Thực trạng về hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý thuế trong thương mại điện tử,khoá luận tốt nghiệp (Trang 38 - 44)

5. Kết cấu

2.1 Thực trạng về hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam

Thương mại điện tử - hình thức mua sắm sở hữu những ưu điểm vượt trội so với cách thức mua sắm truyền thống tại các cửa hàng, đang dần chiếm lĩnh thị trường hàng hóa và thay đổi thói quen mua sắm của hàng triệu người tiêu dùng trên thế giới. Tại Việt Nam, tính đến năm 2018, mức độ phủ sóng Internet là 97% diện tích toàn lãnh thổ, mức độ phủ sóng 4G là gần 71,26% diện tích lãnh thổ, đứng thứ hai khu vực Đông Nam Á về tốc độ phủ sóng Internet (theo số liệu của hiệp hội Internet Việt Nam), chính sự bùng nổ của Internet và mức độ tiêu thụ cao các thiết bị kết nối Internet như điện thoại thông minh, ti vi thông minh, máy tính bảng... là những điều kiện thuận lợi khiến Việt Nam trở thành mảnh đất màu mỡ, tươi tốt và đầy tiềm năng cho thương mại điện tử phát triển, bằng chứng là sự đầu tư của những tập đoàn lớn trong ngành TMĐT như Lazada, Shopee, Alibaba.

Theo thống kê của eshopworld.com, năm 2016 Việt Nam có 47,3 triệu người mua sắm trực tuyến, con số này tăng lên 48,5 triệu người vào năm 2017 và 49,8 triệu người

vào năm 2018

Hình 1: Số lượng người mua sắm online tại Việt Nam giai đoạn 2016-2018 và dự kiến đến năm 2022 (đơn vị: triệu người) - nguồn: eshopworld.com

NUMBER OF ONLINE SHOPPERS IN VIETNAM (in millions)

Source: Statista, e-Commerce Vietnam, User in millions

Từ bảng trên cho thấy, tốc độ tăng về số lượng người có thói quen mua sắm trực tuyến thay vì mua sắm trực tiếp tại cửa hàng trong giai đoạn 2016-2018 là 5,28%, dự đoán trong vòng 4 năm tới, tính đến năm 2022 con số này sẽ đạt tới 54,7 triệu người tương ứng với tốc độ tăng 9,8%. Thống kê và dự đoán trên chỉ ra rằng ngày càng có nhiều người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng lựa chọn hình thức mua sắm qua mạng, cho thấy thói quen mua sắm qua mạng đã được hình thành và sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn.

Song song cùng với sự tăng lên về số lượng người tiêu dùng lựa chọn phương pháp mua sắm trực tuyến là những con số ấn tượng về quy mô doanh thu thương mại điện tử và tỷ lệ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam giai đoạn 2016-2018, cụ thể theo thống kê của ForbesVietnam như sau:

Bảng 2.1: Quy mô doanh thu thương mại điện tử Việt Nam giai đoạn 2016- 2018 (nguồn: Forbes Vietnam)

Shopee Lazada Tiki.vn

Thời trang 16% 15% 7%

Như vậy, so với năm 2016 doanh thu của ngành TMĐT trong năm 2018 gấp 1,6 lần, tăng trưởng 30% so với năm 2017. Với những con số ấn tượng trên, năm 2018 được các nhà kinh tế đánh giá là một năm thực sự bùng nổ của TMĐT Việt Nam. Với những thành tích đạt được, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng top 10 quốc gia có nền thương mại điện tử phát triển nhất toàn cầu theo đánh giá của cổng thông tin thống kê Đức Statista, trong bảng xếp hạng này Việt Nam chỉ xếp sau những quốc gia vốn đã có bề dày về phát triển TMĐT và người dân vốn có thói quen mua sắm online như Trung Quốc, Mỹ, Anh, Nhật Bản và Đức. Theo đánh giá của Google Temasek Việt Nam đang là thị trường thương mại điện tử có tốc độ phát triển nhanh nhất Đông Nam Á. Năm 2018 được cho là sự khởi đầu cho một thời kì phát triển rực rỡ của thương mại điện tử Việt nam trong tương lai.

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam giai đoạn 2016-2018 đã diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty bán lẻ cả nước ngoài và trong nước trên nhiều phương diện: giá cả, các hình thức marketing, các dịch vụ đi kèm, mức độ chăm sóc khách hàng, tốc độ phân phối hàng hóa, mức độ đa dạng hàng hóa... dựa trên thống kê về số lượng người truy cập vào website bán hàng và các ứng dụng trên điện thoại di dộng, Iprice.vn đã thống kê được top 10 website thương mại điện tử được người tiêu dùng Việt Nam sử dụng nhiều nhất khi mua sắm trực tuyến tính đến cuối tháng 10 năm 2018 bao gồm: Lazada, Shopee, Tiki, Thế giới di dộng, Sendo, FPT shop, điện máy xanh, Hasaki, Vật giá và A đây rồi.

Trong đó ba nền tảng thương mại điện tử đang dẫn dẫu thị trường là Shopee với công ty mẹ là tập đoàn SEA có trụ sở chính tại Singapore, Lazada với sự hậu thuẫn đến từ tập đoàn bán lẻ hàng đầu Trung Quốc Alibaba, và Tiki với xuất phát điểm là một online retailer (nhà bán lẻ hàng hóa) dần chuyển sang hệ thống marketplace (chợ/ sàn giao dịch điện tử) với khả năng thu hút vốn đầu tư từ nhiều công ty, quỹ đầu tư lớn trong nước (VNG) cũng như quốc tế ( tập đoàn Sumitomo Nhật Bản và JD.com Trung Quốc).

Trong năm 2018 đã chứng kiến sự hoán đổi vị trí giữa Shopee và Lazada, Shopee nền tảng mua sắm dựa trên ứng dụng di động đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng đã

chính thức vượt mặt Lazada thống lĩnh thị trường TMĐT Việt Nam. Tính đến cuối năm 2018 Shopee công bố chính thức đạt được 18 triệu lượt tải ứng dụng, khảo sát của Asia Plus trên người tiêu dùng chỉ ra rằng Shopee là ứng dụng được nhớ tới nhiều nhất khi mua sắm trực tuyến, hiện tại Shopee có hơn 800.000 nhà cung cấp hàng hóa, với hơn bảy triệu mặt hàng được bày bán đa dạng từ quần áo, thiết bị điện tử, thực phẩm, hóa mỹ phầm ...

Thống kê của Asia Plus trên 3 nhóm mặt hàng được mua sắm trực tuyến nhiều nhất đối với người tiêu dùng Việt Nam cũng cho thấy thị phần lớn nhất của Shopee, cụ thể được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2: Thị phần của top 3 sàn giao dịch thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam theo 3 nhóm mặt hàng phổ biến nhất được giao dịch. (nguồn: Asian plus)

Hóa mỹ phẩm 12% 11% 9%

Trong 3 cái tên nêu trên, Tiki đạt được mức độ hài lòng khách hàng cao nhất với số lượng hủy đơn hàng ít nhất, ít xảy ra hiện tượng hàng hóa kém chất lượng, giao sai hàng hóa buộc khách hàng phải yêu cầu đổi trả, dịch vụ khách hàng tốt nhất với đội ngũ tư vấn chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Ba sàn thương mại điện tử lớn nhất hiện này đang nhắm tới những phân khúc khách hàng khác biệt nhất định, số lượng người dùng với giới tính nữ trên Shopee là nhiều hơn nam, Lazada có xu hướng ngược lại với hầu hết người dùng là khách hàng nam, Tiki đạt được sự cân bằng ở cả hai giới. Xét về độ tuổi, khách hàng của Shopee và Tiki chủ yếu là thanh thiếu niên và dân văn phòng, còn Lazada có sự lớn hơn một chút về độ tuổi người dùng.

Cuối năm 2018, thị trường TMĐT Việt Nam tiếp tục thể hiện sự cạnh tranh khốc liệt và nhận được nhiều tín hiệu tích cực từ những nhà đầu tư nước ngoài:

- VNG tiếp tục đầu tư 122 tỷ đồng vào Tiki sau khoản đầu tư khủng vào năm 2015, tập đoàn JD Nhật Bản bổ sung thêm khoản đầu tư 44 triệu USD.

- Shopee nhận được sự hỗ trợ tài chính từ công ty mẹ SEA trị giá 1.200 tỷ đồng. - Trước sự vươn lên của Shopee, Alibaba tiếp tục đổ thêm 2 tỷ USD để tăng thêm sức cạnh tranh cho Lazada trước đổi thủ số 1.

- Sendo cũng thành công trong việc kêu gọi vốn đầu tư từ SBI holdings và một số quỹ đầu từ khác.

Như vậy kết thúc năm 2018, thị trường thương mại điện tử Việt Nam vẫn phần lớn bị chi phối bởi các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, nhưng sự vươn lên của Tiki - một nền tảng được xây dựng hoàn toàn bởi người Việt Nam là một bất ngờ lớn, bên cạnh Tiki, những cái tên còn lại trong top 10 trang thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam cũng không vắng bóng các công ty Việt Nam như Thế giới di động, FPT shop... cho thấy sức cạnh tranh thuyết phục của các công ty trong nước trên sân chơi Thương mại điện tử, càng có nhiều công ty tham gia, thị trường càng công bằng, người tiêu dùng càng được lợi khi được hưởng nhiều chính sách khuyến mãi, ưu đãi, càng có nhiều sự lựa chọn bởi công ty nào cũng muốn xây dựng thương hiệu và uy tín để trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến.

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam vẫn còn những tiềm năng rất lớn, theo thống kê của Asia Plus, TMĐT chiếm 20% thị trường bán lẻ tại Trung Quốc, tại Indonesia con số này là 6% và tại Việt Nam con số này chỉ đang dừng ở mức 3% cho thấy tiềm năng phát triển thương mại điện tử còn rất lớn về sẽ còn có những phát triển đột phá khi dịch vụ vận chuyển ngày càng nhanh chóng chuyên nghiệp, các nền tảng mua sắm đã xây dựng được uy tín. Statista dự đoán năm 2019 sẽ tiếp tục là một năm phát triển rực rỡ của TMĐT Việt Nam với tốc độ tăng trưởng dự kiến 25.5% so với năm 2018, tiềm năng trở thành thị trường thương mại trực tuyến thứ hai Châu Á vào năm 2025 khi các cá nhân kinh doanh thương mại ngày càng có xu hướng chuyển đổi sang hình thức bán hàng trực tuyến, trung bình cứ 1000 người tại Việt Nam sẽ có 250 người đã từng hoặc đang tham gia thương mại điện tử. Thêm vào đó Việt Nam đang có dân số trẻ, hơn 53% dân số truy cập Internet một cách thường xuyên, đây chính là độ tuổi thích hợp mà bất kì công ty TMĐT nào cũng hướng tới khi họ thích nghi nhanh với cái mới, hiểu biết về thương mại

điện tử cao, không quá khắt khe trong việc mua sắm, và sử dụng thành thạo các thiết bị điện tử.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế trong thương mại điện tử,khoá luận tốt nghiệp (Trang 38 - 44)

w