Quy định pháp lí về quản lí thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý thuế trong thương mại điện tử,khoá luận tốt nghiệp (Trang 44 - 48)

5. Kết cấu

2.2.1 Quy định pháp lí về quản lí thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam

2.2.1 Quy định pháp lí về quản lí thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tạiViệt Nam. Việt Nam.

Thương mại điện tử so với hình thức trao đổi hàng hóa truyền thống có những điểm khác biệt nhất định khi hoạt động giao dịch chủ yếu qua các thiết bị điện tử, tốc độ giao dịch nhanh chóng, khoảng cách địa lí rộng lớn, người mua và người bán hầu như không có sự gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp... Nhưng về mặt hành lang pháp lí, hoạt động TMĐT vẫn là hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa, chính vì thế vẫn tuân theo và chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật về thương mại, và các luật có liên quan khác như Luật giao dịch điện tử, Luật công nghệ thông tin, chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử, văn bản hợp nhất 11/VBHN-BCT năm 2018 về thương mại điện tử do bộ công thương ban hành. Do vậy, theo quy định của Chính phủ Việt Nam, cũng như theo thông lệ quốc tế, các chính sách thuế điều chỉnh thương mại điện tử không có quá nhiều sự khác biệt so với hoạt động thương mại truyền thống.

Các sắc thuế chủ yếu trong hệ thống thuế Việt Nam hiện hành như: thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu về cơ bản đã điều chỉnh tương đối bao quát hoạt động thương mại, kể cả cho thương mại điện tử trong nước và thương mại điện tử xuyên biên giới. Cụ thể như sau:

- Về thuế GTGT: “Theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Luật thuế GTGT năm

1997; Điều 3 và Điều 4 Luật thuế GTGT năm 2008 (đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2014, 2015 và 2016) và các văn bản hướng dẫn thì: các hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT; Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hóa chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu) là đối tượng nộp thuế GTGT.”

Như vậy, các hàng hóa dịch vụ sử dụng tại lãnh thổ Việt Nam dù được mua bán thông qua loại hình thương mại điện tử, hoạt động giao dịch giữa khách hàng với các

trang mạng điện tử Việt Nam hay nước ngoài thì người bán vẫn phải kê khai nộp thuế GTGT theo quy định.

-Ve thuế tiêu thụ đặc biệt: “theo quy định tại Điều 2 của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2014 về đối tượng chịu thuế và dịch vụ chịu thuế TTĐB, người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là các tổ chức cá nhân có hoạt động sản xuất, nhập khẩu hàng hóa kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm: tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. Như vậy, người nộp thuế TTĐB cần đảm bảo điều kiện là người trực tiếp sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ hoặc nhập khẩu hàng hóa, đồng thời hàng hóa, kinh doanh dịch vụ nằm trong danh mục chịu thuế TTĐB, cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất mà tiêu thụ trong nước thì cơ sở kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế TTĐB.”

Như vậy, nếu hàng hóa dịch vụ được trao đổi qua hình thức TMĐT thuộc nhóm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế TTĐB đồng thời thõa mãn điều kiện về người trực tiếp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu hàng hóa dịch vụ đó thì vẫn phải kê khai tính thuế TTĐB theo quy định.

-Ve thuế thu nhập doanh nghiệp: “Quy định tại điều 3 luật thuế TNDN 2018 người nộp thuế TNDN đông thời cũng là người chịu thuế là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế trừ hộ gia đình cá nhân, và hợp tác xã nông nghiệp không phải chịu thuế TNDN. Nghĩa là thu nhập chịu thuế mà doanh nghiệp có được từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ thông qua hoạt động thương mại điện tử cũng chịu sự điều chỉnh của luật thuế TNDN và phải nộp thuế như thu nhập từ hoạt động thương mại truyền thồng.”

Cụ thể: DN Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh qua hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam tức là từ hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới; “DN nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh từ hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam có hoặc không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam từ hoạt động thương mại điện tử liên quan đến

hoạt động của cơ sở thường trú đó; DN nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh từ hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam.”

-Ve thuế thu nhập cá nhân: “Theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Luật Thuế TNCN năm 2007 (được sửa đổi, bổ sung các năm 2012 và 2014): đối tượng nộp thuế TNCN là cá nhân cư trú có thu nhập thuộc diện chịu thuế quy định phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập thuộc diện chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.”

Như vậy, các cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có hoạt động kinh doanh online, tức là có tham gia vào hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam, có phát sinh thu nhập từ hoạt động TMĐT tại Việt Nam (kể cả giao dịch diễn ra ở các trang mạng quốc tế), không phân biệt nơi trả và nơi nhận thu nhập đều có nghĩa vụ nộp thuế TNCN trên thu nhập chịu thuế phát sinh từ hoạt động TMĐT.

-Ve các chủ thể người nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam: Luật quản lí thuế 2006 (được sửa đổi bổ sung vào các năm 2012 và 2014), đã nêu rõ: “các chủ thể kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam đều phải đăng ký, khai thuế trước khi bắt đầu tiến hành các hoạt động kinh doanh.”

-Ve thuế nhà thầu: “theo quy định thông tư 103/2014/TT-BTC thuế nhà thầu (FCT) là loại thuế áp dụng với các tổ chức, cá nhân nước ngoài không hoạt động theo luật Việt Nam nhưng có phát sinh thu nhập gắn với hoạt động cung ứng dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa Việt Nam. Hiện nay thị trường thương mại điện tử có tồn tại loại hình kinh doanh các trang web cung cấp dịch vụ môi giới đặt phòng khách sạn, dịch vụ nghỉ dưỡng. Đây là chính là thương mại điện tử xuyên biên giới, các công ty môi giới dịch vụ không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, không chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, nhưng vẫn cung cấp dịch vụ gắn liền với hàng hóa Việt Nam và hưởng hoa hồng, lúc này các công ty này trở thành nhà thầu và phải đóng thuế nhà thầu, cụ thể là nộp thuế GTGT thuế suất 5% và thuế TNDN thuế suất 5% trên doanh thu hoa hồng được hưởng.”

Như vậy đối với hoạt động thu thuế, quản lí thuế, các doanh nghiệp và cá nhân tham gia gia hoạt động thương mại điện tử chịu sự điều chỉnh chủ yếu từ: Luật thuế

GTGT, Luật thuế TNDN, Luật thuế TNCN và một số luật thuế đặc thù có liên quan khác. Trong từng trường hợp cụ thể sẽ có sự lựa chọn trích dẫn các quy định phù hợp để áp dụng. Để đảm bảo sự cạnh tranh công bằng, không có sự phân biệt giữa thương mại điện tử và thương mại truyền thống, hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới chưa xây dựng quy định riêng, cụ thể về hoạt động thương mại điện tử. Tuy nhiên, với các giao dịch thương mại điện tử có yếu tố nước ngoài, hay thương mại điện tử xuyên biên giới cần áp dụng thuế theo các hiệp định song phương, các cam kết quốc tế về thuế mà Việt Nam tham gia, cụ thể có thể kể đến hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại của WTO (FTA) mà Việt Nam tham gia có hiệu lực từ ngày 22/2/2017 có những cam kết tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động thương mại điện tử xuyên quốc gia, khi là một thành viên của hiệp định này đồng nghĩa với việc chúng ta phải tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên, kể cả hàng hóa được giao dịch qua hoạt động thương mại điện tử.

Về các thủ tục hành chính thuế:

- Đối với kê khai thuế:

Thứ nhất, đối với thuế GTGT: doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử, tương tự với hoạt động thương mại truyền thống có thể kê khai theo quý hoặc theo tháng. Doanh nghiệp cần phải lập tờ khai, lên các chỉ tiêu trên tờ khai thuế GTGT và nộp qua mạng trên ứng dụng kê khai thuế theo quy định hiện hành của tổng cục thuế.

Doanh nghiệp hoạt động TMĐT thuộc đối tượng hoàn thuế giá trị gia tăng đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:

- Là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ;

- Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền,

- Có con dấu theo đúng quy định của pháp luật,

- Lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;

Thì có thể yêu cầu hoàn thuế giá trị gia tăng như một doanh nghiệp hoạt động thương mại truyền thống.

Tương tự với thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động thương mại điện tử cũng thực hiện kê khai trên ứng dụng hỗ trợ kê khai do tổng cục Thuế phát hành.

- Đối với nộp thuế:

Xu hướng nộp thuế hiện tại là nộp thuế điện tử hay nộp thuế thông qua hệ thống ngân hàng, nộp thuế điện tử ngày càng trở nên dễ dang và quen thuộc hơn đối với các doanh nghiệp, và càng đơn giản hơn nữa đối với doanh nghiệp thương mại điện tử khi vốn các doanh nghiệp này đã có cơ sở hạ tầng kĩ thuật công nghệ rất tốt cùng với đội ngũ nhân viên có chuyên môn và năng lực sử dụng khoa học kĩ thuật cao. Tính đến năm 2018 có hơn 21 ngân hàng hỗ trợ thu thuế điện tử và thông quan 24/7, trong đó có những ngân hàng nước ngoài lớn như Shinhan bank và HSBC. Doanh nghiệp, cá nhân tham gia thương mại điện tử có thể lựa chọn hình thức nộp thuế điện tử hay hình thức nộp thuế truyền thống.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế trong thương mại điện tử,khoá luận tốt nghiệp (Trang 44 - 48)

w