Những quan điểm và phương hướng tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong ngành Xây dựng tại Hải Phòng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và đề xuất giải pháp đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ngành xây dựng tại hải phòng​ (Trang 77 - 79)

2. Tiền thưởng

3.1. Những quan điểm và phương hướng tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong ngành Xây dựng tại Hải Phòng:

doanh nghiệp nhà nước trong ngành Xây dựng tại Hải Phòng: 3.1.1.Về quan điểm:

Trước hết, cần nâng cao nhận thức về quan điểm của Đảng và Nhà nước là xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần với sự tồn tại, đan xen nhiều hình thức sở hữu, hình thành quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thực hiện sự liên kết giữa các thành phần kinh tế cùng hoạt động và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa với vai trò chủ đạo của nền kinh tế Nhà nước. Mọi loại hình kinh doanh có lợi cho quốc kế dân sinh, mọi doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật và đối xử tốt với người lao động đều được Nhà nước và xã hội tôn vinh, được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp, được hưởng chính sách ưu đãi trong những lĩnh vực Nhà nước khuyến khích. Xây dựng mặt bằng chính sách và pháp luật đối với mọi loại hình sản xuất kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Tuyên truyền sâu rộng và giải thích cho mọi người lao động trong các doanh nghiệp và toàn xã hội hiểu và nhận thức đúng về nội dung cơ bản trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cổ phần hoá. Cổ phần hoá không phải là tư nhân hoá mà là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp có một chủ sở hữu thành doanh nghiệp đa sở hữu. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là một biện pháp hữu hiệu để cơ cấu lại tổ chức, trên cơ sở đó lợi ích của

các cổ đông và của người lao động trong doanh nghiệp cũng như lợi ích của Nhà nước, của xã hội mới được đảm bảo bền vững. Xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của các cấp chính quyền và của lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước trong việc thực hiện cổ phần hoá. Đồng thời, một mục tiêu khác của cổ phần hoá là nhằm huy động vốn từ người lao động trong doanh nghiệp, huy đông vốn nhàn rỗi trong nhân dân cũng như của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để đầu tư và phát triển doanh nghiệp.

Cổ phần hoá chính là yêu cầu tất yếu khách quan đối với những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần thiết phải giữ 100% vốn. Do vậy cần phải khuyến khích các doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá, nhưng phải tiến hành từng bước vững chắc theo luật định và theo hướng dẫn của Nhà nước, không làm tuỳ tiện ồ ạt hay có tư tưởng nóng vội, làm cho xong gây hậu quả tiêu cực. Thống nhất quan điểm mọi tài sản, vốn của doanh nghiệp nhà nước, kể cả vốn doanh nghiệp tự bổ xung là của Nhà nước, cần phải được đảm bảo và phát triển. Cổ phần hoá là để nâng cao hiệu quả và tăng thêm tài sản Nhà nước. Cần đánh giá sát giá trị của doanh nghiệp nhà nước trên căn cứ là khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong thời gian qua. Từ đó hạn chế thất thoát tài sản, song không cứng nhắc và quá chặt chẽ để đảm bảo sức thu hút cổ đông trong và ngoài doanh nghiệp bằng khả năng thu lợi tức cổ phần và phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả của Công ty cổ phần, chứ không thu hút bằng sự nhân nhượng quá mức về giá tri tài sản của doanh nghiệp. Thực hiện khuyến khích bán cổ phần cho người lao động để tạo nguồn lực bên trong trực tiếp thúc đẩy phát triển và cũng cần coi trọng, chú ý mở rộng bán cổ phần cho tổ chức hay cá nhân ngoài doanh nghiệp để thu hút thêm vốn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Cổ phần hoá là một công việc được tiến hành đồng thời với việc tổ chức, sắp xếp một cách tổng thể các doanh nghiệp nhà nước để tạo ra được những doanh nghiệp mạnh, hiệu quả hoạt động cao, phát triển theo hướng

chiến lược chung, góp phần vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quá trình này phải đảm bảo hài hoà giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội. Nghĩa là lấy tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là thước đo chủ yếu, tiến hành đồng thời công cuộc cải cách hành chính, công tác cán bộ và giải quyết lao động, vừa tập trung theo ngành kinh tế kỹ thuật trên địa bàn, vừa khuyến khích các doanh nghiệp đa dạng hoá hoạt động sản xuất kinh doanh thích ứng với cơ chế thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và đề xuất giải pháp đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ngành xây dựng tại hải phòng​ (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)