Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Quản lý thuế trong thương mại điện tử,khoá luận tốt nghiệp (Trang 51 - 54)

5. Kết cấu

2.3.1 Kết quả đạt được

a) Cơ quan thuế chủ động tiếp tục các công tác hoàn thiện hành lang pháp lí về quản lí thuế thương mại điện tử.

Để hoàn thiện hơn nữa hành lang pháp lí về quản lí thuế, Bộ Tài Chính đã lên dự thảo sửa đổi Luật quản lí thuế, trong đó có những nội dung quan trọng liên quan đến việc quản lí thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, cụ thể như sau:

Bố sung những điều khoản liên quan đến trách nhiệm của các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức đơn vị liên quan đến hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của các tổ chức, cá nhân với cơ quan thuế. Trong báo cáo “Một số vấn đề lớn về Dự án Luật quản lí thuế (sửa đổi)” trình lên ủy ban thường vụ quốc hội của ủy ban tài chính-ngân sách nêu rõ đã bổ sung thêm: “nhiệm vụ trách nhiệm của Bộ Công thương liên quan đến hoạt động của lực lượng quản lý thị trường trong phối hợp với cơ quan quản lý thuế về hoạt động thương mại điện tử, nhượng quyền thương mại và các hoạt động liên quan; Theo đó, Ngân hàng Nhà nước thực hiện các giải pháp để phát triển thanh toán thương mại điện tử. Bộ Tài chính cũng sẽ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn các ngân hàng thương mại khi chuyển tiền thanh toán từ các tổ chức, cá nhân cho các trang mạng xã hội nước ngoài như Google, Facebook, YouTube... có trách nhiệm khấu trừ thay tổ chức nước ngoài số thuế nhà thầu phải nộp vào ngân sách nhà nước. Để có sự phối hợp đồng bộ với các bộ, ngành liên quan, dự thảo luật cũng quy định các bộ, ngành phối hợp với Bộ Tài chính trong việc quản lý đối với hoạt động thương mại điện tử theo chức năng nhiệm vụ được giao.”

Như vậy bằng việc bổ sung thêm nhiệm vụ, trách nhiệm của công tác quản lí thuế với các bộ ngành có liên quan, chính phủ đã thúc đẩy các bộ làm việc ở những cơ quan có liên quan phải trau dồi kiến thức của bản thân về thương mại điện tử, bởi để nâng cao hiệu quả quản lí thuế đối với hoạt động thương mại điện tử chỉ mỗi nỗ lực của cơ quan quản lí thuế là không đủ mà cần phải có sự hỗ trợ của các bộ ngành có liên quan, như bộ Công Thương. Việc bổ sung luật quản lí thuế đối với hoạt động TMĐT còn thể hiện sự chủ động của chính phủ trong việc nâng cao hiệu quả quản lí thuế TMĐT, thu hút nhà

đầu tư nước ngoài đầu tư vào TMĐT Việt Nam, mạnh dạn đầu tư vào các sàn thương mại điện tử khi thị trường công bằng hơn.

b) Bộ tài chính cùng với ngành thuế nỗ lực xây dựng triển khai rộng rãi các dịch vụ thuế điện tử (khai thuế điện tử, hóa đơn điện tử, nộp thuế online).

Đưa vào sử dụng hệ thống quản lí thuế tập trung TMS: tổng cục thuế đã thành công trong việc nâng cấp hệ thống ứng dụng quản lí thuế trước đây lên mô hình xử lí tập trung tại tổng cục bằng việc triển khai hệ thống quản lí thuế tập trung TMS. Đầu năm 2016, hơn 63 cục thuế và gần 700 chi cục thuế đã hoàn tất việc triển khai hệ thống quản lí thuế tập trung TMS. Theo thống kế của tapchitaichinh.vn, tính đến đầu năm 2017, ứng dụng TMS đang kiểm soat 835.920 mã số thuế doanh nghiệp, hơn 44.800 mã số thuế cá nhân, xử lí hơn 1 triệu hồ sơ được chuyển về từ 63 cục thuế. Đặc biệt theo thống kê của tổng cục thống kê: “hệ thống TMS đã hỗ trợ đắc lực trong việc lập Bộ thuế khoán trong các năm 2016, 2017. Theo thống kê, dữ liệu lập bộ hộ khoán năm 2016 đã có tổng số hơn 1,7 triệu tờ khai thuế khoán được xử lý trên TMS; hơn 1,5 triệu người nộp thuế đã được công khai thông tin.

So với số liệu lập bộ hộ khoán 2015 (trên ứng dụng GTGT phân tán tại các chi cục thuế), số hộ lập bộ năm 2016 tăng 25%, số hộ được công khai thông tin trên web tăng 30%. Riêng từ đầu năm 2017 đến nay, thống kê cho thấy đã có tổng số hơn 1,5 triệu tờ khai khoán được xử lý trên TMS.”

TMS đã hỗ trợ cơ quan thuế xử lí dữ liệu ở nhiều khâu nghiệp vụ khác nhau của quá trình quản lí thuế từ đăng kí thuế, quản lý hồ sơ thuế, quản lí nghĩa vụ kê khai, xử lí chứng từ thu nộp thuế, xử lí quyết định hoàn thuế, miễn giảm thuế... Hơn nữa TMS có khả năng tổng hợp các báo cáo thống kê, báo cáo đánh giá, hỗ trợ rất lớn đối với công tác quản lí thuế.

Đưa vào sử dụng thành công ứng dụng khai thuế điện tử: theo số liệu của tapchitaichinh.vn, tính đến hết ngày 17/3/2017: “hệ thống khai thuế qua mạng đã được triển khai tại 63/63 tỉnh, thành phố với 575.208 DN kê khai điện tử, đạt 99,83% DN đang hoạt động trên cả nước. Đồng thời đã có trên 37,8 triệu hồ sơ khai thuế điện tử. Trên cơ sở phối hợp với 43 ngân hàng thương mại để hoàn thành kết nối triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử và tuyên truyền, vận động DN tham gia sử dụng dịch vụ đã có 565.406 trên

tổng số 576.203 DN đang hoạt động đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử với cơ quan thuế (đạt tỷ lệ 98%).Số lượng DN hoàn thành đăng ký dịch vụ với ngân hàng là 564.223 DN. Con số này chiếm tỷ lệ gần 98% với 834.005 giao dịch nộp thuế điện tử và số tiền đã nộp ngân sách nhà nước trên 115.230 tỷ đồng.”

Hiện tại ứng dụng kê khai thuế điện tử đã hỗ trợ người nộp thuế thực hiện gần như toàn bộ hầu hết các hồ sơ khai thuế như khai lần đầu, khai bổ sung, hồ sơ quyết toán thuế... việc triển khai thành công kê khai và nộp thuế điện tử tạo ra thuận lợi cho cả ba bên cơ quan thuế, ngân hàng và doanh nghiệp. Đồng thời góp phần tạo nên một hệ sinh thái thuế, với cơ sở dữ liệu dùng chung, thông tin của người nộp thuế được công khai, minh bạch.

c) Áp dụng phát hành hóa đơn điện tử nhằm giảm tình trạng bán hàng cung ứng dịch vụ không xuất hóa đơn.

Theo quy định tại nghị định 119/2018/NĐ - CP, khi bán hàng và cung cấp dịch vụ người bán phải lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua với đầy đủ nội dung theo định dạng chuẩn của cơ quan thuế, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng, cung cấp dịch vụ. Hoạt động thương mại điện tử cũng phải tuân theo nghị đình này.

Việc sử dụng hóa đơn điện tử mang lại những lợi ích to lớn đối với doanh nghiệp và cả với cơ quan thuế, đồng thời tạo tiền đề cho việc nâng cao hiệu quả quản lí thuế trong hoạt động thương mại điện tử.

Đối với doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được thời gian (rút ngắn 70% quy trình phát hành hóa đơn, tránh được 90% các tranh chấp liên quan đến hóa đơn, gần như giảm được toàn bộ thời gian thanh toán, quản lí hóa đơn giấy như trước đây). Bất kì nơi nào có internet người mua và người bán dễ dàng chuyển hóa đơn cho nhau thay vì theo con đường chuyển phát truyền thống trước đây. Đồng nghĩa với nguy cơ bị thất lạc hóa đơn gần như bằng không, và giảm được tới 80 % các chi phí khi sử dụng hóa đơn giấy như: chi phí giấy in, mực in, lưu trữ. Giảm thời gian tìm kiếm hóa đơn, tăng tính bảo mật.

Đối với cơ quan thuế, đáp ứng được mục tiêu hiện đại hóa công tác quản lí thuế khi tương lai hóa đơn điện tử sẽ thay thế hoàn toàn cho hóa đơn giấy. Công tác thu nhập, kiểm tra, báo cáo dữ liệu sẽ đơn giản hơn và bớt thủ công hơn so với hóa đơn giấy. Đồng

thời tạo ra một cơ sở dữ liệu khổng lồ, thống nhất cho toàn bộ hệ thống, không mất thời gian đối chiếu hóa đơn khi hoàn thuế, từ đó dễ dàng phát hiện ra những bất thường của doanh nghiệp khi xuất hóa đơn.

Như vậy hệ thống hạ tầng kĩ thuật công nghệ phục vụ công tác quản lí thuế đã và đang được xây dựng ngày càng hoàn thiện, phát triển theo xu hướng số hóa. Đây là một trong những điều kiện quan trọng đối với công tác quản lí thuế đối với hoạt động TMĐT, khi tốc độ phát triển của những nền tảng TMĐT là rất cao, thì cần thiết hệ thống quản lí cũng phải thay đổi để đáp ứng, bắt kịp tốc độ phát triển của TMĐT, để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động TMĐT bởi họ vốn là những người ưa dùng công nghệ, thích nghi nhanh với cái mới. Thị trường kinh doanh theo công nghệ, thì phải được quản lí bằng công nghệ, những nỗ lực đưa công nghệ vào quản lí của cơ quan thuế đã thể hiện rõ nhận thức, quan điểm đó.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế trong thương mại điện tử,khoá luận tốt nghiệp (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w