Nhân tố ảnh hưởng đến quảnlý ngân sách xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên (Trang 31 - 32)

5. Kết cấu luận văn

1.3.4. Nhân tố ảnh hưởng đến quảnlý ngân sách xã

1.3.4.1. Nhận thức của chính quyền địa phương

Lãnh đạo của địa phương phải nắm vững các yêu cầu và nguyên tắc quản lý ngân sách và hiểu rõ nguồn gốc của ngân sách xã và phải được quản lý đầy đủ và toàn diện ở tất cả các khâu: Lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách và thanh tra kiểm tra ngân sách. Khi có nhận thức đúng đắn về quản lý ngân sách thì sẽ có những định hướng cụ thể để hoàn thiện công tác quản lý ngân sách.

1.3.4.2. Chế độ, chính sách của Nhà nước

Chính sách là một trong các công cụ chủ yếu mà Nhà nước sử dụng để quản lý nền kinh tế quốc dân. Dưới dạng chung nhất, mỗi chính sách cụ thể là một tập hợp các giải pháp nhất định để thực hiện các mục tiêu bộ phận trong quá trình đạt tới các mục tiêu chung của sự phát triển kinh tế - xã hội.

Chính sách tạo ra những kích thích đủ lớn cần thiết để biến đường lối chiến lược của Đảng thành hiện thực, góp phần thống nhất tư tưởng và hành động của mọi người trong xã hội. Trong hệ thống các công cụ quản lý, các chính sách là một bộ phận năng động nhất, có độ nhạy cảm cao trước những biến động trong đời sống KT - XH của đất nước nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc mà xã hội đặt ra.

Như vậy, một hệ thống các chính sách kinh tế đồng bộ phù hợp với nhau cầu phát triển của đất nước trong từng thời kỳ lịch sử nhất định sẽ là một bảo đảm vững chắc cho sự vận hành của một cơ chế thị trường năng động, hiệu quả.

1.3.4.3. Tổ chức bộ máy quản lý và trình độ cán bộ quản lý

Trình độ quản lý của con người là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công, chất lượng của công tác quản lý ngân sách. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế có ảnh hưởng không nhỏ tới sự thành công của công tác quản lý ngân sách. Chất lượng cán bộ quản lý kinh tế được thể hiện qua hai chỉ tiêu chủ yếu sau:

Chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý được thể hiện qua trình độ và năng lực chuyên môn được đánh giá chủ yếu qua các chỉ tiêu về bậc học, học vị của họ, ngạch, bậc công chức và họ được đào tạo dưới hình thức nào...Ngoài ra còn có thể được đánh giá thông qua các chỉ tiêu khác như thâm niên công tác, vị trí công tác mà người đó đã từng nắm giữ, khả năng thành thạo công việc, cách giao việc và sử dụng nhân viên trong quá trình thực hiện quản lý...

Để có một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi nếu chỉ tập trung vào việc nâng cao trình độ chuyên môn thì chưa đủ, bởi lẽ một cán bộ quản lý tốt ngoài có trình độ chuyên môn giỏi thì cúng cần phải có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt. Như vậy phẩm chất đạo đức chính trị là rất quan trọng đối với mỗi cán bộ quản lý ngân sách. Phẩm chất đạo đức của người cán bộ quản lý bao gồm cả đạo đức cá nhân như dũng cảm, cẩn thận, quả quyết sửa lỗi của mình...; cả những phẩm chất cần có trong quan hệ với mọi người, với công việc, họ không chỉ làm cho mình trong sạch, tiến bộ mà họ còn biết cách làm cho mọi người xung quanh cúng trong sạch và tiến bộ.

Cùng với đó, đội ngũ cán bộ công chức nói chung và cán bộ quản lý ngân sách nói riêng coàn cần phảo có đạo đức chính trị cách mạng, đặc biệt là trong tình hình thế giới luôn luôn biến động hiện nay. Họ phải luôn là những người trung thành với sự nghiệp cách mạng của đất nước; biết đặt lợi ích của đất nước, của tập thể lên trên lợi ích của bản thân; luôn có ý thức tôn trọng pháp luật, làm một tấm gương sáng cho mọi người xung quanh mà đặc biệt là với quần chúng nhân dân; và họ có ý thức không ngừng học tập vươn lên để tự hoàn thiện mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên (Trang 31 - 32)