b. Doanh nghiệp thực hiện bán doanh nghiệp ( 02 D N)
2.3. Tình hình thực hiện cổ phần hoá của các doanh nghiệp Nhà nước tại Hải Phòng:
nước tại Hải Phòng:
Sau khi triển khai Nghị Quyết Trung ương 3 khóa IX và Nghị Quyết số 04-NQ/TU về việc tiếp tục sắp xếp, đối mới và phát triển nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là sau Hội nghị của Thành phố về “ Đổi mới và phát triển doanh nghiệp thành phố”, nhận thức của các doanh nghiệp Nhà nước và cán bộ các Sở, ban ngành đã được nâng cao. Đề án tổng thể sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thành phố đã được bổ sung, hoàn thiện và trình Chính phủ phê duyệt. Nhiều Sở đã chủ động tổ chức các cuộc họp với các doanh nghiệp thuộc diện sắp xếp để quán triệt và đề xuất định hướng sắp xếp lại doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp đã chủ động thành lập Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp để dành thời gian nghiên cứu việc xây dựng
phương án đổi mới doanh nghiệp cho phù hợp với tinh thần Nghị Quyết Trung ương và Thành uỷ Hải Phòng.
Công tác cổ phần hoá và giao, bán, khoán doanh nghiệp Nhà nước được đẩy nhanh, có nhiều chuyển biến tích cực so với những năm trước đây. Uỷ ban nhân dân Thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo Hội nhập kinh tế để chỉ đạo các doanh nghiệp trong công tác chuẩn bị tham gia hội nhập, phối hợp với công tác sắp xếp, đổi mới để nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao sức cạnh tranh, chuẩn bị đủ điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Chủ trương, tư tưởng chỉ đạo của Trung ương và Thành uỷ về cổ phần hoá không phải là tư nhân hoá bước đầu được thực hiện. Tiến độ sắp xếp, đổi mới, cổ phần hoá trong hai năm qua được nâng lên nhiều. Hầu hết các đề án cổ phần hoá được thành phố phê duỵêt đã bảo đảm một tỷ lệ nhất định phần vốn Nhà nước trong Công ty cổ phần sau khi chuyển đổi.
Việc đổi mới quản lý sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ và lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp được quan tâm hơn trước. Thành phố đã tích cực hướng dẫn, tạo điều kiện và hỗ trợ kinh phí để các doanh nghiệp đẩy mạnh áp dụng hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, số doanh nghiệp Nhà nước ở địa phương được cấp chứng nhận áp dụng hệ thống quản lý chất lương quốc tế đã tăng nhanh hơn. Thành phố đã có chính sách hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp nhà nước lập dự án đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, hỗ trợ sau đầu tư, hỗ trợ vốn lưu động đẩy mạnh xúc tiến thương mại và xuất khẩu. Các Sở, ban, ngành đã quan tâm chỉ đạo các doanh nghiệp chủ động thực hiện đổi mới công nghệ và từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh. Đồng thời tăng cường việc đổi mới quản lý, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo và quản lý có thời hạn, bố trí kiện toàn cán bộ quản lý của doanh nghiệp nhà nước. Việc lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp nhà nước đã từng bước được thực hiện dưới nhiều hình thức, biện pháp bước đầu có hiệu quả.
Thành phố đã tổ chức triển khai các chính sách, quy định của Nhà nước mới ban hành trong công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước và vận dụng xây dựng, thực hiện một số cơ chế, chính sách của địa phương nhằm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp phát triển. Việc đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức Đảng ở doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có cổ phần Nhà nước từng bước được thực hiện. Nhìn chung, doanh nghiệp Nhà nước Hải phòng trong những năm qua tiếp tục phát triển, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, sức cạnh tranh được nâng lên.
Kết quả sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước tính đến 30/9/2002 tại Hải Phòng là 36 doanh nghiệp, bao gồm:
- Về cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu doanh nghiệp Nhà nước: Uỷ Ban nhân dân Thành phố ra Quyết định tiến hành cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu 19 doanh nghiệp Nhà nước thuộc các Sở sau:
+ Sở Công nghiệp: 05 doanh nghiệp + Sở Thương mại: 02 doanh nghiệp
+ Sở Giao thông công chính: 02 doanh nghiệp + Sở Xây dựng:04 doanh nghiệp
+ Sở Thuỷ sản: 01 doanh nghiệp
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 03 doanh nghiệp + Sở Y tế : 01 doanh nghiệp
+ Uỷ ban nhân dân Huyện Kiến Thuỵ: 01 doanh nghiệp
- Hoàn tất thủ tục cho 05 doanh nghiệp có quyết định trong những năm trước là:
+ Công ty cổ phần Xây dựng số 12
+ Công ty cổ phần Xe khách Thăng Long + Công ty May số 3
+ Nhà máy Chế tạo cân Hải Phòng
- Giải thể: 02 doanh nghiệp ( thuộc Sở Công nghiệp và Liên đoàn lao động Thành phố )
- Sáp nhập, hợp nhất: 14 doanh nghiệp thành 07 doanh nghiệp thuộc các Sở: Công nghiệp; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thuỷ sản; Thương mại.
- Chuyển về Tổng công ty Trung ương; 01 doanh nghiệp.
Sau 5 năm thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, Hải Phòng đã giảm được một số lượng lớn các doanh nghiệp và hình thành hệ thống 18 doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích và 100 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực kinh tế. Mặc dù số lượng doanh nghiệp giảm nhưng hiệu quả hoạt động và quy mô ngày càng được tăng lên. Tổng số vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp tăng bình quân khoảng 55 tỷ đồng mỗi năm, vốn bình quân một doanh nghiệp là trên 9 tỷ đồng.
Công tác cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu doanh nghiệp Nhà nước được xác định là một trong những hình thức sắp xếp được tập trung xem xét và chỉ đạo. Tổng số vốn điều lệ của 19 doanh nghiệp tính đến thời điểm cổ phần hoá hoạt động theo Luật doanh nghiệp là 61,013 tỷ đồng, trong đó phần vốn Nhà nước hiện có tại các doanh nghiệp lúc chuyển đổi là 45,7 tỷ đồng, đã huy động 15,313 tỷ đồng từ người lao động trong và ngoài doanh nghiệp. Đến nay, vốn điều lệ đã tăng lên trên 80 tỷ đồng do tiếp tục phát hành cổ phiếu, trích từ lợi nhuận hàng năm. Tổng số lao động của 19 doanh nghiệp khi chuyển đổi là 3.237 người. Tiền thu về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước thành phố do bán cổ phần Nhà nước là trên 30 tỷ đồng và đã đưa vào giải quyết trợ giúp số lao động dôi dư trong doanh nghiệp khi cổ phần hoá và đầu tư cho doanh nghiệp Nhà nước thuộc diện giữ lại.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng, tính đến hết quý I năm 2004 có 06 doanh nghiệp ( có quyết định của UBND Thành phố từ 2001 ) đã tiến hành xong việc chuyển đổi. Bao gồm:
* Công ty Xây dựng số 12: Bán xong vào tháng 8/2002, tổng số vốn Nhà nước là 505,8 triệu đồng
* Công ty Xây dựng số 3: Cổ phần hoá xong tháng 12/2002 và đã đi vào hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần. Công ty được chuyển đổi theo hình thức cổ phần hoá thường với số vốn Nhà nước là 11.893 triệu ( Nhà nước tham gia cổ phần là 1.937,36 triệu đồng )
* Công ty Vật liệu xây dựng Thống Nhất: Bán xong năm 2003, tổng số vốn Nhà nước là 723,406 triệu đồng.
* Công ty Xây dựng số 1: Có tổng số vốn Nhà nước là 1.471,26 triệu đồng.
Công ty đã thẩm định xong quyết toán tài chính đến thời điểm cổ phần hoá 30/9/2002; lập xong hồ sơ định giá tài sản cố định; bán xong cổ phiếu và đang chuẩn bị Đại hội cổ đông.
* Công ty Xây dựng số 6: Hoàn tất các công việc chuyển đổi và định giá xong giá trị doanh nghiệp, đã được các Ngành thẩm định xong (tài liệu đã chuyển về ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp thành phố) và đã hoàn thành năm 2003 với tổng số vốn Nhà nước là 1.348,802 triệu đồng.
* Công ty Xây dựng và trang trí nội thất: Đã thẩm định xong quyết toán tài chính đến thời điểm cổ phần hoá, thẩm định xong hồ sơ xác định tài sản cố định và hồ sơ lao động. Đến quý I/2004 đã hoàn tất cổ phần hoá với tổng số vốn Nhà nước là 1.773,324 triệu đồng.
Như vậy, tính đến thời điểm hiện nay, Sở Xây dựng còn lại 07 doanh nghiệp, đã có quyết định của UBND Thành phố cho tiến hành sắp xếp và chuyển đổi hình thức sở hữu, nhưng chưa hoàn tất thủ tục cổ phần hoá. Trong đó, Công ty Xây dựng và Phát triển nhà với tổng số vốn nhà nước là 3.050 triệu đồng sẽ hoàn thành trong năm 2004. Công ty này đã lập và thẩm định xong
quyết toán tài chính, lập xong hồ sơ xác định tài sản cố định đã gửi tới các Ngành để thẩm định, hồ sơ lao động đang làm.
Hầu hết các doanh nghiệp sau khi chuyển đổi hoạt động có hiệu quả cao hơn so với trước, chi phí quản lý hành chính giảm rõ rệt, tính tự chủ trong quản lý doanh nghiệp được nâng lên, khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có. Số doanh nghiệp yếu kém, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả và chậm thích ứng đã được củng cố (sáp nhập, giải thể, sắp xếp lại theo tinh thần Chỉ thị 20/1998/CT-TTg, Nghị định số 44/CP, 103/CP và của Thủ tướng Chính phủ ). Các doanh nghiệp còn lại đã từng bước khẳng định sự thích ứng với cơ chế thị trường, do đã đổi mới toàn diện từ tư duy trong sản xuất kinh doanh tới công tác cán bộ, đào tạo, đầu tư trang thiết bị và mở rộng thị trường. Năng lực của các doanh nghiệp sau khi chuyển đổi thực sự được nâng lên, quy mô mở rộng cả về tài sản, vốn sản xuất kinh doanh và thị trường kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp đã có khả năng tham gia thắng thầu và thi công nhiều công trình lớn, có yêu cầu kỹ thuật cao ở trong và ngoài thành phố. Một số doanh nghiệp còn chủ động xây dựng nhiều dự án lớn mang tính xã hội và quản lý cao như: dự án khu công nghiệp vừa và nhỏ Vĩnh Niệm, khu nhà ở cho người có thu nhập thấp, các dự án phát triển khu đô thị mới đường Văn Cao, khu đô thị Cựu Viên, khu đô thị Nam sông Lạch Tray,... Một số doanh nghiệp đã thực hiện được các công trình có quy mô lớn cả về thiết kế và thi công như công trình Thư viện tổng hợp Thành phố và nhận thầu thi công công trình cao tầng. Các doanh nghiệp sau khi chuyển đổi vẫn giữ vững và tuân thủ theo các quy định của chính sách và pháp luật, đặc biệt là chính sách về tài chính, chính sách lao động, duy trì hoạt động của tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên,... Sau khi sắp xếp đổi mới doanh nghiệp với các cơ chế cởi mở, hỗ trợ đã giúp doanh nghiệp giải quyết được số lao động sức khoẻ yếu, tay nghề kém không phù hợp và không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. Đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp tuyển dụng lực lượng lao động trẻ, có tay nghề và
đào tạo lại một số lao động đang trong độ tuổi lao động. Vì vậy đã góp phần nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động đảm nhận được các công việc đòi hỏi kỹ thuật phức tạp. Tuy vậy, hiện nay số lao động có tay nghề cao như vậy vẫn còn thiếu so với yêu cầu công việc.
Bảng 2.1: Kết quả cổ phần hóa doanh nghiệp ngành xây dựng tại Hải phòng
2002 2003 2004
1 - Tổng số doanh nghiệp Nhà nước 14 13 11