2. Tiền thưởng
2.4. Những tồn tại của tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước tại Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay:
Phòng trong giai đoạn hiện nay:
Trước hết, ta không thể phủ nhận rằng công tác cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước tại Hải Phòng trong những năm qua đã thu nhiều thành công đáng ghi nhận. Kết quả sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá đều làm ăn có lãi, năm sau cao hơn năm trước; người lao động đã phần nào yên tâm và tin tưởng hơn vào chính sách cổ phần hoá của Nhà nước.
Điển hình như: Công ty cổ phần Giấy; Công ty cổ phần Hoá chất Minh Đức; Công ty cổ phần In và Bao bì; Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thuỷ sản Cát Hải; Công ty cổ phần xe khách Thăng Long; Công ty cổ phần xây dựng số 3... So với những năm trước đây, các doanh nghiệp cổ phần hoá tăng nhanh cả về số lượng và thời gian tiến hành các thủ tục cổ phần hoá. Trước đây, nhiều doanh nghiệp làm tủ tục cổ phần kéo dài mất 2 đến 3 năm, nay rút xuống chỉ mất khoảng 1 năm trở lại. Một số doanh nghiệp hoàn thành thủ tục khá nhanh như: Công ty Sơn Hải Phòng; Công tyThiết bị y tế; Công ty Sách và Thiết bị trường học;...
Có thể nói, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm chuyển một bộ phận doanh nghiệp sang cổ phần, thực hiện theo cơ chế mới, năng động, tự chủ trong hoạt đông sản xuất kinh doanh. Công việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước nói chung và doanh nghiệp trong ngành Xây dựng nói riêng được tiến hành trong điều kiện đặc thù với những yếu tố thuận lợi và khó khăn nhất định, chúng ta có thể nêu ra đây một số yếu tố quan trọng :
2.4.1.Về thuận lợi:
Nhà nước đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và quyết tâm thực hiện. Điều này thể hiện qua việc ban hành các văn bản Luật và dưới Luật nhằm thực hiện chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện, có các chính sách tháo gỡ về tài chính, công nợ, lao động cho các doanh nghiệp khi tiến hành sắp xếp. Đối với Hải Phòng, lãnh đạo thành phố, Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp và các ngành có liên quan luôn quan tâm chỉ đạo sâu sát và thu thập kinh nghiệm trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp.
Tình hình kinh tế của đất nước đã có nhiều biến đổi theo hướng tích cực. Giá cả thị trường đã được duy trì tương đối ổn định, mức lạm phát đã được hạn chế, đồng tiền Việt Nam đã giữ được giá, lãi suất đã ở mức khuyến khích các hoạt động đầu tư vào sản xuất kinh doanh,...Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt tâm lý cho mọi người muốn đầu tư thông qua hình thức mua cổ phiếu trong các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá.
Hoạt động trong cơ chế thị trường với thời gian chưa lâu nhưng đã xuất hiện đội ngũ các Nhà quản lý doanh nghiệp có khả năng kinh doanh lớn, người lao động trong các doanh nghiệp đã thích ứng được về ý thức, tác phong và hiệu quả công việc trong điều kiện cạnh tranh về năng suất, chất lượng và hiệu quả. Điều này sẽ làm cho người đầu tư yên tâm bỏ vốn, góp phần thuận lợi cho việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước.
Ngoài ra, với những kinh nghiệm thực tiễn phong phú của các nước trên thế giới trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước sẽ là những bài học bổ ích và quý báu để Nhà nước tiến hành hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện cong việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam.
2.4.2.Về khó khăn:
Trước hết, từ Trung ương đến địa phương, công tác chỉ đạo chưa thực sự mạnh mẽ và quyết liệt. Cổ phần hoá là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với xu thế chung của khu vực và thế giới, song việc thi hành của các ngành, các bộ chưa mạnh mẽ nên tốc độ cổ phần hoá quá chậm.
Cơ chế chính sách của Nhà nước liên quan đến công tác cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước chậm thay đổi, chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, trong đó có những quy định chưa sát thực tế như một số quy định trong Luật phá sản doanh nghiệp nhà nước.. Trong khi đó, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là một công tác mới mẻ, rất phức tạp, khó khăn và nhậy cảm. Trình tự, thủ tục cổ
phần hoá quá rườm rà, phức tạp: từ khâu chuẩn bị đến khâu triển khai, chưa phù hợp với trình độ nhận thức của cán bộ quản lý tại doanh nghiệp làm kéo dài thời gian cổ phần hoá. Đặc biệt là khâu thẩm định giá trị doanh nghiệp, có quá nhiều công đoạn như: trước tiên doanh nghiệp tự xác định, sau đó thuê Công ty kiểm toán độc lập kiểm toán lại giá trị doanh nghiệp, tiếp theo là lập hội đồng thẩm định giá trị doanh nghiệp. Khi làm các công đoạn này còn thường nảy sinh nhiều ý kiến khác nhau phải bàn đi bàn lại, thậm chí còn tranh cãi gay gắt. Sau khi đi đến được sự thống nhất mới trình cơ quan thẩm quyền ra quyết định về giá trị doanh nghiệp. Mặt khác, giá trị doanh nghiệp mới chỉ là kết quả của các tính toán một chiều của các cơ quan cổ phần hoá, giá trị đó chưa được thị trường kiểm nghiệm.
Một số chính sách chưa thực sự thoả đáng, nhất là chính sách ưu đãi cho người lao động, cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp khi chuyển đổi sở hữu chưa thực sự hấp dẫn dẫn đến tư tưởng chờ đợi và chưa khuyến khích được các doanh nghiệp nhà nước cũng như người lao động trong doanh nghiệp tích cực tham gia chương trình cổ phần hoá. Một số chính sách mới ban hành về cơ bản đã tháo gỡ được khó khăn, tồn tại khi sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, nhưng vẫn còn những vướng mắc như: chưa có chính sách giải quyết tình hình dôi dư với đối tượng là 03 chức danh chủ chốt trong doanh nghiệp hoặc khi cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đối với trường hợp vốn Nhà nước ít, số lao động thuộc diện ưu đãi quá đông. Có nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp Nhà nước muốn đưa ra cổ phần hoá nhưng người đầu tư chưa muốn mua. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, thuộc các lĩnh vực hấp dẫn nhiều người đầu tư nhưng Nhà nước chưa muốn bán.
Từ năm 2000 trở lại đây, các văn bản quy định của Nhà nước về cổ phần hoá tuy đã từng bước được hoàn thiện và cụ thể hơn nhưng tính pháp lý còn hạn chế, còn nhiều điểm quy định thiếu nhất quán, nước đôi gây tranh cãi. Khó thực hiện nhất là quy định về xác định giá trị tài sản, có quá nhiều căn cứ
nhưng không xác định căn cứ nào là ưu tiên, dựa vào căn cứ là chính và khi nào thì áp dụng các căn cứ đó... (xem Căn cứ xác định giá trị doanh nghiệp
Trang 32). Điều này dẫn đến hai quan điểm trái ngược nhau trong xác định giá trị tài sản doanh nghiệp. Một quan điểm cho rằng cần đánh giá sát giá trị để tránh thất thoát, đảm bảo công bằng trên bình diện chung toàn xã hội. Còn quan điểm khác lại cho rằng nên đánh giá thấp giá trị tài sản vì đối tượng mua chủ yếu là người lao động tại doanh nghiệp, như vậy sẽ dễ bán hơn và tạo ưu đãi cho người lao động. Ngoài ra, một số văn bản quy định cổ phần hoá có những mâu thuẫn với các văn bản khác liên quan cũng gây trở ngại không ít cho quá trình cổ phần hoá. Ví dụ như quy định doanh nghiệp cổ phần hoá không cần tách riêng quyết định thành lập và đăng ký kinh doanh nhưng thủ tục đăng ký kinh doanh đòi hỏi phải có danh sách Hội đồng quản trị, phải có quyết định thành lập doanh nghiệp để tiến hành Đại hội cổ đông...
Sự chưa ổn định trong chính sách vĩ mô của Nhà nước về luật pháp, thuế khoá, tiền tệ,... chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro cho người muốn đầu tư lâu dài: chính sách kinh tế hay thay đổi đột ngột, lạm phát chưa kiềm chế một cách chắc chắn, sự đổi mới của hệ thống ngân hàng và cơ chế hoạt động tín dụng quá chậm trễ so với đòi hỏi của cơ chế thị trường gây bất lợi cho môi trường đầu tư trong nước làm ảnh hưởng đến quá trình cổ phần hoá.
Tư tưởng và tâm lý của đa số nhân dân còn nhiều nghi ngại không muốn chung vốn mà thích làm ăn riêng, làm hạn chế việc mua bán chuyển nhượng cổ phần. Điều này là do họ chưa quen với vấn đề cổ phần hoá, thậm chí còn có sự phản ứng từ những người đang sống yên ổn trong khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác, trong đó có nguyên nhân do hệ thống thống kê, kế toán phức tạp, lại thực hiện không nghiêm, kiểm toán chưa phát triển làm cho những người chung vốn thiếu khả năng kiểm soát hữu hiệu hoạt động, tình hình tài chính của Công ty và của Ban giám đốc điều hành. Do thị trường vốn chưa phát triển nên không có các
tổ chức và cá nhân làm tư vấn dịch vụ môi giới, kiểm toán thông tin giúp cho nhân dân tìm hiểu, biết nên đầu tư vào đâu và làm như thế nào để bảo vệ được quyền lợi của họ trong Công ty cổ phần. Mặt khác, đại bộ phận dân cư còn nghèo, ít có khả năng tích luỹ đầu tư nên thường chọn đầu tư chắc ăn, ít mạo hiểm bằng cách gửi tiền tiết kiệm. Do vậy, lực lượng mua cổ phiếu cũng không đông và khó thực hiện mục tiêu biến người công nhân thành đồng chủ sở hữu doanh nghiệp cổ phần.
Đối với người lao động đang làm trong doanh nghiệp Nhà nước, điều mà họ quan tâm nhất là khi chuyển sang cổ phần hoá thì quyền lợi có được bảo đảm bằng hoặc cao hơn khi họ làm trong doanh nghiệp Nhà nước hay không và họ cũng rất quan tâm đến việc thực hiện các chính sách về bảo hiểm xã hội, chính sách ưu đãi mua cổ phần. Do vậy, công tác cổ phần hoá chưa được hưởng ứng rộng rãi từ phía quần chúng lao động. Hơn nữa các ưu đãi về mua cổ phiếu ( cho công nhân mua chịu, trả lãi thấp, thời hạn lâu, phát hành cổ phiếu hưởng lợi tức suốt đời,...) mới chỉ dừng ở giải pháp mang tính chất một chiều, xuất phát từ đánh giá chủ quan của các nhà làm chính sách mà chưa tính toán đến những lo lắng thực tế của người lao động. Đối với họ, nếu đồng ý cổ phần hoá là đồng ý để Công ty tự xoay sở trước bão táp cạnh tranh trên thị trường. Mua cổ phiếu của Công ty cũng có nghĩa là bỏ phiếu thuận cho việc xoá bỏ sự bảo trợ của Nhà nước dưới mọi hình thức, đồng thời chưa biết lời lãi sao đã phải ký nhận nợ về số cổ phiếu sẽ nhận. Nếu doanh nghiệp sau khi cổ phần kinh doanh kém hiệu quả hơn hoặc trường hợp xấu, nếu doanh nghiệp phá sản thì số tiền đã bỏ ra mua cổ phiếu sẽ mất đi. Đây là những nỗi lo có thật, bởi trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng kinh doanh thua lỗ sau cổ phần.
Một số lãnh đạo và người làm công tác quản lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương chưa quán triệt đầy đủ các quan điểm về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Một số lãnh đạo chính quyền cơ sở lo ngại cổ phần hoá làm
mất chủ quyền của Nhà nước, làm mất vai trò kinh tế quốc doanh, từ đó do dự chưa muốn cổ phần hoá ( thực chất là lo sợ mất quyền lợi của mình ). Đa số các giám đốc và cán bộ quản lý doanh nghiệp ngần ngại, thậm chí phản đối vì sợ chuyển từ “người chủ” thành “người làm thuê cao cấp” sẽ chịu sự đánh giá và kiểm soát của Hội đồng quản trị và các cổ đông về trình độ và năng lực của mình. Họ cho rằng giám đốc doanh nghiệp Nhà nước thì nhẹ nhàng hơn, vì trách nhiệm không nặng nề như làm giám đốc Công ty cổ phần, đồng thời quyền lợi về mọi mặt được đảm bảo hơn. Và nếu doanh nghiệp Nhà nước bị thua lỗ hay phá sản thì vẫn được Nhà nước bảo trợ.