Định hướng quản lí thuế đối với hoạt động thương mại điện tử Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý thuế trong thương mại điện tử,khoá luận tốt nghiệp (Trang 61 - 63)

5. Kết cấu

3.1.2 Định hướng quản lí thuế đối với hoạt động thương mại điện tử Việt Nam

a) Xác định rõ việc nâng cao hiệu quả quản lí thuế đối với hoạt động thương mại điện tử sẽ là một quá trình dài hơi, bền bỉ.

Do đặc thù không cần cơ sở thường trú, không có sự đại diện pháp nhân mà vẫn có thể tiến hành kinh doanh, cung cấp dịch vụ, hàng hóa của các tổ chức, cá nhân trên thị trường thương mại điện tử mà việc quản lí thuế TMĐT thực sự là một thách thức không nhỏ không chỉ với Việt Nam mà cả những nền kinh tế khác trên thế giới. Thương mại điện tử đã trải qua thời kì rực rỡ ở những quốc gia khác trước khi bùng nổ tại Việt Nam, ở những quốc gia khác, kể cả những quốc gia có nền thương mại điện tử phát triển nhất như Mĩ, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên Minh Châu Âu... quản lí thuế với thương mại điện tử cũng vẫn luôn là một bài toán khó, cần xác định đây là sẽ là một quá trình dài lâu, và luôn xác định tư tưởng sẽ phải thay đổi cách quản lí vận hành trong suốt quá trình đó bởi các hình thức thương mại điện tử luôn luôn thay đổi, phát triển.

b) Đảm bảo đối xử công bằng giữa thương mại điện tử và thương mại truyền thống.

Thương mại điện tử và thương mại truyền thống có mối quan hệ mật thiết nhau, là hai phương thức trao đổi hàng hóa của thị trường bán lẻ, hai hình thức này vừa có mối quan hệ tương hỗ vừa có mối quan hệ đối nghịch với nhau, do đó khi điều chỉnh quản lí thuế với thương mại điện tử cần đặt trong mối quan hệ này để đảm bảo sự cạnh tranh công bằng với thương mại truyền thống, tránh gây ra làn sóng phản ứng tiêu cực, phản đối, bất bình từ những người kinh doanh thương mại truyền thống. Xét cho cùng phương thức bán hàng truyền thống có bản chất tương tự thương mại điện tử, chỉ là cách thức thực hiện khác nhau, đồng nghĩa với việc thương mại truyền thống chịu loại thuế nào, thì thương mại điện tử phải chịu loại thuế tương tự, nếu có ưu đãi, khuyến khích nào thì phải triển khai phù hợp và có tính thời kì, đồng thời kết hợp với việc tuyên truyền để tránh gây hiểu lầm.

c) Đảm bảo công bằng giữa nhà cung cấp nước ngoài và nhà cung cấp trong nước.

Để tạo ra một thị trường TMĐT lành mạnh, bình đẳng, thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài, cần có sự đối xử bình đẳng giữa nhà cung cấp trong nước và nhà cung cấp nước ngoài, tránh việc đối xử thiên vị, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhà cung cấp trong nước. Song song với đó là việc đảm bảo lợi ích cho nhà cung cấp trong nước, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp trong nước bất bình về việc doanh nghiệp thương mại điện tử trong nước tuân thủ đúng việc kê khai và nộp thuế trong khi có những doanh nghiệp nước ngoài có doanh thu cao hơn gấp trăm lần là đang nằm vòng quản lí thuế, không thực hiện nghĩa vụ thuế, hay trường hợp doanh nghiệp trong nước phải kê khai nộp hộ thuế nhà thầu mà doanh nghiệp nước ngoài lại dửng dưng cũng không gây ra không ít bất bình, như vậy không được từ bỏ việc truy thuế với doanh nghiệp nước ngoài, tránh làm thất thu ngân sách và bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp trong nước.

d) Đảm bảo thực hiện các thông lệ quốc tế, hiệp định song phương trong quản lí thuế đối với hoạt động thương mại điện tử.

Đối với hoạt động thương mại điện tử của các tổ chức cá nhân trong nước giao dịch với các tổ chức cá nhân nước ngoài trên các sàn giao dịch thương mại điện tử quốc tế, sàn giao dịch thương mại điện tử trong nước, sàn giao dịch điện tử của nước đối tác thì ngoài việc tuân thủ pháp luật Việt Nam, thì cơ quan quản lí cần chủ động xem xét các hiệp định song phương về quản lí thuế, như hiệp định tránh đánh thuế hai lần, tính đến thời điểm hiền tại, Việt Nam đã kí kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần với gần 80 vùng quốc gia lãnh thổ trên thế giới, trong đó hầu hết là các quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương (trừ Combodia), và một số nước Châu Âu như Hà Lan. Việt Nam cũng là thành viên của một số hiệp định thương mại tự do. Cơ quan quản lí thuế cần chủ động nắm rõ quy định của các hiệp định để miễn giảm thuế cho nước đối tác trong hiệp định song phương, cho các thành viên của hiệp định thương mại tự do, đồng thời để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang các nước đối tác trong các cam kết quốc tế nêu trên, lưu ý việc khấu trừ thuế cho doanh nghiệp số thuế mà doanh nghiệp đã nộp tại nước đối tác trong các hiệp định khi tham gia thương mại điện tử quốc tế. Đồng thời cần xác định rõ hoạt động TMĐT luôn luôn biến đổi không ngừng về hình thái, quy

mô, cách thức vận hành, chính vì thế phải có tâm lí chủ động, bổ sung các khuyết thiếu kết hợp với việc áp dụng đầy đủ các cơ sở pháp luật hiện hành khi xử lí các tình huống liên quan đến các hình thức thương mại điện tử mới.

e) Hiện đại hóa phương thức quản lí thuế để theo kịp tốc độ phát triển của thị trường thương mại điện tử.

Các giao dịch trên thị trường thương mại điện tử chủ yếu được thực hiện toàn bộ bằng kĩ thuật, công nghệ cao. Thị trường được vận hành bằng công nghệ cao, đặt ra đòi hỏi được quản lí bằng công nghệ cao. Như vậy phương thức quản lí thuế đối với nền kinh tế số nói chung và thương mại điện tử nói riêng cần thiết phải được nâng cấp, cải tạo, hoàn thiện theo hướng ứng dụng công nghệ cao, hiện đại. Việc hiện đại hóa công cụ quản lí bằng việc triển khai các ứng dụng, phần mềm quản lí kĩ thuật cao, xây dựng một cơ sở dữ liệu quản lí thuế đối với thương mại điện tử thống nhất, trên toàn bộ các chi cục thuế chứ không chỉ ở những thành phố lớn. Tránh để vì phương thức quản lí yếu kém, rời rạc, thiếu hiện đại mà gây ra hệ lụy kìm hãm sự phát triển của TMĐT Việt Nam, đồng thời làm thất thu ngân sách nhà nước. TMĐT phát triển, doanh thu cao tất yếu sẽ làm tăng thu cho ngân sách nhà nước, nhưng nếu phương thức quản lí không theo kịp đà phát triển của thị trường, thì ngược lại sẽ làm thất thu ngân sách nhà nước. Về hướng đi, chính phủ, cơ quan quán lí thuế và các bộ ngành có liên quan đang thực hiện tương đối tốt như việc thúc đẩy thanh toán qua hệ thống ngân hàng, yêu cầu sử dụng hóa đơn điện tử thay cho hóa đơn giấy truyền thống, áp dụng các phần mềm kê khai thuế... tuy nhiên về mặt triển khai trên thực tế cần thúc đấy nhanh hơn nữa quá trình quản lí bằng công nghệ cao, vì những kết quả có được vẫn đang thụt lùi rất nhiều bước so với tốc độ phát triển của TMĐT, điển hình như việc sau hơn 3 năm triển khai, đến nay hóa đơn điện tử vẫn chỉ chiếm hơn 10% trong các giao dịch, 90% còn lại vẫn là hóa đơn giấy truyền thống.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế trong thương mại điện tử,khoá luận tốt nghiệp (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w