Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý thuế trong thương mại điện tử,khoá luận tốt nghiệp (Trang 54 - 58)

5. Kết cấu

2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân

a) Thiếu chế tài quản lí hoạt động kinh doanh qua mạng của các cá nhân sử dụng tài khoản mạng xã hội cá nhân để kinh doanh.

Thực tế ngày càng có nhiều người lựa chọn hình thức bán hàng qua mạng để kiếm thêm nguồn thu nhập, thậm chí với nhiều cá nhân khoản thu từ kinh doanh online còn là nguồn thu nhập chính. Đã là thu nhập tất nhiên phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, tuy nhiên cơ quan thuế thực sự đang thiếu những quy định chặt chẽ áp dụng cho cá nhân kinh doanh online. Hoạt động kinh doanh qua mạng xã hội, phổ biến nhất là Facebook đang diễn ra theo hình thức tự phát, nhưng là tự phát trên diện rộng và gần như không chịu bất kì sự kiểm soát nào từ phía các cơ quan có thẩm quyền quản lí thuế. Các cá nhân kinh doanh này hầu như không đăng kí kinh doanh, từ đó dẫn tới tình trạng cơ quan quản lí thuế muốn truy thu thuế cũng không xác định được quy mô kinh doanh, tổng doanh thu phát sinh là bao nhiêu, ai mới chính xác là người nộp thuế. Các giao dịch chủ yếu vẫn theo hình thức trao đổi tiền mặt, khảo sát của Invoice cho thấy 90% người mua hàng qua mạng ưu tiên lựa chọn thanh toán bằng tiền mặt và không đòi hỏi người bán phải xuất hóa đơn. Nếu không thanh toán qua hệ thống ngân hàng, việc quản lí thuế đối với những cá nhân không đăng kí kinh doanh là rất khó khăn. Hơn nữa mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay được dùng để kinh doanh online là Facebook và Instagram, hai mạng

xã hội này đều không thuộc đối tượng mạng xã hội mà pháp luật Việt Nam có thể điều chỉnh, nguyên nhân là vì Facebool và Instargram không có bất kì hình thái đại diện thương mại nào tại Việt Nam, chính vì thế cơ quan quản lí chưa có đủ cơ sở pháp lí để yêu cầu Facebook cung cấp thông tin về số lượng người kinh doanh trên nền tảng này, cũng như thông tin về mặt hàng họ kinh doanh hay số lượng truy cập vào trang của họ. Một yếu tố nữa là Facebook không phải là một mạng xã hội có sự quản lí chặt chẽ đối với người dùng, một cá nhân trên thực tế có thể sở hữu nhiều tài khoản trên mạng xã hội này với những số điện thoại khác nhau và địa chỉ email khác nhau, chính vì thế người bán hàng có thể tạm dừng hoạt động kinh doanh ở trang này và tạo lập một tài khoản mới để tiếp tục hoạt động kinh doanh không chịu kiểm soát. Chính vì lỗ hổng quá lớn trong khâu quản lí, mà kể cả những cá nhân kinh doanh thương mại điện tử có hiểu biết nhận thức được nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước cũng sẽ không chủ động kê khai nộp thuế, bởi họ cho đấy là sự thiếu công bằng khi có người phải nộp thuế có người lại không phải nộp, và xét về mặt lợi ích, không ai lại muốn lợi ích của bản thân bị giảm xuống cả. Hiện tại công tác xử lí những vụ việc liên quan đến vi phạm không kê khai nộp thuế từ kinh doanh online vẫn còn rất manh mún, theo từng vụ việc và chưa có chiến lược lâu dài, cũng như chế tài xác đáng, đủ sức răn đe.

b) Khó khăn trong việc kiểm soát, xác định doanh thu bán hàng qua mạng do hình thức thanh toán bằng tiền mặt vẫn rất phổ biến.

Khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Q&Me trên 1050 người độ tuổi 18-39 sống tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội công bố trong báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2018 cho thấy tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán chủ yếu của người tiêu dùng khi mua hàng online, với 80% người được hỏi thừa nhận sẽ sử dụng phương thức thanh toán COD nhận hàng rồi mới trả tiền. Các hình thức thanh toán điện tử như chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng, ví điện tử, thẻ thanh toán chỉ chiếm trọng số rất nhỏ, lần lượt là 8%, 6%, và 5%. Nguyên nhân xuất phát từ việc, dù người tiêu dùng Việt Nam đang dần hình thành thói quen mua sắm qua mạng, và đang dần trở nên ưa chuộng hình thức này hơn mua bán truyền thống, nhưng hình thức mua sắm này cũng tiềm ẩn những rủi ro khá lớn về chất lượng hàng hóa, đã xảy ra nhiều trường hợp người mua hàng gặp rắc rối khi sản phẩm được quảng cáo bắt mắt, chất lượng tốt, khi nhận được hàng thì thất vọng vì chất lượng sản phẩm kém hay đặt mặt hàng này nhưng lại nhận được mặt hàng

khác, chính vì thế để giảm thiểu rủi ro, phiền phức cho bản thân mình người tiêu dùng thường lựa chọn thanh toán bằng tiền mặt để có cơ hội kiểm tra hàng. Thứ hai là nếu người mua thanh toán qua ngân hàng thường sẽ phải trả một khoản phí đi kèm, đặc biệt khi chuyển tiền liên ngân hàng, phí dịch vụ sẽ còn cao hơn, với những giao dịch có giá trị lớn khoản phí này là không đáng kể nhưng đối với những giao dịch có giá trị nhỏ, dưới 1 triệu đồng thì vô hình chung người tiêu dùng sẽ cân nhắc đến khoản phí này. Việc thanh toán không qua hệ thống ngân hàng là một rào cản rất lớn cho việc triển khai quản lí thuế từ thương mại điện tử, việc kiểm soát doanh thu dường như là không thể đối với các cơ quan quản lí, khi việc trao đổi giữa người mua và người bán là rất riêng tư, họ thường trao đổi nhắn tin cho nhau bằng các ứng dụng nhắn tin, tự thỏa thuận về mặt giá cả và phương thức thanh toán, hiện nay cơ quan quản lí thuế chỉ có thể kiểm soát được các giao dịch thành công trên các sàn giao dịch điện tử chính thống như Lazada, Shopee, Tiki...

c) Trì trệ trong việc cấp giấy phép kinh doanh một số loại hình kinh doanh thương mại điện tử mới.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các cá nhân tổ chức được phép kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm, tốc độ phát triển của thương mại điện tử là rất cao do đó xuất hiện nhiều ngành nghề kinh doanh mới mà hệ thống pháp luật chưa có những quy định cụ thể bắt kịp với thực tế như: tiền điện tử (bitcoin), tiền ảo, cung cấp dịch vụ kết nối vận tải bằng các phương tiện điện tử, cung cấp dịch vụ chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội website. Cơ quan quản lí thuế gặp khó khăn trong việc phân loại các loại hình kinh doanh TMĐT dựa trên danh mục ngành nghề kinh doanh hiện có, dẫn đến trì trệ trong việc cấp giấy phép kinh doanh và mã số thuế cho doanh nghiệp, doanh nghiệp thì vẫn hoạt động như bình thường. Việc không phân loại được loại hình kinh doanh thì tất yếu dẫn đến khó khắn trong việc xác định nghĩa vụ thuế. Lấy ví dụ với ứng dụng xe ôm thông minh Grab, phương thức hoạt động của nền tảng di động này là kết nối người lái xe với người có nhu cầu di chuyển, người sử dụng sẽ nhập dữ liệu vị trí hiện tại và điểm đến, thông tin sẽ được chuyển đến những lái xe có vị trí gần nhất với người dùng, phí dịch vụ lại được quy định bởi Grab, như vậy Grab thuộc hình thức nhà cung cấp vận tải hay môi giới? Đây là một câu hỏi khó cho cơ quan quản lí thuế vì Grab chứa những những đặc điểm của cả một nhà cung cấp và một nhà môi giới nhưng lại không hoàn toàn là một trong hai hình thức này. Chính vì thế rất khó khăn cho việc xác

định bản chất giao dịch của các ứng dụng vận tải thông minh như Grab, GoViet, Bee... hiện nay cơ quan quản lí thuế vẫn chưa có quyết định cuối cùng đây là loại hình kinh doanh gì. Hiệp hội taxi Việt Nam xếp các công ty như Grab, GoViet vào loại hình vận tải taxi công nghệ, còn Bộ Giao Thông Vận Tải thì phân loại vào loại hình kinh doanh vận tải theo hợp đồng, mà tùy loại hình thì sẽ có mức đánh thuế chênh lệch, chính vì vậy gây nhiều khó khăn cho cơ quan quản lí thuế.

d) Thất thu ngân sách từ các đơn vị kinh doanh tại nước ngoài không nộp thuế nhà thầu

Dù Bộ tài chính đã có yêu cầu về việc các trang môi giới đặt phòng khách sạn, dịch vụ nghỉ dưỡng như Agoda, Traveloka. phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhà thầu trên hoa hồng được hưởng. Nhưng trên thực tế việc thu thuế của các đơn vị kinh doanh tại nước ngoài là rất khó khăn. Thứ nhất vì đây là hoạt động thương mại điện tử quốc tế nên cơ sở pháp lí còn liên quan đến những hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã kí kết, các công ty có thể lợi dụng điểm này để tránh việc phải nộp thuế. Như Booking.com đã từ chối việc nộp thuế nhà thầu vì họ cho rằng họ được miễn thuế theo hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Hà Lan. Thứ hai các giao dịch này được thanh toán chủ yếu qua các cổng thông tin thanh toán quốc tế mà ít khi qua các cổng thông tin thanh toán nội địa nên việc kiểm soát là rất khó khăn với cơ quan thuế, có thể kể đến Google và Facebook hai nền tảng này thu được doanh thu khủng từ việc thu tiền quảng cáo tại Việt Nam nhưng nhà nước vẫn không thu được thuế, theo baomoi.com: “năm 2016, chỉ tính riêng tại ngân hàng Eximbank, đã có hơn 15.000 người mua dịch vụ của Google với gần 248.400 giao dịch, tổng số tiền thanh toán là 222,4 tỷ đồng. Với Facebook cũng có hơn 15.600 người với 175.400 giao dịch, tổng số tiền 450,4 tỷ đồng. Các cá nhân, tổ chức trong nước thanh toán cho 2 đơn vị này thông qua thẻ tín dụng quốc tế và không thực hiện khấu trừ thuế nhà thầu theo quy định.” Việc thanh toán quảng cáo thường được dựa vào số lần click (nhấn), truy cập cho nên cùng là một dịch vụ quảng cáo nhưng số tiền thanh toán là rất khác nhau, do đó cần phải có sự đối chiếu tài khoản ngân hàng của cả bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ, mà tài khoản của bên cung cấp lại ở nước ngoài, do đó khó có thể xác định giá trị thực của giao dịch.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÍ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT

Một phần của tài liệu Quản lý thuế trong thương mại điện tử,khoá luận tốt nghiệp (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w