Đối với ngành Xây dựng Hải Phòng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và đề xuất giải pháp đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ngành xây dựng tại hải phòng​ (Trang 72 - 77)

2. Tiền thưởng

2.4.3. Đối với ngành Xây dựng Hải Phòng:

Xét đến thời điểm hiện nay, phần lớn năng lực các doanh nghiệp Nhà nước thuộc ngành Xây dựng đã được nâng lên rõ rệt cả về đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân, công nghệ trang bị và kinh nghiệm trong kinh doanh trên thương trường, đang dần khẳng định vị trí của mình, đủ sức canh tranh và từng bước hội nhập khu vực. Các doanh nghiệp đã khẳng định được sự vượt trội về năng lực, quy mô, giữ tỷ trọng lớn so với các thành phần kinh tế khác.

Mặc dù vậy, xét về công tác cổ phần hoá nói riêng của ngành thì vẫn tồn tại nhiều vướng mắc làm cho quá trình cổ phần hoá tiến triển rất chậm và chưa hiệu quả, chưa đạt được các mục tiêu kinh tế đề ra. Trong khi Thành uỷ và Uỷ ban nhân dân thành phố tích cực chỉ đạo, đôn đốc nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá nhưng Ban chỉ đạo cổ phần hoá Thành phố chưa thực sự hoạt động mạnh mẽ, còn nhiều lúng túng và chưa tập trung cho công tác này. Lực lượng làm công tác cổ phần hoá chưa có kinh nghiệm, số lượng ít, không có đội ngũ chuyên trách mà chủ yếu là kiêm nghiệm nên không có đủ điều kiện cả về năng lực, trình độ và thời gian cho công tác này. Ban chỉ đạo cổ phần hoá Thành phố chưa xây dựng được quy trình tiến hành sắp xếp chuẩn để hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai. Ban cổ phần hoá ở cơ sở do giám đốc

làm trưởng ban cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến tiến độ nhanh hay chậm của cổ phần hoá vì nó phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của cá nhân và của cơ sở đó, điều này cũng không hợp lý.

Hình thức cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước trong ngành hiện nay còn nhiều vấn đề chưa phù hợp. Hầu hết các doanh nghiệp có vốn sản xuất kinh doanh nhỏ, vốn lưu động không đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh, vốn tập trung chủ yếu ở trụ sở và phương tiện phục vụ công tác, điều này làm ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn và tài sản kém hiệu quả. Thiết bị thi công lạc hậu, chưa đủ khả năng đổi mới. Cán bộ công nhân viên phần lớn là không có khả năng huy động vốn đầu tư mua cổ phần, cá biệt không đủ điều kiện mua cổ phần ưu đãi. Đồng thời qua thực tiễn thực hiện sắp xếp doanh nghiệp, do đặc thù của ngành Xây dựng là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp yếu, thiết bị lạc hậu, công việc phụ thuộc vào quá trình đầu tư trên địa bàn và vào kết quả đấu thầu... nên khi cổ phần hoá không phát huy được các yếu tố như: thu hút vốn, vai trò đa chủ sở hữu như ở các ngành sản xuất công nghiệp khác. Với các đặc thù trên dẫn đến việc cổ phần hoá doanh nghiệp xây dựng không hấp dẫn, vì thế không thu hút được vốn đầu tư của xã hội và tổ chức kinh tế khác để đổi mới công nghệ và phát triển doanh nghiệp. Kết quả thực tế sau khi cổ phần hoá là người lao động cũng chỉ mua cổ phần ưu đãi là chính, số cổ phần chỉ tập trung ở một vài cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp cũ để đảm bảo tỷ lệ góp vốn, tham gia Hội đồng quản trị và tiếp tục lãnh đạo Công ty cổ phần. Thực chất trong giai đoạn vừa qua, Hải Phòng mới chỉ chú trọng đến việc sắp xếp chuyển đổi cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và chuyển đổi hình thức sở hữu, chưa chú trọng đến việc nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đây mới là yếu tố giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và định hướng xã hội chủ nghĩa trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Các doanh nghiệp trong ngành đã tiến hành xong cổ phần hoá cũng chỉ mới đi vào hoạt đông nên chưa khẳng định được hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Riêng Công ty cổ phần xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, sau khi cổ phần hoá bộ phận, qua 4 năm hoạt động đã có lãi nhưng đây chưa phải hiệu quả do cổ phần hoá đem lại, thực chất là do sự ưu ái về công việc, về tỷ lệ nộp được Công ty nhà nước dành cho mà có.

Trong quá trình CPH cũng đã nảy sinh các vướng mắc về xác định giá trị doanh nghiệp, giải quyết nợ ( đây là vấn đề nan giải trong ngành xây dựng ), tính toán giá trị đất, bố trí việc làm cho người lao động .... Đặc biệt đã xuất hiện một số vấn đề bức xúc như hình thức CPH nhưng thực chất lại là tư nhân hóa và thậm chí là tư nhân hóa không lành mạnh. Việc chậm CPH DNNN ngành xây dựng còn có các nguyên nhân từ sự bất hợp lý của cơ chế chính sách và ngay trong khâu tổ chức thực hiện, về cơ chế chính sách điển hình là cơ chế tài chính cho việc chuyển đổi DNNN ngành xây dựng sang CTCP tại nghị định 64/CP. Đơn cử cơ chế xử lý nợ và tồn đọng của DNNN hiện còn thiếu các quy định gắn trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chủ động xử lý tồn tại tài chính, xử lý lao động dôi dư nên có xu hướng dồn lại khi thực hiện chuyển đổi để được Nhà nước xử lý. Điều này tạo gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, đồng thời tạo kẽ hở thất thoát vốn và tài sản, làm chậm tiến trình CPH.

Nguyên nhân mới nhất đưa đến sự trì trệ CPH là từ những quy định mới, trong đó có quy định ảnh hưởng khá mạnh đến tâm lý triển khai: Quy định về cổ phần do Nhà nước giữ lại khi bán cổ phần lần đầu mức ít nhất là 51% đối với Công ty có vốn trên 5 tỷ đồng và sản xuất kinh doanh có lãi ( Chỉ thị 01/2003/TC-TTg ), dù ít nghe nhắc đến, song đây là một vấn đề được hầu hết các Công ty trong ngành, nhà đầu tư và giới phân tích kinh tế quan tâm đặc biệt. Băn khoăn chủ yếu xuất phát từ tâm lý e ngại trước sự ra đời một thực thể “ Vừa là doanh nghiệp cổ phần vừa là doanh nghiệp Nhà nước “.

Căn nguyên cơ bản của thực trạng CPH chậm trong ngành xây dựng xuất phát từ nhận thức và tư tưởng của tất cả các đối tượng thành phần liên quan đến CPH. Nghị quyết TW3, trong khi đẩy mạnh CPH DNNN đã nhấn mạnh “ CPH DNNN không được biến thành tư nhân hóa DNNN” bởi lẽ nếu biến DNNN - Bộ phận quan trọng nhất của kinh tế Nhà nước thành doanh nghiệp tư nhân ( hay tư nhân hóa DNNN ), cũng có nghĩa là tư nhân hóa nền kinh tế. Nhận thức không đúng đó đã làm trở ngại đến việc tổ chức và tham gia CPH. Ngoài lý do trên, việc cán bộ hoạch định chính sách “ chùn tay “, thiếu mạnh dạn trong đề xuất các chính sách cụ thể đẩy nhanh quá trình CPH và tạo chính sách cho DNNN phát triển cũng là một nguyên nhân cản trở tiến trình CPH DNNN.

Mặt khác, qua công tác quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố trong thời gian qua cho thấy hầu hết các công trình, dự án đầu tư đều do các Tổng công ty hoặc các doanh nghiệp ở địa phương khác trúng thầu thi công. Khi triển khai xây dựng thì phần lớn là các doanh nghiệp xây dựng của Hải Phòng làm thầu phụ và thực hiện. Điều này dẫn tới chi phí cho các công trình tăng, lợi nhuận của đơn vị thi công thấp, thậm chí cá biệt còn thua lỗ nên phần nào ảnh hưởng đến chất lương công trình. Nếu cổ phần hoá các doanh nghiệp nhỏ lẻ như hiện nay thì sau cổ phần hoá, các doanh nghiệp này cũng chỉ tiếp tục đi làm các nhà thầu phụ hoặc thầu phụ lần thứ “1”. Như vậy, các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá sẽ vẫn không đạt được mục đích đề ra là nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, việc cổ phần hoá chỉ là việc chuyển quyền sở hữu.

Trên thực tế, một số doanh nghiệp đã gặp nhiều khó khăn phát sinh khi tiến hành cổ phần hoá. Ngay từ giai đoạn chuẩn bị đã xuất hiện nhiều vấn đề cần xử lý như tranh chấp sở hữu, thuê mua tài sản, các vấn đề tài chính, nợ nần đến các vấn đề nhân sự. Nói chung các doanh nghiệp Nhà nước đều có các khoản nợ, trong đó nhiều doanh nghiệp có các khoản nợ rất lớn, hoặc là do

thua lỗ trong sản xuất kinh doanh, hoặc là do công tác đầu tư phát triển. Do vậy, khi lập chương trình chuyển sang cổ phần hoá thì việc đưa ra cách giải quyết để xử lý các món nợ cho doanh nghiệp thường gặp nhiều vấn đề rất nan giải, trong khi một trong những yêu cầu để cổ phần hoá là phải làm trong sạch tài chính, nghĩa là phải có hướng để thanh toán công nợ.

Tóm lại, những nguyên nhân làm chậm quá trình cổ phần hoá hiện nay của doanh nghiệp Nhà nước trong ngành Xây dựng tại Hải Phòng tập trung ở những điểm sau đây:

- Do lịch sử hình thành khối doanh nghiệp Nhà nước và tư tưởng bao cấp để lại.

- Do vấn đề xác định giá tri doanh nghiệp còn quá phức tạp, chưa thống nhất dẫn đến nhiều tranh cãi, kéo dài thời gian tiến hành cổ phần.

- Vấn đề giải quyết lao động dôi dư sau khi cổ phần cũng là một cản trở vì doanh nghiệp phải giải quyết vấn đề này trước khi tiến hành cổ phần hoá, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp nhà nước đã nhiều năm làm ăn thua lỗ.

- Những quy định mới tại chỉ thị 01/2003/ TC-TTg của Thủ tướng Chính phủ và những nhận thức, tư tưởng của các đối tượng, thành phần liên quan đến CPH.

U

phần iii

một số giải pháp

nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các

doanh nghiệp nhà nước trong ngành xây dựng tại HP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và đề xuất giải pháp đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ngành xây dựng tại hải phòng​ (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)