Đổi mới quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và đề xuất giải pháp đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ngành xây dựng tại hải phòng​ (Trang 80 - 89)

2. Tiền thưởng

3.2.1. Đổi mới quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước:

Để tiến hành đổi mới được quy trình này, trước hết phải tập trung giải quyết các vấn đề sau đây:

*Xác định vai trò của khu vực doanh nghiệp nhà nước:

Trong điều kiện phát triển hiện đại, sự tồn tại của khu vực doanh nghiệp Nhà nước là không thể bác bỏ, nhưng vai trò của nó đối với nền kinh tế thị trường mang tính hỗn hợp thì kinh tế khu vực Nhà nước có một vai trò và chức năng hoàn toàn mới:

- Khu vực doanh nghiệp Nhà nước phải giữ được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân bằng cách nắm giữ các ngành, các lĩnh vực kinh tế liên quan đến quốc tế dân sinh như an ninh quốc phòng, chính sách xã hội và các ngành mũi nhọn trọng yếu của nền kinh tế. Sự có mặt của các doanh nghiệp

nhà nước trong ngành Xây dựng có ý nghĩa quan trọng có tác dụng điều chỉnh sự cân bằng của nền kinh tế, duy trì ổn định chính trị xã hội.

- Khu vực doanh nghiệp Nhà nước phải có đóng góp thích đáng cho sự phát triển kinh tế bằng kinh doanh có hiệu quả. Việc nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp xây dựng trong khu vực Nhà nước phải đặt ra một cách thật nghiêm túc trong quá trình cải tổ nền kinh tế. Đó chính là trao cho doanh nghiệp Nhà nước ngành xây dựng một vai trò kinh tế rất quan trọng là phải kinh doanh có hiệu quả. Mục tiêu hiệu quả kinh tế được đặt ra cho các doanh nghiệp Nhà nước khác nhau có thể là khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề hiệu quả kinh tế là yêu cầu đối với tất cả các doanh nghiệp Nhà nước.

- Khu vực doanh nghiệp Nhà nước phải giữ vai trò đòn bẩy, giá đỡ trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần. Doanh nghiệp Nhà nước trong ngành xây dựng cũng như các ngành khác là công cụ để Nhà nước tập trung vốn đầu tư vào những lĩnh vực mang tính chiến lược của nền kinh tế, thực hiện việc chuyển giao công nghệ hiện đại, tiếp nhận nghệ thuật quản lý tiên tiến trên thế giới, tạo cơ sở kinh tế cho các ngành kinh tế khác phát triển.

- Vai trò của doanh nghiệp nhà nước phải thay đổi linh hoạt tuỳ thuộc vào từng giai đoạn mà Nhà nước trao cho sứ mệnh phải gánh vác. Hiện nay, điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội quy định tính chủ đạo của doanh nghiệp Nhà nước là phải nắm giữ các ngành then chốt. Vì vậy, doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn chiếm một tỷ trọng lớn trong ngành Xây dựng. Trong tương lai, khu vực kinh tế tư nhân có thể hoạt động mạnh trong lĩnh vực xây dựng mà hiện nay do hạn chế về vốn, về trình độ quản lý, trình độ kinh doanh, thể chế,... nên chưa thể đảm đương nổi.

* Thực hiện phân loại doanh nghiệp Nhà nước:

Nhằm phát huy vai trò mới của khu vực doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn mới, Nhà nước không thể duy trì khu vực doanh nghiệp Nhà nước

cồng kềnh về số lượng, yếu kém về mặt chất lượng như hiện nay. Hơn nữa, để tiến hành thực hiện công việc cổ phần hoá thì việc phân loại doanh nghiệp Nhà nước nhất thiết phải được làm trước. Trên cơ sở phân loại đó, ta sẽ chọn ra được những doanh nghiệp cần phải cổ phần hoá.

U

Loại 1U: Doanh nghiệp hoạt động công ích. Bao gồm những doanh nghiệp Nhà nước cung cấp hàng hoá, dịch vụ nhằm đảm bảo ổn định an ninh chính trị, xã hội như các loại sản phẩm phục vụ cho quốc kế dân sinh ( sản xuất súng, đạn, thuốc nổ,..), phục vụ công cộng ( cung cấp điện, nước, thoát nước, xử lý rác thải, quản lý công viên,.. ), kết cấu hạ tầng... Hiện nay ở Hải Phòng có 15 doanh nghiệp thuộc loại này.

U

Loại 2:U Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh. Nhóm phân loại này lại được chia ra làm 3 loại nhỏ:

- Những doanh nghiệp quan trọng cần được Nhà nước duy trì, đầu tư ngày càng nhiều nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và mở rông quy mô hoạt động. Đó là những doanh nghiệp Nhà nước đang có đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước hoặc có vị trí quan trong trong cân đối xuất nhập khẩu, trong đổi mới công nghệ và đang phục vụ vùng sâu vùng xa. Đó là những doanh nghiệp nhà nước cung cấp những hàng hoá, dịch vụ trong các ngành mũi nhọn, thiết yếu đòi hỏi vốn lớn mà chất lượng, số lượng và giá cả sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và sinh hoạt của dân cư nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách, ổn đinh tài chính ( ngành dầu khí, năng lượng điện, luyện kim, phân bón, thuốc trừ sâu, tân dược,... ) đáp ứng các chính sách xã hội và đầu tư tái sản xuất. Đó là những doanh nghiệp Nhà nước không thuộc lĩnh vực cổ phần hoá ( 100% vốn Nhà nước ), cần được kiện toàn tổ chức, ưu tiên bổ xung vốn lưu động, cho vay một phần vốn với lãi xuất ưu đãi để đầu tư chiều sâu nâng cao khả năng cạnh tranh.

- Những doanh nghiệp Nhà nước cần thiết phải tiến hành cổ phần hoá, Nhà nước không cần thiết phải giữ 100% vốn mà chỉ cần giữ cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt. Đó là những doanh nghiệp Nhà nước cung cấp những hàng hoá, dịch vụ nhằm mục tiêu lợi nhuận nhưng có lãi thấp hoặc không có lãi, kinh doanh không ổn định, quy mô nhỏ vốn ít. Trong giai đọan hiện nay, những doanh nghiệp này là đối tượng chính của việc sắp xếp lại và cổ phần hoá. Cụ thể: những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, quy mô vừa phải, sẵn sàng có người mua cổ phần thì tiến hành cổ phần hoá ngay; những doanh nghiệp có khả năng phục hồi thì cần cơ cấu lại, cấp thêm vốn đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ sau đó cho tiến hành cổ phần hoá. Tuy nhiên việc làm đó còn tuỳ thuộc vào đặc trưng của từng doanh nghiệp trong từng ngành kinh tế. Vấn đề nữa cần quan tâm khi tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp loại này là Nhà nước cần phân định rõ những doanh nghiệp nào Nhà nước cần giữ cổ phần chi phối và doanh nghiệp nào cần giữ cổ phần đặc biệt.

- Những doanh nghiệp bị thua lỗ kéo dài, không trả được nợ đến hạn, không nộp đủ thuế cho Nhà nước trong nhiều năm liền. Trường hợp này tuỳ thuộc vào tính chất kinh doanh, vào vị trí của doanh nghiệp đối với nền kinh tế- xã hội và nếu do thiếu vốn hay năng lực cán bộ quản lý yếu thì duy trì nhưng cho thay thế cán bộ lãnh đạo, nếu không có khả năng khắc phục thì giải thể hoặc cho giao bán.

Tóm lại, các doanh nghiệp cổ phần hoá hiện nay và trong tương lai gần là những doanh nghiệp thuộc loại 2. Nhưng về lâu dài, Nhà nước nên tiến hành cổ phần hoá luôn cả những doanh nghiệp thuộc loại 1 và chỉ cần giữ lại cổ phần chi phối trong các doanh nghiệp đó.

* Đề xuất xây dựng quy trình cổ phần hoá mới:

Theo như những phân tích ở phần thực trạng, một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình cổ phần hoá hiện nay là quy trình cổ phần hoá còn rất phức tạp, rườm rà, không quy định rõ thời gian cụ thể phải hoàn thành từng

bước trong quy trình cổ phần gây mất thời gian. Để góp phần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá, tác giả thiết nghĩ nên cải tiến một số thủ tục trong quy trình cổ phần hoá hiện nay. Về lâu dài thì việc cổ phần hoá rất cần thiết phải được Luật pháp hoá nhằm tạo điều kiện thuận lợi cũng như hành lang pháp lý cho các ban, ngành và doanh nghiệp thực hiện. Sau đây là nội dung của quy trình mới được xây dựng dựa trên Nghị định 64/2002/NĐ- CP ngày 19 tháng 6 năm 2002:

U

Giai đoạn 1: Công tác chuẩn bị cổ phần hoá ( 45 ngày )

. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị của các Công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, hoạt động theo nội dung Quyết định số 91/QĐ-TTg, ngày 07/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ ( sau đây gọi tắt là cơ quan quyết định cổ phần hoá ):

- Căn cứ vào đề án sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, xem xét và quyết định đưa các doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp vào danh sách cổ phần hoá và gửi về Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung ương. Không cần thiết phải chờ doanh nghiệp tự giác hay xét nguyện vọng của doanh nghiệp dễ gây chậm trễ tiến trình cổ phần hoá. Trong trường hợp cần thiết, chỉ cần thoả thuận với Hội đồng Nhân dân và Đảng uỷ cùng cấp nhằm rút ngắn thời gian cổ phần hoá ngay từ khâu chuẩn bị.

- Thông báo cho từng doanh nghiệp biết về quyết định trên để doanh nghiệp tiến hành những việc làm cần thiết tiếp theo chuẩn bị cho việc cổ phần hoá doanh nghiệp ( không cần ra quyết định riêng cho từng doanh nghiệp như trước đây mà chỉ cần thông báo kèm theo danh sách ).

- Ra quyết định thành lập Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp căn cứ trên đề xuất của doanh nghiệp cổ phần hoá và quyết định thành lập Hội đồng

xác định giá trị doanh nghiệp hoặc lựa chọn Công ty kiểm toán, tổ chức kinh tế có chức năng định giá để xác định giá trị doanh nghiệp.

- Tổ chức tập huấn và tuyên truyền chủ trương chính sách cổ phần hoá ( các văn bản về cổ phần hoá và chính sách đối với người lao động ) cho Ban đổi mới quản lý và cán bộ chủ chốt tại doanh nghiệp cổ phần hoá.

* Các doanh nghiệp trong danh sách quyết định cổ phần hoá:

- Lập danh sách thành viên Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp trong vòng 07 ngày kể từ khi nhận được thông báo về danh sách cổ phần hoá. Sau đó báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hoá quyết định. Thành phần của Ban gồm: Giám đốc làm trưởng Ban; Kế toán trưởng hoặc Trưởng phòng kế toán làm Uỷ viên thường trực; Các trưởng phòng kế hoạch, sản xuất kinh doanh, tổ chức hành chính, Bí thư Đảng uỷ và Chủ tịch công đoàn làm Uỷ viên. ( Trong quy định của Chính phủ: Phó giám đốc có thể làm trưởng Ban nhưng qua thực tế thực hiện cho thấy như vậy thường gặp phải một số khó khăn do thiếu sự ủng hộ của Giám đốc)

- Tuyên truyền, phổ biến và giải đáp cho người lao động trong doanh nghiệp về những chủ trương, chính sách và quy định của Đảng, Chính phủ, của các Bộ về cổ phần hoá. Trong đó đặc biệt chú trọng phổ biến về quyền lợi, trách nhiệm của doanh nghiệp và người lao động cũng như các công việc mà doanh nghiệp phải làm và sự tham gia của cán bộ công nhân viên trong quá trình cổ phần hoá.

- Chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến sản xuất kinh doanh, tài chính và lao động của doanh nghiệp, gồm:

+ Các hồ sơ pháp lý khi thành lập doanh nghiệp Nhà nước, quyền quản lý và sử dụng tài sản tại doanh nghiệp.

+ Báo cáo quyết toán của doanh nghiệp 03 năm cuối cùng đến thời điểm định giá.

+ Báo cáo tình hình công nợ ( đặc biệt là các khoản nợ tồn đọng), tài sản, vật tư, hàng hoá ứ đọng, kém phẩm chất: phân tích rõ nguyên nhân và dự kiến hướng giải quyết.

+ Báo cáo danh sách lao động thường xuyên của doanh nghiệp đến thời điểm cổ phần hoá, tiến hành phân loại lao động theo chất lượng và thời gian công tác... Dự kiến danh sách lao động được mua cổ phần ưu đãi và cổ phần trả chậm.

+ Lập dự toán chi phí cho việc cổ phần hoá theo các khoản mục chi tiết như Thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính cho đến khi họp xong Đại hội cổ đông lần thứ nhất.

- Thành lập Hội đồng kiểm kê, xử lý các vấn đề tài chính gồm: Giám đốc làm Chủ tịch; Kế toán trưởng làm Uỷ viên thường trực; Chủ tịch công đoàn, Trưởng phòng nhân sự, đại diện phòng Sản xuất kinh doanh, phòng Tổ chức kỹ thuật và một số thành viên trực thuộc các phòng ban khác làm Uỷ viên. Hội đồng này căn cứ vào các tài liệu đã chuẩn bị tổ chức kiểm kê, phân loại tài sản và quyết toán tài chính, thuế, công nợ để xử lý những vấn đề về tài chính của doanh nghiệp. Đây là khâu chủ yếu của bước 1, thời gian cho khâu này là 21 ngày.

- Căn cứ vào số liệu trên sổ sách kế toán và kết qủa kiểm kê tài sản, Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp phối hợp cùng Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp hoặc tổ chức được thuê xác định giá trị doanh nghiệp: Tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp (theo hướng dẫn tại Thông tư số 79/2002/TT-BTC ). Như vậy, theo quy trình mới này, ta đã bỏ qua khâu doanh nghiệp tự xác định giá trị doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp chỉ cần tự kiểm kê tài sản để lấy căn cứ xác định giá trị doanh nghiệp, sau đó sẽ phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện luôn việc xác định giá trị doanh nghiệp. Điều này sẽ giảm bớt thời gian trong quá trình cổ phần hoá tại doanh nghiệp, thời gian cho khâu này là 15 ngày. Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp sẽ được gửi đến cơ quan

quyết định cổ phần hoá để xem xét, ra quyết định công bố giá tri doanh nghiệp.

- Căn cứ vào quyết định công bố giá tri doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh sổ sách kế toán và bảng cân đối kế toán theo chế độ kế toán Nhà nước quy định. Đồng thời tiếp tục theo dõi và xử lý các khoản nợ, tài sản loại trừ khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá và hạch toán các khoản chi phí liên quan đến việc thực hiện cổ phần hoá.

U

Giai đoạn2: Xây dựng phương án cổ phần hoá ( 30 ngày ).

*Cơ quan quyết định cổ phần hoá:

- Chỉ đạo Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp trong việc xây dựng phương án cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và dự thảo Điều lệ tổ chức của công ty cổ phần.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan giải quyết những kiến nghị, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình lập phương án cổ phần hoá doanh nghiệp.

- Tiến hành thẩm tra để ra quyết định công bố giá tri thực tế của doanh nghiệp trong thời hạn 07 ngày kể từ lúc nhận đủ hồ sơ đề nghị xác định giá trị doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp có vốn Nhà nước dưới 10 tỷ đồng.

- Bộ Tài chính (Tổng cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp) tiến hành thực hiện các công việc sau:

+ Kết hợp với cơ quan quyết định cổ phần hoá hướng dẫn doanh nghiệp ký kết hợp đồng với cơ quan kiểm toán hợp pháp ( nếu xét thấy cần thiết ) và xử lý những vấn đề tài chính vượt quá quyền hạn của doanh nghiệp như: nợ khó đòi, tài sản tổn thất vì mọi nguyên nhân.

+ Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị xác định giá trị doanh nghiệp ( trước đây là 30 ngày ) phải có văn bản thoả thuận của cơ quan quyết định cổ phần hoá và Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền phải ban

hành bằng văn bản quyết định giá trị thực tế của doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp có giá trị vốn Nhà nước trên 10 tỷ đồng.

* Ban quản lý đổi mới doanh nghiệp tại doanh nghiệp:

- Xây dựng phương án bán cổ phần ưu đãi cho lao động tại doanh nghiệp căn cứ trên danh sách lao động thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá. Phương án phải bám sát những quy định trong Nghị định 64/202/NĐ- CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 76/2002/TT- BTC ngày 9/9/2002. Ngoài ra cần đặc biệt quan tâm đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và đề xuất giải pháp đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ngành xây dựng tại hải phòng​ (Trang 80 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)