Thực trạng quản lí thuế đối với thương mại điện tử tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý thuế trong thương mại điện tử,khoá luận tốt nghiệp (Trang 48 - 51)

5. Kết cấu

2.2.2 Thực trạng quản lí thuế đối với thương mại điện tử tại Việt Nam

Trong hai năm trở lại đây, ngoài sự bùng nổ của các trang web, ứng dụng mua bán trực tuyến đã được trình bày ở phần thực trạng thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam, là sự xuất hiện của các hình thái kinh doanh mới nhất của thị trường thương mại điện tử, có thể kể đến các ứng dụng kết nối người lái xe với các hành khách có nhu cầu vận tải như Grab, Go Viet, và gần đây nhất là Bee. Các websites cung cấp dịch vụ đặt phòng, đặt vé máy bay trực tuyến như Traveloka... các trang mạng xã hội cung cấp dịch vụ chạy quảng cáo trực tuyến. Các doanh nghiệp này, cũng như các cá nhân kinh doanh thông qua tài khoản của bản thân trên các trang mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, Line, Zalo...người nổi tiếng quảng cáo giới thiệu sản phẩm qua nhiều hình thức khác nhau như live stream, viết status, đăng ảnh lên trang cá nhân, hay tương tác trực tiếp với người hâm mộ. hàng năm họ thu được một khoản lợi không nhỏ từ việc hoạt động thương mại điện tử, thì cơ quan thuế vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lí thuế, thu thuế đối với các cá nhân tổ chức này theo đúng quy định của pháp luật. Năm 2018, Mĩ công bố con số thất thoát thuế từ hoạt động thương mại điện tử lên đến 26 tỷ

USD, ở Việt Nam hiện chưa có thống kê chính thức cụ thể về mức độ thất thoát nguồn thu ngân sách từ hoạt động thương mại điện tử nhưng chắc chắn con số đó là không nhỏ đối với thị trường trị giá gần 10 tỷ đô la Mĩ này.

Có thể kể đến một vài trường hợp tiêu biểu mà Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện và truy thu thuế thành công vào năm 2018 đối với hai cá nhân có thu nhập từ việc viết trò chơi và được Google và Facebook trả khoản tiền 70 tỷ đồng để chạy quảng cáo trên nền tảng trò chơi của họ, khoản tiền thuế là 7 tỷ đồng đã không được kê khai và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, trước đó vào năm 2017, cơ quan thuế cũng đã truy thu thành công 9 tỷ đồng của một tài khoản Facebook kinh doanh mỹ phẩm xách tay mà không đăng kí kinh doanh, không đăng kí kê khai nộp thuế (nguồn: kinhtedothi.vn).

Hiện nay cơ quan quản lí thuế chỉ có thể quản lí các giao dịch thương mại điện tử thành công trên các sàn giao dịch thương mại điện tử chính thống như Lazada, Shopee, Sendo... thông qua cơ sở dữ liệu điện tử từ đó truy thu nộp thuế đối với người cung cấp hàng hóa và dịch vụ, tuy nhiên, bán hàng qua các sàn giao dịch chưa phải là lựa chọn hàng đầu của người kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam, mà chỉ là một kênh bán hàng song song với mạng xã hội nơi họ không bị thu phí và ít bị kiểm soát chặt chẽ hơn.

Về mặt lí thuyết hành lang pháp lí về hệ thống thuế của nước ta là tương đối đầy đủ, và hoàn thiện về những quy định, văn bản hướng dẫn. Tuy nhiên, trên thực tế công tác quản lí dường như luôn đi sau vài bước so với tốc độ tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử. Việc quản lí lại càng gặp nhiều khó khăn hơn khi chúng ta là thành viên của các hiệp định thương mại tự do, mở ra cơ hội về thương mại điện tử xuyên quốc gia, đồng thời mang đến thách thức lớn hơn cho công tác quản lí của cơ quan thuế.

Hoạt động thương mại điện tử là rất đa dạng và phong phú, do đó đặt ra rất nhiều vấn đề mà hiện tại ngành thuế vẫn chưa tìm ra những giải pháp thỏa đáng để giải quyết như: đối với các cá nhân kinh doanh trên mạng xã hội, họ không có đăng kí kinh doanh, hoạt động theo kiểu tự phát, làm sao để xác định được doanh thu chính xác của những cá nhân này, khi họ thậm chí hầu như không xuất hóa đơn bán hàng về người mua hầu như không bao giờ đòi hỏi hóa đơn khi mua hàng trên mạng xã hội, đối với một số người nổi tiếng trên mạng xã hội, có một nguồn thu nhập lớn từ quảng cáo, ngoài một số cá nhân có kí hợp đồng thì vẫn có rất nhiều thỏa thuận diễn ra bằng “miệng”, hơn nữa rất khó để

có thể xác định việc quảng cáo bằng hình thức Iivestream, viết status có thực sự mang lại

lợi ích cho người thực hiện hay không. Ngoài ra cơ quan quản lí còn gặp khó khăn trong việc xác định khái niệm về nguồn phát sinh thu nhập, cơ sở phát sinh thu nhập để quản lí thuế, cơ sở thường trú hay đặc điểm thu nhập để quản lí thuế.

Hiện nay cơ quan quản lí thuế vẫn phải song song quản lí thuế đối với hoạt động thương mại truyền thống và quản lí thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, dù hành lang pháp lí là tương tự nhau nhưng do đặc thù của hoạt động thương mại điện tử mà cách thức quản lí thuế thương mại điện tử là phức tạp hơn, đòi hỏi khả năng trình độ chuyên môn của cán bộ thuế, đây thực sự là một bài toán khó đối với cơ quan thuế.

Ý thức được điều này, cơ quan thuế luôn luôn ưu tiên đưa vấn đề về quản lí thuế trong thương mại điện tử vào các chương trình nghị sự trong nhiều phiên họp của bộ trưởng bộ tài chính các nước. Năm 2017, “Việt Nam trở thành chủ tịch diễn đàn kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) đã đưa nội dung này vào trong chương trình nghị sự của hội nghị bộ trưởng bộ Tài Chính APEC. Nội dung về quản lí thuế đối với hoạt động thương mại điện tử cũng là 1 trong 15 chương trình hành động của bộ trưởng tài chính các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và các nước G204.”

“Thời gian tới, Việt Nam cũng đang chuẩn bị các cơ sở pháp lý để tham gia chương trình hành động để hợp tác về hành chính, về quản lý, chống xói mòn nguồn thu và chống chuyển lợi nhuận ra các “thiên đường thuế”, đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử. Đây là một trong những nội dung tăng cường hợp tác với các cơ quan thuế quốc tế.” Phát biểu của ông Lưu Đức Huy vụ trưởng vụ chính sách (tổng cục thuế) tại buổi hội thảo bàn về quản lí thuế đối với hoạt động thương mại điện tử.

Trong thời gian qua, cơ quan thuế cũng đã có những nỗ lực kêu gọi sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế có uy tín như: Ngân hàng thế giới (WB), hội đồng kinh doanh Hoa Kì, ASEAN và nhận được sự cam kết chia sẻ những giải pháp, bài học kinh nghiệm và cùng đồng hành trong quản lí thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam.

4 G20 (nhóm các nước đang phát triển) bao gồm một số quốc gia đang phát triển (hiện đã có hơn 20 thành viên) như: Ai Cập, Ấn Độ, Argentina, Bolivia, Brasil, Chile, Cuba, Ecuador, Guatemala, Indonesia, Mexico, Nam

Phi,

Một phần của tài liệu Quản lý thuế trong thương mại điện tử,khoá luận tốt nghiệp (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w