ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÍ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Quản lý thuế trong thương mại điện tử,khoá luận tốt nghiệp (Trang 58 - 61)

5. Kết cấu

3.1 ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÍ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

3.1 ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÍ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠITẠI VIỆT NAM TẠI VIỆT NAM

3.1.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

Thương mại điện tử đang là một trong những ngành kinh tế bùng nổ, giúp tăng trưởng 10% GDP toàn cầu trong hơn mười năm qua, tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nền kinh tế số dự đoán sẽ chiếm tới 60% GDP toàn khu vực. Việt Nam được xem là một trong những thị trường tiềm năng nhất khu vực Châu Á nói riêng và toàn thế giới nói chung cho thị trường thương mại điện tử với dân số trẻ, mật độ sử dụng điện thoại thông minh cao, tần suất truy cập Internet cao, theo dự đoán của Forbes Vietnam đến năm 2020 thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt giá trị 20 tỷ USD. Như vậy cần thiết phải có định hướng rõ ràng, chặt chẽ cho sự phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam, để thị trường TMĐT được phát triển công bằng, hiệu quả, góp phần cải thiện nền kinh tế của nước ta, từ đó cải thiện đời sống kinh tế - chính trị- xã hội- văn hóa.

Ý thưc được điều này chính phủ đã xây dựng “kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020” trong đó nêu rõ những định hướng chính phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, cụ thể như sau:

a) Xây dựng thị trường thương mại điện tử có cơ sở hạ tầng kĩ thuật, pháp lí vững chắc.

Từng bước hoàn thiện hành làng pháp lí tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực TMĐT, song song với việc xây dựng hệ thống mạng thông tin với khả năng dẫn truyền cao, củng cố an ninh mạng, an ninh thông tin cho thương mại điện tử phát triển theo định hướng an toàn, bảo mật.

Bước đầu xây dựng hệ thống thanh toán TMĐT trên phạm vi toàn nền kinh tế, theo hướng tích hợp các tiện ích, hình thức thanh toán, định hướng thanh toán qua hệ thống ngân hàng, ví điện tử đồng nhất cho các hình thái TMĐT khác nhau, cũng như các mô hình TMĐT khác nhau như: business to customer ( B2C- doanh nghiệp đến khách hàng), buisness to business (B2B- doanh nghiệp với doanh nghiệp), government to

citizen (G2C- chính phủ đến người dân), và government to business (G2C - chính phủ đến doanh nghiệp).

Hiện nay công đoạn nhận hàng, vận chuyển, giao hàng đến tay người tiêu dùng trên sàn giao dịch điện tử chủ yếu được cung cấp bởi bên thứ ba, cần hoàn thiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, thúc đẩy hỗ trợ mạng lưới giao nhận hàng ra khắp các tỉnh thành thay vì chỉ có ở những thành phố lớn như hiện nay, hướng tới hệ thống vận tải kết nối với khu vực qua nhiều con đường khác nhau trong đó chú trọng đường thủy và đường hàng không, kết nối với khu vực nhằm phát triển hơn nữa thương mại điện tử xuyên quốc gia.

b) Thương mại điện tử với quy mô ngày càng mở rộng.

Nâng tỷ trọng của thương mại điện tử trong tổng doanh thu của thị trường bán lẻ từ 3% của năm 2018 lên 5% trong năm 2020, chú trọng hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới, thương mại điện tử phải là nền tảng cho xuất nhập khấu phát triển, trong đó mục tiêu tăng xuất khẩu, mục tiêu giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp sẽ chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2020. Xác định thương mại điện tử sẽ là một trong những hình thức kinh tế mũi nhọn.

c) Thương mại điện tử trong doanh nghiệp

Hiện nay thị trường thương mại điện tử vẫn còn được thống trị bởi hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài, cần định hướng khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tiệm cận với tốc độ phát triển của thị trường thương mại điện tử, dự kiến đến năm 2020 hơn 50% doanh nghiệp trong nước có website thương mại điện tử chính thức, yêu cầu doanh nghiệp phải luôn chủ động cập nhật đầy đủ thông tin sản phẩm, giao diện phải thu hút người tiêu dùng, dễ sử dụng, dễ dàng thực hiện các bước đặt hàng, thanh toán... nếu cần thiết phải có tư vấn viên.

d) Thương mại điện tử sẽ trở thành một kênh bán hàng được nhiều người lựa chọn

Thúc đẩy khuyến khích các cá nhân, tổ chức kinh doanh thương mại theo hình thức truyền thống bổ sung thêm hình thức kinh doanh thương mại điện tử song song cùng với kinh doanh truyền thống, bằng cách tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử chính thống, điều này sẽ giúp mở rộng quy mô thương mại điện tử, đa dạng hóa mặt hàng

trên thị trường thương mại điện tử, tạo ra sự cạnh tranh công bằng giữa những người bán với nhau, khi có nhiều người bán hàng hơn thì mỗi cá nhân sẽ tự có ý thức nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng quảng cáo để xây dựng thương hiệu, hình ảnh và uy tín, bởi trên các nền tảng thương mại điện tử, sau mỗi giao dịch thành công người mua đều có quyền xếp hạng mức độ hài lòng của mình đối với sản phẩm nhận được, thái độ phục vụ của người bán và những người mua tiếp theo sẽ lấy đó làm ý kiến tham khảo để lựa chọn nhà cung cấp phù hợp với bản thân. Tất cả sẽ tạo nên một thị trường thương mại điện tử Việt Nam lành mạnh, chất lượng cao, cạnh tranh công bằng.

e) Thương mại điện tử trong quản lí nhà nước

Nghị định nêu rõ: “100% các dịch vụ công của các Bộ, ngành Trung ương được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3 vào năm 2016; 50% dịch vụ công liên quan tới xuất nhập khẩu được cung cấp trực tuyến mức độ 4 vào năm 2020; 30% dịch vụ công liên quan tới thương mại và hoạt động sản xuất kinh doanh được cung cấp trực tuyến mức độ 4 vào năm 2020; 100% các thông tin trong quá trình lựa chọn nhà thầu, thực hiện hợp đồng được đăng tải công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, 50% gói thầu mua sắm công được thực hiện trực tuyến trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; toàn bộ các thủ tục hành chính trên Cơ chế một cửa quốc gia được triển khai dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4; mở rộng Cơ chế một cửa quốc gia cho tất cả các Bộ, ngành, địa phương về phạm vi, đối tượng; kết nối đầy đủ Cơ chế một cửa Asean và sẵn sàng kết nối trao đổi thông tin với các đối tác thương mại ngoài Asean để tạo thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và tăng cường kiểm soát đối với hàng nhập khẩu.”

Có thể thấy rõ mục tiêu phát triển thương mại điện tử của chính phủ theo hướng toàn diện, lan rộng ra nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, biến nền kinh tế Việt Nam thành nền kinh tế số, ngày càng mở rộng quy mô của thị trường thương mại điện tử. Đồng thời định hướng tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước trên sân chơi thương mại điện tử, đa dạng kênh bán hàng cho doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh. Bản thân các bộ, ban ngành có trách nhiệm quản lí hoạt động thương mại điện tử cũng từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách, năng lực của cán bộ để đưa TMĐT Việt Nam phát triển đúng định hướng, trong đó thiết thực nhất là việc củng cố, mở rộng cổng thông tin quản lí hoạt động thương mại điện tử.

Định hướng phát triển thương mại điện tử sẽ phải diễn ra đồng bộ, nhịp nhàng, phối hợp chặt chẽ với các lĩnh vực thuộc ngành công thương, các ngành kinh tế khác, trong đó đặc biệt chú trọng xuất khẩu, phân phối và các ngành dịch vụ khác.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế trong thương mại điện tử,khoá luận tốt nghiệp (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w