuy nhiên thực tế cho thấy tỷ lệ này chỉ ở mức trung bình, điều này minh chứng cho việc có thể một lượng tương đối ít hàng hóa và dịch vụ công được cung cấp trên địa bàn xã qua các năm.

Đối với các khoản thu, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên tăng lên liên tục, từ 1.470 triệu đồng năm 2012 lên 2.255 triệu đồng năm 2014. Nguyên nhân của việc tăng lên này là do Nhà nước thay đổi mức lương tối thiểu và chi tiêu cho các chương trình mục tiêu quốc gia. Đối với các khoản thu xã hưởng 100% đều có xu hướng tăng lên từ năm 2012 đến năm 2013, nhưng đến 2014 lại có sự sụt giảm lớn. Khoản thu phân chia theo tỷ lệ biến động không theo một xu hướng tăng hay giảm nhất định, năm 2013 xã có khoản thu phân chia theo tỷ lệ là thấp nhất trong 3 năm.

Về khía cạnh chi, chi đầu tư phát triển cũng không có sự biến động lớn quyết toán chi lớn nhất là 1218 triệu năm 2013 thấp nhất là 1.164 triệu năm 2012. Chi thường xuyên tăng dần từ 2.862 triệu đồng năm 2012 lên 3.263 triệu đồng năm 2013 và tới năm 2014 là 3.980 triệu đồng.

Biểu đồ cho thấy rõ hoạt động thu, chi ngân sách xã từ năm 2012, năm 2013, năm 2014 đều thực hiện đúng nguyên tắc thu đủ chi, chi không vượt thu và hoạt động thu, chi này qua các năm đều có xu hướng tăng đều qua các năm.

3.3. Thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa bàn xã Quyết Thắng giai đoạn 2012 - 2014 2012 - 2014

Thực hiện chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, của UBND tỉnh, UBND Thành phố, công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn đã được triển khai thực hiện theo luật NSNN sửa đổi từ 01/01/2004. Việc hình thành ngân sách cấp xã thuộc hệ thống NSNN theo luật để đảm bảo thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong phạm vi chế độ phân cấp là hoàn toàn cần thiết, NSX đã được đưa vào quản lý thống nhất.

Thực hiện luật NSNN sửa đổi năm 2002, cơ chế phân cấp quản lý điều hành ngân sách rõ ràng với xu hướng tăng quyền chủ động cho địa phương, thích ứng linh hoạt với những biến đổi của kinh tế xã hội, phát triển không ngừng như hiện nay. Nguyên tắc đảm bảo đúng luật nhưng năng động sáng tạo quyền tự chủ của cấp cơ sở được quán triệt thực hiện, tạo điều kiện cho công tác quản lý NSX trên địa bàn. Với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền, công tác thực hiện luật NSNN nói chung và NSX trên địa bàn huyện nói riêng đã và đang được hoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)