Nhóm tiêu chí phản ánh hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực tài chính tạo công ty cổ phần viglacera hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 48 - 52)

5. Bố cục của luận văn

2.4.2. Nhóm tiêu chí phản ánh hiệu quả sử dụng vốn

2.4.2.1. Quy mô, cơ cấu của tài sản

Quy mô của tài sản thể hiện sự lớn mạnh của doanh nghiệp, khả năng trang bị cho nhu cầu SXKD, từ đó thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Cơ cấu tài sản phản ánh tỷ trọng từng loại tài sản trong tổng tài sản của doanh nghiệp qua đó thể hiện vị trí, vai trò của từng loại tài sản trong doanh nghiệp. Cũng qua đó phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật nói chung và máy móc thiết bị nói riêng phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp. Một cơ cấu của tài sản hợp lý còn thể hiện năng lực quản lý, trình độ tổ chức của các nhà quản trị doanh nghiệp.

2.4.2.2. Chất lượng của tài sản

Chất lượng tài sản phản ánh ở việc tài sản của doanh nghiệp được sử dụng như thế nào, có phát huy được hết khả năng hoạt động của nó hay không. Đây là một chỉ tiêu nói lên tính bền vững về tài chính, năng lực tổ chức quản lý của doanh nghiệp.

2.4.2.3. Tính thanh khoản và hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Tính thanh khoản hay khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ. Năng lực tài chính đó tồn tại dưới dạng tiền tệ (tiền mặt, tiền gửi …), các khoản phải thu từ các cá nhân mắc nợ doanh nghiệp, các tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền như: hàng hóa, thành phẩm, hàng gửi bán.

Khả năng thanh toán được đo lường thông qua các tỷ số tài chính sau: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh. Hệ số thanh toán nhanh được sử dụng như một thước đo để đánh giá khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn bằng việc chuyển hóa tài sản ngắn hạn thành tiền mà không cần phải bán đi hàng tồn kho.

Tỷ số khả năng trả lãi tiền vay : Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như thế nào. Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến gây sức ép lên công ty, thậm chí dẫn tới phá sản công ty. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay phải trả trên lãi vay phải trả:

Sức sản xuất của vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động nhanh hay chậm, trong một chu kì kinh doanh vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng:

Sức sản xuất

của vốn lưu động =

Tổng doanh thu tiêu thụ Vốn lưu động bình quân

Nếu chỉ số này tăng so với những kì trước thì chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động luân chuyển vốn có hiệu quả hơn và ngược lại.

Thời gian của một vòng chu chuyển:

Thời gian một vòng

chu chuyển =

Thời gian của kì phân tích

Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho một vòng quay của vốn lưu động trong kì phân tích. Thời gian luân chuyển của vốn lưu động càng ngắn thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động rất linh hoạt, tiết kiệm và tốc độ luân chuyển của nó sẽ càng lớn.

Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động:

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động phản ánh để được một đồng doanh thu tiêu thụ thì cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn lưu động tiết kiệm được càng lớn.

Hệ số đảm nhiệm

vốn lưu động =

Vốn lưu động bình quân Tổng doanh thu tiêu thụ

Sức sinh lời của vốn lưu động:

Mức sinh lời

của vốn lưu động =

Lợi nhuận trước thuế Vốn lưu động bình quân trong kỳ

Hệ số biên lợi nhuận

Hệ số biên lợi nhuận gộp còn gọi là hệ số tổng lợi nhuận hoặc tỷ lệ lãi gộp (tên tiếng Anh: gross margin, gross profit margin, gross profit rate) được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận gộp chia cho doanh thu. Công thức tính hệ số biên lợi nhuận gộp như sau:

Hệ số biên lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Doanh thu

Trong đó:

Lợi nhuận gộp = Doanh thu - Giá vốn hàng bán

Trong một số trường hợp, doanh thu được thay bằng doanh thu thuần và tỷ lệ lãi gộp được tính bằng công thức:

Hệ số biên lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Doanh thuthuần

Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Hệ số biên lợi nhuận gộp là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành.Doanh nghiệp nào có hệ số biên lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó.

Hệ số biên lợi nhuận sau thuế hay Hệ số biên lợi nhuận ròng phản ánh khoản thu nhập ròng (lợi nhuận sau thuế) của một doanh nghiệp so với doanh thu.

Hệ số biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu

Hệ số biên lợi nhuận ròng cũng như mức ổn định của nó giữa các ngành khác nhau là khác nhau. Mức ổn định của hệ số biên lợi nhuận ròng cũng phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế. Thông thường, các doanh nghiệp được quản lý tốt đạt được mức lợi nhuận ròng tương đối cao hơn vì các doanh nghiệp này quản lý các nguồn vốn của mình có hiệu quả hơn.

Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (hay Chỉ tiêu hoàn vốn tổng tài sản, Hệ số quay vòng của tài sản, Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản), thường viết tắt là ROA từ các chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh Return on Assets, là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp.Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (có thể là 1 tháng, 1 quý, nửa năm, hay một năm) chia cho bình quân tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp trong cùng kỳ. Số liệu về lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận trước thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh. Còn giá trị tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán. Chính vì lấy từ bảng cân đối kế toán, nên cần tính giá trị bình quân tài sản doanh nghiệp.

Công thức hóa, ta sẽ có:

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản = 100% x

Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) Bình quân tổng giá trị tài sản Vì lợi nhuận ròng chia cho doanh thu bằng tỷ suất lợi nhuận biên, còn doanh thu chia cho giá trị bình quân tổng tài sản bằng hệ số quay vòng của tổng tài sản, nên còn cách tính tỷ số lợi nhuận trên tài sản nữa, đó là:

Tỷ số lợi nhuận trên tài sản = Tỷ suất lợi nhuận biên × Số vòng quay tổng tài sản Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay Tỷ suất thu nhập của vốn cổ đông hay Chỉ tiêu hoàn vốn cổ phần của cổ đông (có thể viết tắt là ROE từ các chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh Return on Equity) là tỷ số tài chính để đo khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần ở một công ty cổ phần.

Lợi nhuận trong tỷ số này là lợi nhuận ròng dành cho cổ đông, lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần, tính trong một thời kỳ nhất định (1 tháng, 1 quý, nửa năm, hay 1 năm) gọi là kỳ báo cáo. Còn vốn cổ phần trong tỷ số này là bình quân vốn cổ phần phổ thông (common equity). Công thức của tỷ số này như sau:

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = 100% x

Lợi nhuận ròng

Chương 3

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA HẠ LONG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực tài chính tạo công ty cổ phần viglacera hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)