Các chế độ chính sách của Đảng và nhà nước về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và đề xuất giải pháp đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ngành xây dựng tại hải phòng​ (Trang 30 - 36)

b. Giai đoạn mở rộng thêm từ năm 1996 đến năm 2002:

1.3.2. Các chế độ chính sách của Đảng và nhà nước về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước :

sát cho thấy cổ phần của Nhà nước chiếm 30-50% phần cổ phiếu lưu thông bên ngoài không đáng kể.

c. Giai đoạn từ năm 2002đến năm 2005 :

Để đẩy mạnh hơn nữa quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần, tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán có thêm nhiều loại hàng hóa, thúc đẩy sự hoạt động của thị trường chứng khoán, đồng thời chuẩn bị cho tiến trình hội nhập của nền kinh tế nước nhà hội nhập với AFTA vào năm 2003-2006, Chính phủ đã ban hành một loại chính sách mới nhằm khuyến khích các doanh nghiệp cũng như người lao động trong doanh nghiệp Nhà nước mạnh dạn tiến hành cổ phần hóa như :

- Nghị định 64-2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của thủ tướng Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần.

- Nghị định 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với lao động dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước.

- Thông tư hướng dẫn số 11/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12/6/2002 của Bộ lao động thương binh xã hội hướng dẫn thực hiện nghị định 41/2002/NĐ-CP.

- Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp Nhà nước và tổng Công ty Nhà nước.

1.3.2. Các chế độ chính sách của Đảng và nhà nước về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước : nghiệp Nhà nước :

Chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước lần đầu tiên nêu tại nghị quyết đại hội lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VII (tháng 11/1991) được cụ thể hóa trong nghị quyết 10/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày

17/3/1995, thông báo số 63/TB-TW ngày 04/04/1997, thông báo ý kiến của Bộ chính trị. Đặc biệt là từ khi có nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII thì chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước được khẳng định rõ ràng hơn.

Tại kỳ họp khóa X từ 15/10 đến 12/11 Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển từ 1996 đến 2000, trong đó khẳng định "thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, tiếp tục đổi mới và phát triển có hiệu quả khu vực kinh tế Nhà nước để làm tốt vai trò chủ đạo, tổ chức và sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước phù hợp quy hoạch của ngành, lãnh thổ, triển khai tích cực và vững chắc việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước".

Nghị quyết đại hội đảng VIII đã nêu rõ: " tiếp tục triển khai tích cực và vững chắc việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước để huy động vốn, tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả, làm cho tài sản của Nhà nước tăng lên chứ không phải để tư nhân hoá. Bên cạnh những doanh nghiệp 100% vốn của Nhà nước, sẽ có những doanh nghiệp nắm đa số hay nắm tỷ lệ cổ phần chi phối. Gọi thêm cổ phần hoặc bán cổ phần cho người lao động tại doanh nghiệp, cho các tổ chức và cá nhân ngoài doanh nghiệp tuỳ từng trường hợp cụ thể, vốn huy động được phải dùng để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh".

Ngày 08/6/1992 Chính phủ ra Chỉ thị 202/CT về việc cổ phần hoá một bộ phần doanh nghiệp Nhà nước, chỉ thị 84/TTg về xúc tiến thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước và quyết định số 203/TC lựa chọn 7 doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần thí điểm chuyển thành Công ty cổ phần. Bộ tài chính quyết định danh sách 19 doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần thí điểm thành Công ty cổ phần. Tuy vậy, trong quá trình xây dựng đề án, nhiếu Giám đốc và tập thể lao động ở doanh nghiệp xin rút, hoặc không đủ điều kiện để tiến hành cổ

phần hoá có hiệu quả. Khi cổ phần hoá, vốn Nhà nước chiếm tỷ trọng 20 % - 30, CBCNV trong doanh nghiệp chiếm khoảng 40% - 50%, và khoảng 20% bán cho người ngoài doanh nghiệp.Mặc dù việc thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đã đem lại hiệu quả thực sự cho doanh nghiệp, cho người lao động và cho Nhà nước, nhưng nhìn tổng thể thì quá trình cổ phần hoá diễn ra còn rất chậm, do các nguyên nhân:

* Về tâm lý: Đây là công việc mới mẻ đối với người lao động, họ chưa yên tâm bỏ vốn ra mua cổ phiếu, CBCNV còn chông chờ vào Nhà nước nên không thích chuyển sang hình thức sở hữu khác, sợ ảnh hưởng đến quyền lợi lâu dài về BHXH, tiền lương, tiền thưởng.

*Một bộ phận quản lý: Chưa được chuẩn bị về năng lực quản lý theo luật

công ty nên ngại khó khăn phức tạp, trong đó có cả quyền lợi chính trị của bản thân.

* Về chính sách vĩ mô: Nhà nước cũng chưa được nghiên cứu ban hành nhằm tháo gỡ kịp thời cho doanh nghiệp trong lĩnh vực đánh gía lại giá trị doanh nghiệp, sắp xếp lao động cũng như các biện pháp khuyến khích doanh nghiệp và người lao động mạnh dạn hơn, yên tâm hơn khi thực hiện cổ phần hoá.

Nhận thức và hành động từ trên xuống dưới chưa nhất quán. Với tư tưởng thà chậm còn hơn là lệch hướng, làm cho nhiều ngành, nhiều Bộ và địa phương chưa mặn mà với chủ trương này. Mặt khác các chính sách trong quá trình cổ phần hoá thiếu hấp dẫn cần thiết cho các bên tham gia, kể từ người lao động đến người quản lý các cấp.

Để khắc phục những mặt còn tồn tại, đồng thời để nhất quán chủ trương chính sách đối với công tác này, Chính phủ đã ban hành các Nghị định như:

+ Nghị định 28/CP ngày 07/5/1996 về chuyển một số doannh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần.

+ Nghị định 25/CP ngày 26/3/1997 sửa đổi một số điều của nghị định 28/CP.

Nhờ việc thực hiện tốt các văn bản nêu trên, công tác cổ phần hoá đã đạt được kết quả khá cao trong 2 năm ( 1996 - 1997 ) . Số doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá trong 2 năm đó đã tăng gấp nhiều lần 3 năm trước, đưa tổng số doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành Công ty cổ phần, hoạt động theo luật doanh nghiệp là 18 doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong suốt 5 năm, cả nước chỉ cổ phần đươc 18 doanh nghiệp, như vậy là quá ít và quá chậm. Các nguyên nhân của sự chậm chạp này đã được chỉ ra và khắc phục từng bước, Nhà nước đã tiến hành việc bổ sung, sửa đổi hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp luật, quy trình thủ tục và việc thực hiện cổ phần hoá, tạo nên một sự chuyển biến mạnh mẽ. Bước chuyển biến lớn và rất quan trọng có thể nói bắt đầu từ năm 1998, nhất là từ khi Thủ tướng chính phủ có chỉ thị 20/1998/CP-TTg về đẩy mạnh việc sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần (ngày 29/6/1998) và thông tư 104/1998/TT-BTC hướng những vấn đề về tài chính khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần (ngày 29/6/1998).

Để đẩy mạnh hơn nữa quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, vừa qua Chính phủ đã ban hành nghị định 64/2002/NĐ-CP về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần, nghị định, Nghị định 41/2002/NĐ-CP về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp tại doanh nghiệp Nhà nước, thông tư hướng dẫn số 11/2002/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động trong doanh nghiệp Nhà nước khi chuyển sang Công ty cổ phần.

Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19/06/2002 của Chính phủ về việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần bao trùm một số đổi mới khá căn bản về cơ chế, chính sách cổ phần hóa theo hướng mở rộng ưu đãi, tạo

thêm thuận lợi, đơn giản hóa thủ tục quan tâm nhiều đến chính sách đối với người lao động.

Một số điểm đổi mới quan trọng trong nghị định 64/2002/NĐ-CP so với các văn bản trước mà nghị định này thay thế :

- Nghị định quy định rõ loại doanh nghiệp Nhà nước giữ nguyên quyền sở hữu 100% vốn (như doanh nghiệp công ích, doanh nghiệp có vị trí trọng yếu trong phát huy vai trò chủ đạo, doanh nghiệp Nhà nước cần độc quyền), còn lại là đại bộ phận doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh đều được cổ phần hóa. Đây là tiền đề các bộ, các địa phương, các doanh nghiệp chủ động mở rộng việc lựa chọn và thực hiện.

- Về thẩm quyền, Bộ trưởng các Bộ quản lý ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, Thành phố, Chủ tịch HĐQT các Tổng công ty là người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm chính trong việc lựa chọn các tổ chức cổ phần hóa ở các đơn vị Quốc doanh, khác hẳn với trước đây chờ sự tự nguyện của các doanh nghiệp và cấp dưới.

- Mở rộng diện bán cổ phiếu cho người ngoài doanh nghiệp, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, nước ngoài cư trú tại Việt Nam, không khống chế số lượng CP ở các loại doanh nghiệp mà Nhà nước không giữ cổ phần chi phối, mức ưu đãi đối với người lao động có thể là toàn bộ 100% giá trị vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Số tiền ưu đãi được thực hiện qua việc bán giảm giá cổ phần lần đầu khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần. Riêng đối với người lao động nghèo, được Nhà nước cho trả chậm ưu đãi trong thời hạn 10 năm không phải trả lãi.

- Đối với các khoản nợ đã có đủ chứng cứ là không có khả năng thu hồi, không xác định được trách nhiệm cá nhân, tổ chức, hoặc do nguyên nhân chủ quan đã quy được trách nhiệm thì xử lý trách nhiệm cá nhân, phần tổn thất sau khi trừ phần thu hồi được sẽ được trừ vào phần vốn của Nhà nước tại doanh

nghiệp trước khi cổ phần hóa. Những khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán từ 3 năm trở lên, còn nợ đang tồn tại nhưng không còn khả năng trả nợ thì doanh nghiệp cũng được trừ vào phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp.

- Đối với các khoản nợ thuế và Ngân sách, nếu doanh nghiệp có khó khăn thì được khoanh nợ, giãn nợ hoặc hỗ trợ vốn đầu tư. Đối các khoản nợ vay Ngân hàng, doanh nghiệp thỏa thuận với Ngân hàng để giãn nợ, khoanh nợ, xóa nợ, giảm lãi suất hoặc chuyển vốn vay thành vốn góp cổ phần. đối với các khoản nợ nước ngoài thì người bảo lãnh và doanh nghiệp thỏa thuận với chủ nợ để khoanh nợ, giãn nợ, nếu không được thì người bảo lãnh phải trả cho chủ nợ, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả cho người bảo lãnh hoặc chuyển thành vốn góp trong Công ty cổ phần.

- Thêm vào đó, thủ tục định giá và quy trình giá được cải tiến vượt bậc. Trước đây việc định giá phải qua 3 khâu. Nay các cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hóa quyết định thành lập hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp hoặc lựa chọn Công ty kiểm toán, tổ chức kinh tế có chức năng định giá để doanh nghiệp cổ phần hóa ký hợp đồng.

- Trong trường hợp doanh nghiệp có khó khăn trong việc bán cổ phần, các cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp được quyền quyết định lại giá trị doanh nghiệp. Trường hợp giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nhỏ hơn giá trị ghi trên sổ sách tù 500 triệu đồng trở lên thì mới phải báo cáo lên bộ tài chính và phải được Bộ trưởng BTC chấp thuận bằng văn bản trước khi quyết định (theo nghị định 44/1998 thì tất cả các trường hợp giá trị thực tế của doanh nghiệp nhỏ hơn giá trị ghi trên sổ sách thì đều phải được BTC chấp thuận).

- Mở rộng mức ưu đãi đối với người lao động dôi dư, mất việc làm trong các doanh nghiệp cổ phần hóa như :

+ Trợ cấp 1 lần cho mỗi trường hợp là 5 triệu đồng + Trợ cấp tìm việc làm là 6 tháng lương

+ Được học nghề miễn phí tối đa là 6 tháng

+ Tăng chế độ ưu đãi cho những người trường hợp về hưu trước tuổi từ 1-5 năm, không trừ phần trăm lương hưu cho những trường hợp về hưu trước tuổi từ 1 đến 5 năm. Đồng thời được trợ cấp một lần 3 tháng tiền lương cho mỗi năm về hưu trước tuổi.

+ Trợ cấp một lần 5 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác, từ năm thứ 21 trở đi mỗi năm được trợ cấp 1/2 tháng lương.

+ Đối với những người có 15 năm công tác trở lên, được hưởng trợ cấp như trên và được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mức 15% cho đến khi đủ 20 năm công tác để được hưởng chế độ hưu trí.

+ Đối với những trường hợp đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu tối đa 1 năm công tác thì được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội 1 lần và được nghỉ hưu theo chế độ.

Hy vọng rằng, với những chính sách ưu đãi mới, tiến trình chuyển các doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần sẽ có tốc độ nhanh hơn thời qua.

1.3.3. Xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước trước khi cổ phần hóa :

Về nguyên tắc xác định giá trị doanh nghiệp :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và đề xuất giải pháp đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ngành xây dựng tại hải phòng​ (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)