Bối cảnh kinh tế trong nước và triển vọng của ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực tài chính tạo công ty cổ phần viglacera hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 117 - 119)

5. Bố cục của luận văn

4.1. Bối cảnh kinh tế trong nước và triển vọng của ngành

Đối với nền kinh tế Việt Nam đã bước vào một giai đoạn mới đầy thách thức trong quá trình phát triển Đất Nước. Sau hai thập kỷ phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo đã chững lại. Chính phủ Việt Nam (CPVN) đã nhận rõ sự cần thiết phải đưa ra các chiến lược mới để duy trì tốc độ tăng trưởng khi trở thành một nước có thu nhập trung bình (MIC). Việt Nam cũng đang bước vào một giai đoạn mới trong lĩnh vực hợp tác phát triển. Trong suốt thập kỷ qua, Việt Nam là một trong những Quốc gia nhận được nguồn vốn ODA nhiều nhất trên Thế giới.

Tuy nhiên, các nguồn vốn khác đã tăng trưởng nhanh chóng hơn nhiều, trong đó bao gồm các nguồn thu trong nước, vay nợ công và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), khiến cho vốn ODA ngày càng giữ vị trí khiêm tốn trong bức tranh tổng thể về tài chính phát triển. Do hiện nay Việt Nam đã trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình, các dòng vốn ODA sẽ giảm đi và các điều khoản trở nên kém ưu đãi hơn.

Ngoài ra do một số khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình lập kế hoạch và xây dựng ngân sách, Việt Nam vẫn phải đối mặt với một số thách thức lớn trong việc sử dụng nguồn tài chính phát triển một cách hiệu quả. Dự báo về ngân sách còn yếu đã ảnh hưởng đến việc áp dụng khung chi tiêu trung hạn. Với hơn một nửa ngân sách được phân cấp cho các chính quyền địa phương quản lý, nhưng nhiệm vụ thu, chi ngân sách giữa ba cấp địa phương không rõ và nhiều trách nhiệm chi chưa được cấp vốn đầy đủ. trong khuôn khổ ngân sách đầu tư, yêu cầu các dự án đầu tư phải tuân thủ với kế hoạch phát triển KTXH không rõ.

Cạnh tranh giữa các Tỉnh cộng với quy chế thẩm định hiệu lực yếu đã dẫn đến đầu tư kém hiệu quả cả về kinh tế và kỹ thuật. 63 tỉnh thành của Việt Nam quá nhỏ để có thể quy hoạch hạ tầng hiệu quả, dẫn tới việc xây dựng tràn lan các Sân bay, Cảng nước sâu và các Khu Công nghiệp vượt quá nhu cầu của Địa phương. Có quá nhiều Dự án được khởi công thiếu nguồn vốn để hoàn thành. Chính phủ Việt Nam đã nhận ra những thách thức này và hiện đang chuẩn bị ban hành các Luật mới về Ngân sách nhà nước và đầu tư công. Trước khủng hoảng tài chính toàn cầu, các nguồn tài chính phát triển của Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng suốt một thời gian dài, giúp cho Việt Nam duy trì được các mức đầu tư rất cao và đạt được một thời kỳ kéo dài với mức tăng trưởng và tỉ lệ giảm nghèo cao. Tuy nhiên, đầu tư cao không còn tạo ra được tăng trưởng ở mức độ tương xứng như

trước nữa, và Chính phủ Việt Nam đã phải kiềm chế đầu tư để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Do đó, Việt Nam sẽ bước sang giai đoạn khi mà các luồng tài chính phát triển sẽ bị hạn chế nhiều so với trước đây. Điều đó đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả đầu tư thông qua áp dụng cách tiếp cận mang tính chiến lược hơn trong sử dụng đầu tư công và chú trọng hơn đến cách thức sử dụng đầu tư công và các giải pháp chính sách để thu hút các nguồn tài chính phát triển khác.

Các khoản cho vay từ khu vực ngân hàng của Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2012 đã tăng 5 lần, trong khi tổng tín dụng tăng từ mức 39% GDP năm 2000 lên 115% năm 2010, nhưng lại giảm xuống còn 84% năm 2013. từ khi Chính phủ thực hiện các giải pháp kiểm soát lạm phát, tăng trưởng tín dụng đã sụt giảm mạnh, gây tác động lớn đến khu vực tư nhân.

Các Doanh nghiệp Nhà nước được ưu đãi tiếp cận vốn do họ có nhiều đất đai có thể sử dụng làm thế chấp và các mạng lưới sở hữu chéo phức tạp giữa các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị tài chính. Các doanh nghiệp tư nhân trong nước chủ yếu ở quy mô vừa và nhỏ hoặc là doanh nghiệp một chủ, bị hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn thương mại.

Cùng với sự tăng trưởng cao của nền kinh tế, Việt Nam đang chứng kiến một quá trình đô thị hóa tốc độ cao chưa từng có. Tỷ lệ đô thị hoá ở Việt Nam hiện nay đạt khoảng 28%, dự kiến đạt 45% trong năm 2020. Ngoài ra, theo quyết định phê duyệt định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, diện tích nhà bình quân đầu người phải đạt mức 15m2 sàn vào năm 2010 và 20 m2 vào năm 2020, chất lượng nhà ở phải đạt tiêu chuẩn quốc gia.

Với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ kết hợp với làn sóng đầu tư vào Việt Nam gia tăng kéo theo nhu cầu về văn phòng làm việc và nhu cầu về mặt bằng khu công nghiệp tăng mạnh tạo cơ hội cho ngành Gốm sứ và Xây dựng Việt Nam tăng trưởng và phát triển mạnh. Bên cạnh đó, với tư cách là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), cơ hội thâm nhập vào thị trường quốc tế đang mở rộng cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế, trong đó bao gồm cả các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 121/2008/QĐ-TTg, nêu rõ: Phát triển vật liệu xây dựng (VLXD) phải bảo đảm tính bền vững, góp phần phát triển kinh tế, tạo sự ổn định xã hội và bảo vệ môi trường; phù hợp với các quy hoạch khác liên quan. Tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, thị trường, công nghệ, lao động sẽ được khai thác để phát triển ngành VLXD thành ngành kinh tế mạnh, đáp ứng về số lượng, chất lượng và các chủng loại

VLXD cơ bản cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.Mọi nguồn lực sẽ được thu hút vào phát triển sản xuất VLXD, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất và kinh doanh VLXD.

4.2. Định hướng và mục tiêu nâng cao năng lực tài chính tại Công ty CP Viglacera - CTCP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực tài chính tạo công ty cổ phần viglacera hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)