Một số giải pháp tăng cường quản lí thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý thuế trong thương mại điện tử,khoá luận tốt nghiệp (Trang 63 - 75)

5. Kết cấu

3.2 Một số giải pháp tăng cường quản lí thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam

tại Việt Nam

Sự bùng nổ của thương mại điện tử chắc chắn mang đến cơ hội tăng thu ngân sách nhà nước, đi kèm theo cơ hội đó là nguy cơ của việc không thu được hay thất thu thuế nếu cơ chế quản lí không có những đổi mới, bổ sung kịp thời. Qua quá trình tìm hiểu và

nghiên cứu, người viết xin phép được đề xuất một số giải pháp nhất định nhằm đóng góp vào công cuộc nâng cao hiệu quả quản lí quản lí thuế đối với thương mại điện tử.

a) Nâng cao hiểu biết, nâng cao tinh thần tự giác của người dân về nghĩa vụ nộp thuế khi kinh doanh thương mại điện tử.

Trong thời gian qua, cơ quan quản lí thuế đã tiến hành rà soát và gửi thông báo đến những cá nhân có hoạt động kinh doanh online thông qua các tài khoản trên mạng xã hội yêu cầu kê khai hoàn tất nghĩa vụ thuế. Kết quả thu được sự phản hồi và có khoảng 50% chủ tài khoản chủ động đến cơ quan thuế đăng kí thuế và kê khai thuế. Như vậy có thể thấy rõ, các cá nhân nêu trên không phải là cố ý trốn tránh nghĩa vụ phải nộp thuế vào ngân sách mà phần lớn là do chưa có hiểu biết về nghĩa vụ phải nộp thuế từ doanh thu mà bản thân có được từ kinh doanh qua mạng. Chính vì vậy, cần thiết phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, củng cố kiến thức cho người kinh doanh về các sắc thuế cơ bản có liên quan đến hoạt động TMĐT như VAT, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp. Hoạt động tuyên truyền nên có sự phối hợp với các cơ quan báo chí, tuyên truyền đa phương tiện bằng những hình thức khác nhau, và sử dụng chính những trang mạng xã hội, các nền tảng thương mại điện tử có chạy quảng cáo để thực hiện công tác tuyên truyền.

b) Phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp trong nước, đối tác trong các hiệp định song phương về thuế để làm rõ cơ chế quản lí đối với thuế nhà thầu.

Vấn đề thuế nhà thầu đã được trình bày trong phần hạn chế chương 2 của khóa luận này, để tránh việc gây bất bình, mất công bằng và thiệt hại đối với doanh nghiệp trong nước. Thứ nhất, cơ quan thuế cần có sự hỗ trợ doanh nghiệp trong nước làm rõ nghĩa vụ thuế của các nhà thầu nước ngoài trước khi truy thu thuế, cụ thể cơ quan thuế nên gửi các công văn, văn bản nêu rõ nghĩa vụ thuế của các nhà thầu nước ngoài và yêu cầu phản hồi từ các đơn vị này, đồng thời làm rõ vấn đề việc doanh nghiệp trong nước sẽ khấu trừ khoản thuế nhà thầu phải nộp trước khi thanh toán tiền hoa hồng cho các nhà thầu nước ngoài.

Thứ hai cần phối hợp chặt chẽ với nước đối tác trong các hiệp định tránh đánh thuế hai lần, tránh trường hợp các hiệp định này bị nhà thầu nước ngoài lợi dụng, tạo lỗ hổng để tránh việc nộp thuế, gây thất thu ngân sách. Như trong trường hợp của Agoda

hay Booking.com, hai công ty này từ chối việc nộp thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định vì họ cho rằng họ có trụ sở chính ở Hà Lan nên được hưởng ưu đãi của hiệp định tránh đánh thuế hai lần, tuy nhiên trên thực tế đã có nhiều doanh nghiệp trong nước phản hồi cho rằng hai trụ sở của Agoda và Booking.com tại Hà Lan chỉ có tác dụng tổ chức các cuộc khảo sát thăm dò thị trường, thực hiện các hoạt động quảng cáo chứ không thực hiện việc chi trả hợp đồng hay bất kì hoạt động kinh doanh nào, như vậy có được hưởng ưu đãi từ hiệp định hay không?. Cần thiết phải làm rõ và kêu gọi sự hỗ trợ từ phái đối tác Hà Lan.

c) Xây dựng khung hình phạt, chế tài đủ sức răn đe đối với những trường hợp trốn thuế, kê khai thuế với mức doanh thu thấp hơn thực tế.

Như đã nêu trên, hiên có 50% tài khoản kinh doanh trên mạng xã hội tiến hành phản hồi, thực hiện nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế, tức là có 50% vẫn chưa có ý thức chủ động thực hiện nghĩa vụ thuế, hay có thể nói là cố tình phớt lờ. Đối với những trường hợp này cần xây dựng các quy định về hình phạt, chế tài xử lí có tính răn đe cao để tránh tái phạm, quy định về hình phạt phải được xây dựng thành văn bản chính thức, thông báo rộng rãi đến những người kinh doanh qua mạng.

Hiện nay chế tài xử lí của hành vi trốn thuế được áp dụng như sau:

“- Phạt tiền một lần tính trên số thuế trốn, gian lận thuế nếu vi phạm lận đầu (trừ hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế) hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên

- Phạt tiền 1,5 lần trên số thuế trốn, số thuế gian lận nếu vi phạm lần đầu có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần hai có 1 tình tiết giảm nhẹ.

- Phạt tiền 2 lần trên số thuế trốn, số thuế gian lận nếu vi phạm lần thứ hai mà không có tình tiết giảm nhẹ, hoặc lần thứ ba có một tình tiết giảm nhẹ.

- Phạt tiền 2,5 lần khi vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ.

- Phạt tiền 3 lần khi vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên hoặc vi phạm lần thứ ba có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm từ lần thứ tư trở đi”

Mức phạt hành chính nêu trên theo cá nhân người viết là chưa đủ sức răn đe, nên loại bỏ mức phạt 1 lần và 1,5 lần, nên xây dụng chế tài từ mức phạt 2 lần, hơn nữa nếu khoản thuế trốn hay gian lận trên 1 tỷ đồng có thể truy thu trách nhiệm hình sự.

d) Ket hợp với các cơ quản quản lí các trang mạng quản lí trong quản lí thuế.

Một trong những vướng mắc lớn trong quán lí thuế với TMĐT tính đến thời điểm hiện tại là việc cơ quan thuế thiếu thông tin và số liệu chính xác về các cá nhân kinh doanh trên các trang mạng xã hội. Vấn đề này bản thân cơ quản quản lí thuế không thể tự mình giải quyết một cách đơn độc mà cần kêu gọi sự trợ giúp từ các cơ quan có thẩm quyền quản lí các trang mạng điện tử đó chính là bộ thông tin và truyền thông, bộ thông tin và truyền thông có máy chủ quản lí thông tin của các trang mạng xã hội này, qua đó có được bộ cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ hơn, mặt khác bộ thông tin và truyền thông có những cán bộ có chuyên môn cao hơn trong lĩnh vực công nghệ thông tin, từ đó có thể hỗ trợ cán bộ thuế trong việc khai thác dữ liệu được hiệu quả hơn, dễ dàng hơn trong việc phát hiện những gian lận có thể xảy ra.

e) Phối hợp chặt chẽ với các định chế tài chính, ngân hàng trong công cuộc hạn chế thanh toán dùng tiền mặt.

Việc phương thức thanh toán nhận hàng - trả tiền mặt đang là lựa chọn số 1 của hầu hết người mua hàng qua mạng là lỗ hổng lớn nhất trong công tác quản lí thuế đối với hoạt động thương mại điện tử. Dường như là không thể cho cơ quan quản lí thuế để xác nhận giá trị thực của các giao dịch. Chính vì thế cần sự vào cuộc của các ngân hàng, định chế tài chính để khuyến khích người tiêu dùng, đa dạng hóa các hình thức ưu đãi, các ngân hàng có sự phối hợp với nhau trong hoạt động thanh toán liên ngân hàng, cổng thông tin thanh toán điện tử, nâng cao chất lượng phục vụ, đơn giản hóa thủ tục thanh toán nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn, bảo mật cho khách hàng, các định chế tài chính, ngân hàng nên được khuyến khích kết hợp với các công ty viễn thông, các cơ quan quản lí, các trang mạng xã hội kêu gọi người kinh doanh qua mạng sử dụng hình thức thanh toán bằng ví điện tử. Hơn nữa, cơ quan quản lí thuế cần phải tăng cường phối hợp với các ngân hàng nước ngoài trong công cuộc quản lí thương mại điện tử xuyên quốc gia.

f) Nâng cao trình độ của cán bộ quản lí thuế trong hoạt động thương mại điện tử.

Thương mại điện tử là một ngành giao dịch dựa trên công nghệ cao, đòi hỏi cán bộ ngành thuế phải có trình độ tương đối về tin học, công nghệ thông tin. Nên tổ chức các lớp học đào tạo với chuyên gia công nghệ cao để nâng cao kiến thức của cán bộ ngành thuế có thể tự mình xử lí những kĩ thuật đơn giản với mạng xã hội, bên cạnh đó do yêu cầu quản lí thương mại điện tử xuyên quốc gia, cán bộ ngành thuế còn cần phải có trình độ ngoại ngữ mà cụ thể ở đây là tiếng anh, hoặc một ngoại ngữ thứ hai phổ biến khác như tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn để có thể xử lí, phát hiện gian lận thương mại điện tử quốc tế. Từ đó đặt ra vấn đề cần chọn lọc ra những cán bộ có khả năng để nâng cao ngoại ngữ chuyên ngành thuế, đồng thời nâng cao nghiệp vụ phát hiện gian lận thuế trong thương mại điện tử.

g) Nghiên cứu, nhận diện và phân loại các nhóm người nộp thuế theo các hình thức thương mại điện tử khác nhau, từ đó dễ dàng phân biệt các loại hình thương mại điện tử để cấp giấy phép kinh doanh.

Việc nghiên cứu đặc điêm, thuộc tính điển hình của các loại hình thương mại điện tử là thực sự cẩn thiết, bởi muốn quản lí tốt cái gì, cần phải hiểu rõ cái đấy trước. Trước mắt cần tập trung nghiên cứu các loại hình thương mại điện tử điển hình đang phát triển mạnh và rủi ro cao như: Kinh doanh trò chơi trực tuyến; Cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến; Sàn giao dịch thương mại điện tử; Cung cấp sản phẩm số (nhạc, phim qua internet)...

Kết quả của việc nghiên cứu đặc điểm khác nhau của các loại hình thương mại điện tử còn có tác dụng rất lớn trong việc cấp giấy phép kinh doanh cho các mô hình thương mại điện tử, như đã đề cập đến trường hợp của xe ôm công nghệ Grab ở trên, cơ quan thuế lúng túng không biết nên dựa theo phân loại của hiệp hội taxi hay bộ giao thông vận tải, từ đó đặt ra yêu cầu cơ quan quản lí thuế nên tự mình nghiên cứu, định nghĩa các loại hình thương mại điện tử, sau đó thống nhất với các cơ quan có liên quan để đưa ra một danh sách thống nhất các thuộc tính chung của các loại hình thương mại điện tử điển hình, từ đó giải quyết triệt để khó khăn trong việc cấp giấy phép kinh doanh cho các loại hình thương mại điện tử.

Một là, rà soát lại các văn bản pháp luật thuế hiện hành để kịp thời có những hoàn

thiện, sửa đổi cho phù hợp với sự phát triển cũng như tình hình thực tế hoạt động của DN kinh doanh thương mại điện tử. Đồng thời, chú ý rà soát lại các thông tư liên tịch hiện hành về trao đổi thông tin với các bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về thương mại điện tử để phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý thuế.

Ngoài ra, các cơ quan ban ngành cần rà soát sửa đổi, bổ sung quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử, lĩnh vực thuế để tăng cường tính răn đe đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại điện tử cố tình trốn thuế, tránh thuế.

Hai là, cần nghiên cứu, nhận diện và phân nhóm người nộp thuế theo các loại hình

thương mại điện tử điển hình để tập trung nguồn lực quản lý.

Trước mắt nên chú trọng vào các loại hình thương mại điện tử đang phát triển mạnh và rủi ro cao như: Kinh doanh trò chơi trực tuyến; Cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến; Sàn giao dịch thương mại điện tử; Cung cấp sản phẩm số (nhạc, phim qua internet)... sau đó tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh, răn đe các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh này.

Ba là, nghiên cứu đề xuất với các cơ quan chức năng có phương án kết nối, trao

đổi thông tin điện tử với các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại, các công ty viễn thông, công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền dẫn, cung cấp hạ tầng mạng, các công ty bưu chính, chuyển phát, để trao đổi, thu thập, nắm bắt thông

tin của các đơn vị có hoạt động thương mại điện tử.

Bốn là, cơ quan thuế tăng cường phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong công

tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử.

Cụ thể, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước cung cấp bảng sao kê tài khoản của các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử mở tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, các tổ chức không phải là ngân hàng được NHNN cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; Phối hợp với các công ty chuyển phát, công ty bưu chính, viễn thông... có cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử cung cấp số lượng hàng hóa vận chuyển của tổ chức, cá nhân có hoạt động thương mại điện tử...

Năm là, nhằm trang bị kiến thức, nâng cao kỹ năng quản lý thuế đối với hoạt động

thương mại điện tử cho công chức thuế, Tổng cục Thuế cần tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, hội thảo trong và ngoài nước, đào tạo kiến thức về thương mại điện tử và kỹ năng tìm kiếm, truy lần dữ liệu...

Sáu là, tích cực tuyên truyền, hướng dẫn giúp cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh

thương mại điện tử nhận thức đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ thuế. Phối hợp với các cơ quan báo chí về việc thông tin đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại điện tử qua mạng có hành vi trốn thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng đảm bảo nâng cao tính hiệu quả, hiệu lực của cơ quan quản lý Nhà nước.

Bảy là, tăng cường phối hợp, hợp tác quốc tế trong quản lý thuế đối với hoạt động

thương mại điện tử với các nước không chỉ nhằm quản lý thuế tốt hơn đối với hoạt động thương mại điện tử, hạn chế tối đa tình trạng trốn thuế, góp phần lành mạnh hóa môi trường kinh doanh, tạo sự công bằng cho các DN làm ăn chân chính. Việc quản lý hoạt động thương mại điện tử rất cần phải có sự phối hợp với cơ quan thuế các nước trên thế giới.

Trước mắt, chủ động tham gia chương trình hành động hợp tác về hành chính, về quản lý, chống xói mòn nguồn thu và chống chuyển lợi nhuận ra các “thiên đường thuế”, đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử mà hiện nay Việt Nam đang cam kết tham gia. Ngoài ra, tích cực hợp tác với các DN chuyên về hoạt động thương mại điện tử như các

trang mạng: Amazon, Google, Facebook, Youtube... nhằm đề ra cơ chế kiểm soát hợp lý.

KẾT LUẬN

Trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, các hình thức hoạt động kinh doanh mới ra đời để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội là điều tất yếu. Thương mại điện tử ra đời là kết quả của thời đại kỹ thuật số và nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, chính loại hình thương mại mới này lại đặt ra nhiều vấn đề rằng liệu cơ chế quản lý thuế có bao quát và kiểm soát được đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh thương mại điện tử như thương mại truyền thông không. Bởi thương mại điện tử có đặc trưng riêng đáng chú ý là “tính phi biên giới” và “giao dịch qua mạng không gian ảo” nên việc các chủ thể tham gia kinh doanh

Một phần của tài liệu Quản lý thuế trong thương mại điện tử,khoá luận tốt nghiệp (Trang 63 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w