Quảnlý quy trình ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên (Trang 26 - 30)

5. Kết cấu luận văn

1.3.2. Quảnlý quy trình ngân sách

1.3.2.1. Lập dự toán ngân sách

Lập dự toán ngân sách xã là một khâu quan trọng trong công tác quản lý, điều hành ngân sách xã; là quá trình phân tích đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính của ngân sách xã để từ đó xác lập các chỉ tiêu thu - chi dự kiến có thể đạt được trong kỳ kế hoạch, xác lập các biện pháp chủ yếu về kinh tế tài chính và hành chính để đảm bảo thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu và giao chi. Lập dự toán ngân sách xã là khâu mở đầu cho một chu trình ngân sách làm cơ sở, nền tảng của các khâu tiếp theo, đặc biệt là khâu chấp hành ngân sách cho nên khi lập dự toán phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Lập dự toán phải bám sát kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương.

+ Phải tính toán đầy đủ và chính xác các khoản thu theo đúng chế độ quy định. + Bố trí hợp lý các nhu cầu chi tiêu đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã , đồng thời góp phần xây dựng nông thôn phát triển.

+ Dự toán phải lập theo đúng mục lục ngân sách và biểu mẫu quy định của cơ quan Tài chính.

* Căn cứ lập dự toán

+ Các nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh - quốc phòng của địa phương.

+ Các chính sách, chế độ thu ngân sách Nhà nước, cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phân chia nguồn thu do HĐND cấp tỉnh quy định.

+ Chế độ, tiêu chuẩn định mức chi ngân sách do Chính phủ, Bộ tài chính và HĐND cấp tỉnh quy định.

+ Số kiểm tra về dự toán ngân sách xã do UBND cấp huyện thông báo. + Tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm hiện hành và các năm trước.

Sơ đồ 1.1: Quy trình lập dự toán

Hướng dẫn xây dựng dự toán như sau:

Bước (1): UBND huyện hướng dẫn và giao số kiểm tra dự toán ngân sách cho các xã.

Bước (2): UBND xã tổ chức hội nghị triển khai xây dựng dự toán NSX và giao số kiểm tra cho các ban ngành, đoàn thể lập và tổng hợp dự toán ngân sách xã.

Bước (3): Các ban ngành, đoàn thể, kế toán xã lập dự toán ngân sách xã. Bước (4): UBND xã làm việc với các ban ngành, đoàn thể về dự toán ngân sách; kế toán tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán NSX.

Bước (5): UBND xã trình Thường trực HĐND xã xem xét cho ý kiến về dự toán NSX.

Bước (6): Căn cứ vào ý kiến của Thường trực HĐND xã, UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán ngân sách và gửi Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện.

Bước (7): Phòng Tài chính huyện tổ chức làm việc về dự toán ngân sách với các xã đối với năm đầu của thời kỳ ổn định hoặc khi UBND xã có yêu cầu ở những năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách; tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán ngân sách huyện báo cáo UBND huyện. Phân bổ và quyết định dự toán ngân sách xã.

UBND Xã UBND huyện Các ban ngành đoàn thể thuộc xã HĐND Xã 1 8 6 7 3 4 2 1 0 5 9

Bước (8): UBND huyện giao dự toán ngân sách chính thức cho các xã. Bước (9): UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán ngân sách xã gửi đại biểu HĐND xã trước phiên họp của HĐND xã về dự toán ngân sách; HĐND xã thảo luận và quyết định dự toán ngân sách.

Bước (10): UBND xã giao dự toán cho ban, ngành, đoàn thể, đồng gửi phòng Tài chính- Kế hoạch huyện, Kho bạc nhà nước huyện; thực hiện công khai dự toán ngân sách xã trước ngày 31/12

1.3.2.2. Quản lý chấp hành dự toán ngân sách

Chấp hành dự toán ngân sách xã là khâu tiếp theo của một chu trình ngân sách, là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm thực hiện các chỉ tiêu thu, chi ghi trong dự toán ngân sách được duyệt. Để quản lý khâu chấp hành dự toán ngân sách cần tiến hành quản lý tốt các nội dung sau:

a. Quản lý quá trình thu

+ Ban tài chính xã có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thuế giám sát, kiểm tra các nguồn thu đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời nộp vào ngân sách Nhà nước. Trường hợp cần thiết có thể thu cho một năm nhưng chỉ trong nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân.

+ Khuyến khích các đối tượng thu nộp ngân sách trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước, trường hợp đối tượng phải nộp ngân sách không có điều kiện nộp tiền trực tiếp vào ngân sách tại Kho bạc Nhà nước thì các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của cơ quan nào cơ quan đó thu sau đó viết giấy nộp tiền mang tới Kho bạc Nhà nước để nộp vào ngân sách.

+ Nghiêm cấm thu không biên lai, thu để ngoài sổ sách.

+ Trường hợp phải hoàn trả thu ngân sách xã, Kho bạc Nhà nước xác nhận rõ số tiền đã thu vào ngân sách xã để ban tài chính xã làm căn cứ thoái thu cho đối tượng được hoàn trả.

+ Chứng từ thu phải được luân chuyển theo đúng quy định.

+ Đối với số thu bổ sung của ngân sách xã, phòng Tài chính huyện căn cứ vào dự toán bổ sung đã giao cho từng xã, dự toán thu chi từng quý và khả năng cân đối ngân sách huyện thông báo và cấp bổ sung ngân sách hàng quý cho xã chủ động điều hành ngân sách.

b. Quản lý quá trình chi:

- Nguyên tắc chi:

+ Việc thực hiện chi phải đảm bảo điều kiện: Đã được ghi trong dự toán, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức qui định, được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã hoặc người được uỷ quyền chuẩn chi.

+ Cấp phát ngân sách xã chỉ dùng hình thức lệnh chi tiền. Trường hợp thanh toán bằng tiền mặt phải kèm theo giấy đề nghị rút tiền mặt, Kho bạc Nhà nước kiểm tra, đủ điều kiện thì thực hiện thanh toán.

+ Trong trường hợp thật cần thiết như tạm ứng công tác phí, ứng tiền trước cho khách hàng, cho nhà thầu theo hợp đồng, chuẩn bị hội nghị, tiếp khách, mua sắm nhỏ... được tạm ứng ngân sách để chi; khi có đủ chứng từ hợp lệ ban tài chính xã phải lập bảng kê chứng từ chi và giấy đề nghị thanh toán tạm ứng gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch làm thủ tục chuyển tạm ứng sang thực chi ngân sách.

+ Các khoản thanh toán từ ngân sách qua Kho bạc Nhà nước cho các đối tượng có tài khoản giao dịch ở Kho bạc Nhà nước hoặc ở Ngân hàng phải được thực hiện bằng hình thức chuyển khoản.

+ Đối với các khoản chi từ các nguồn thu được giữ lại tại xã, Ban tài chính xã phối hợp với Kho bạc Nhà nước định kỳ kiểm tra, làm thủ tục ghi thu - ghi chi để quản lý qua ngân sách xã.

- Đối với chi thường xuyên:

+ Ưu tiên trả lương, các khoản phụ cấp cho cán bộ xã, không để nợ lương và các khoản phụ cấp.

+ Các khoản chi thường xuyên phải căn cứ vào dự toán năm, tình hình tổ chức thực hiện công việc, khả năng của ngân sách xã tại thời điểm để thực hiện chi cho phù hợp.

- Đối với chi đầu tư phát triển:

+ Việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách xã thực hiện theo quy định của Nhà nước và phân cấp của tỉnh.

+ Đối với dự án đầu tư bằng nguồn đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân, phải mở sổ theo dõi và phản ánh đầy đủ, kịp thời quá trình thu nộp và sử dụng mọi khoản đóng góp bằng tiền, ngày công lao động, hiện vật của nhân dân.

Quá trình thi công, nghiệm thu và thanh toán phải có sự giám sát của ban giám sát dự án do nhân dân cử ra. Kết quả đầu tư và quyết toán dự án phải được thông báo công khai cho nhân dân biết.

1.3.2.3. Quản lý quyết toán Ngân sách

Quyết toán ngân sách xã là khâu cuối cùng của chu trình ngân sách. Đó là việc tổng kết lại quá trình thực hiện dự toán ngân sách năm, nhằm đánh giá lại toàn bộ kết quả hoạt động cảu một năm ngấn sách, từ đó rút ra ưu nhược điểm và bài học kinh nghiệm cho chu trình ngân sách tiếp theo. Do vậy, quản lý khâu quyết toán ngân sách cần làm những công việc sau:

- Ban Tài chính xã lập Báo cáo quyết toán thu - chi ngân sách hàng năm trình UBND xã xem xét để trình HĐND xã phê chuẩn, đồng thời gửi cho Phòng tài chính cấp huyện để tổng hợp. Thời hạn gửi báo cáo quyết toán năm cho Phòng Tài chính cấp huyện chậm nhất là ngày 15 tháng 02 năm sau.

- Quyết toán chi ngân sách xã không được lớn hơn quyết toán thu ngân sách xã, kết dư ngân sách xã là số chênh lệch lớn hơn giữa số thực thu và số thực chi ngân sách xã. Toàn bộ số kết dư được chuyển vào vượt thu ngân sách năm sau.

- Báo cáo quyết toán được phê duyệt lập thành 5 bản để gửi HĐND xã, UBND xã, phòng Tài chính huyện, lưu Ban tài chính xã và thông báo công khai nơi công cộng cho nhân dân trong xã biết.

- Phòng Tài chính huyện có trách nhiệm kiểm tra báo cáo quyết toán thu - chi ngân sách xã, trường hợp có sai sót phải báo cáo UBND huyện yêu cầu HĐND xã điều chỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)