Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực tài chính của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực tài chính tạo công ty cổ phần viglacera hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 102 - 113)

5. Bố cục của luận văn

3.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực tài chính của Công ty

3.3.2.1. Các yếu tố kinh tế vĩ mô

Một là, kinh tế Thế giới và Việt nam vẫn chưa thực sự tăng trưởng và phục hồi mạnh sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế

Sự phát triển và rủi ro của nền kinh tế thông thường được đánh giá thông qua các yếu tố cơ bản như tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái … Khi nền kinh tế đang trong chu kỳ tăng trưởng, các yếu tố vĩ mô được kiểm soát chặt chẽ, sức cầu tăng mạnh tạo động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi nền kinh tế bước vào giai đoạn suy thoái, các yếu tố bất lợi xảy ra như lãi suất và lạm phát tăng cao, tỷ giá hối đoái có nhiều biến động, tăng trưởng GDP chững lại, nhu cầu tiêu dùng có xu hướng giảm mạnh sẽ tạo lực cản đến sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Trong giai đoạn năm 2002 - năm 2011, Việt Nam luôn được đánh giá là nền kinh tế mới nổi đầy triển vọng của Châu Á với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm cao đạt khoảng 7,2% (Tổng cục thống kê). Tuy nhiên, không tránh khỏi tác động chung của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ năm 2008, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế của Việt Nam ghi nhận xu hướng giảm dần. Năm 2012, GDP của Việt Nam chỉ đạt 5,03% và dự báo năm 2013 sẽ nỗ lực cải thiện tăng lên 5,2% cùng với việc áp dụng các biện pháp cải thiện và tái cấu trúc nền kinh tế một

cách đồng bộ và quyết liệt. Theo số liệu mới nhất, tăng trưởng GDP năm 2013 đạt 5,42% , lạm phát dự kiến sẽ được kiềm chế ở mức 6,04%, lãi suất được kiểm soát chặt chẽ bởi Ngân hàng Nhà nước, hoạt động sản xuất công nghiệp được ưu tiên phát triển, các biện pháp thúc đẩy tiêu dùng, giảm lượng hàng tồn kho và tăng trưởng tín dụng tạo cơ hội tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp được thực hiện song song với quá trình tái cấu trúc ngân hàng, giải quyết nợ xấu của Chính phủ. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn gặp phải những khó khăn khi thị trường bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi rõ nét, giao dịch trầm lắng, khả năng tiếp cận nguồn vốn mới của các doanh nghiệp ngày càng bị thắt chặt do các Ngân hàng áp dụng các biện pháp giảm thiểu và nâng cao quan trị rủi ro trong hoạt động cho vay, sức cầu được cải thiện nhưng không tăng mạnh như kỳ vọng. Do vậy, nhiều doanh nghiệp đã phải giải thể hoặc hoạt động cầm chừng.

Hai là, ảnh hưởng của lạm phát và công tác kiểm soát lãi suất của Nhà nước:

Từ năm 2010 đến đầu năm 2012, lãi suất cho vay của Ngân hàng luôn ở mức cao, khiến doanh nghiệp cần vốn cho sản xuất kinh doanh phải trả chi phí tài chính không nhỏ, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Từ nửa cuối năm 2012, những chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã phát huy tác dụng đến thị trường. Lãi suất Ngân hàng giảm mạnh, làm nhẹ bớt đáng kể gánh nặng chi phí cho Công ty. Đây là một trong những yếu tố tích cực đóng góp vào thành tích lợi nhuận của Công ty trong năm 2013.

Diễn biến hiện tại của các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế mang lại một số khó khăn, cho các doanh nghiệp kinh doanh công nghiệp, xây dựng và bất động sản, nhưng tiềm ẩn nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.

Biểu đồ 3.7. Lãi suất tái cấp vốn Ngân hàng Nhà nước giai đoạn năm 2009 - năm 2013

Ba là, ảnh hưởng của thị trường: Trong hai năm gần đây, nền kinh tế có nhiều nỗ lực nhưng vẫn chưa thoát khỏi khó khăn, thị trường bất động sản khủng hoảng, có ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng. Chính phủ cắt giảm đầu tư công, nhiều công trình xây dựng không có vốn để triển khai, dẫn đến nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng sụt giảm đáng kể. Trước tình hình khó khăn chung, các doanh nghiệp cùng ngành càng cạnh tranh quyết liệt, nhất là những doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho lớn đã ồ ạt giảm giá sản phẩm. Lượng cung ồ ạt và giá thành giảm mạnh là những gánh nặng cho công tác tiêu thụ của Công ty. Công ty buộc phải điều chỉnh chính sách giá phù hợp hơn với thị trường. Đây là một trong những nguyên nhân khiến Công ty chịu lỗ đầu năm 2012.

Bốn là yếu tố Pháp luật và chính sách của Việt Nam chưa đồng bộ và chuyên nghiệp

Là một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp. Sau khi tiến hành chào bán cổ phần tăng vốn điều lệ và niêm yết trên SGDCK Hà Nội, Công ty cũng chịu sự điều chỉnh của Luật Chứng khoán, của Nghị định, Thông tư về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, do hệ thống Luật pháp Việt Nam hiện nay chưa đồng bộ, các Văn bản hướng dẫn cũng đang trong quá trình hoàn thiện cùng với sự điều chỉnh chính sách liên tục của Nhà nước như thay đổi chính sách tỷ giá, lạm phát, chính sách xuất nhập khẩu, điều chỉnh và bổ sung các Văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến TTCK và các Công ty cổ phần,v.v… Những thay đổi trên có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp. Do đó, để hạn chế rủi ro này, Công ty cần thường xuyên theo dõi cập nhật kịp thời, nắm bắt đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước để xây dựng chiến lược phát triển phù hợp.

3.3.2.2. Do cách thức quản trị công ty của Lãnh đạo Công ty CP Viglacera Hạ Long Thứ nhất là về quản trị nguyên vật liệu: Hoạt động trong ngành sản xuất, nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng trong chi phí sản xuất của doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của Công ty. Giá nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí sản xuất của doanh nghiệp, vì thế giá cả nguyên vật liệu cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu và lợi nhuận. Nguyên vật liệu chiếm hơn 40% giá trị hàng bán. Trong năm 2012, những nhiên liệu thiết yếu như than, điện, dầu, lương cơ bản liên tục điều chỉnh tăng, cụ thể, lương tăng 9,52%, dầu diezen tăng 2,15%, điện tăng 5%, than tăng 8,46%, và kéo theo giá của nhiều dịch vụ, vật tư hàng hóa khác.

Đứng trước những khó khăn của nền kinh tế nói chung, và thị trường vật liệu xây dựng nói riêng. Viglacera Hạ Long đã quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh. Những chính sách của Ban Lãnh đạo đã phát huy tác dụng hiệu quả, giúp Công ty giảm lỗ từ quý 2 năm 2012 và kinh doanh hiệu quả, ghi nhận lợi nhuận cao trong năm 2013. Cụ thể những chính sách đó là:

Điều chỉnh sản xuất: Giảm sản lượng gạch xây (tuynel) và sản phẩm gạch Cotto màu kem, tăng cường sản xuất những sản phẩm chất lượng có giá trị cao như: gạch lát clinker, ngói tráng men kính, ngói tráng men màu. Đồng thời, Công ty chú trọng giám sát nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tỷ lệ thu hồi, tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất doanh nghiệp

Giảm tiêu hao nhiên liệu: tiết kiệm hơn 38 tỉ đồng/ năm

Giảm chi phí sửa chữa máy móc thiết bị: tiết kiệm hơn 7 tỉ đồng/ năm

Giảm chi phí dịch vụ thuê ngoài: gồm chi phí vận chuyển sản phẩm, chi phí khuôn mẫu, chi phí cung ứng, tiết kiệm 35 tỉ đồng/ năm

Loại bỏ chi phí mua samốt: Công ty thuê máy móc thiết bị để tự gia công samốt, tiết kiệm hơn 15 tỉ đồng/ năm

Giảm chi phí quản lý điều hành: tiết kiệm hơn 18 tỉ đồng/ năm

Sắp xếp lại lao động: Giảm 35 lao động gián tiếp và 399 lao động trực tiếp so với đầu năm 2012

Tổng cộng, Công ty đã tiết kiệm xấp xỉ 137 tỷ đồng, mang lại lợi nhuận trước thuế 51,5 tỷ đồng trong 10 tháng đầu năm 2014.

Bảng 3.16. Chi phí sản xuất theo yếu tố ĐVT: Triệu đồng Năm Các chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Tốc độ PTBQ (%) Chênh lệch Tỷ trọng (%) Chênh lệch Tỷ trọng (%)

Chi phí nguyên vật liệu 632.777,20 551.074,00 499.071,20 -81.703,2 -12,9 -52.002,8 -9,4 -11,2

Chi phí nhân công 278.671,00 276.425,10 288.699,60 -2.245,9 -0,8 12.274,5 4,4 1,8

Chi phí khấu hao TSCĐ 106.313,90 90.105,80 83.950,60 -16.208,1 -15,2 -6.155,2 -6,8 -11,1

Chi phí sửa chữa TSCĐ 2.857,80 22.050,20 27.474,10 19.192,4 671,6 5.423,9 24,6 210,1

Thuế, phí và lệ phí 2.857,80 2.942,40 1.760,80 84,6 3,0 -1.181,6 -40,2 -21,5

Chi phí dự phòng 61,7 4.081,20 1.568,20 4.019,5 6.514,6 -2.513,0 -61,6 404,1

Chi phí dịch vụ mua ngoài 127.471,70 146.274,10 138.260,20 18.802,4 14,8 -8.013,9 -5,5 4,1

Chi phí khác bằng tiền 22.966,00 45.334,00 71.365,20 22.368,0 97,4 26.031,2 57,4 76,3

Tổng chi phí 1.175.989 1.140.300 1.114.164 -35.689,0 -3,0 -26.136,0 -2,3 -2,7

(Nguồn: BCTC kiểm toán Công ty mẹ CTCP Viglacera Hạ Long năm 2012, năm 2013, năm 2014)

Chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công là hai nhân tố cấu thành phần lớn chi phí sản xuất của Doanh nghiệp. Có thể nhìn thấy chi phí sản xuất năm 2013 so với năm 2012 đã giảm đáng kể. Tổng giá trị tiết giảm chi phí, (tương đương tăng giá trị sản xuất toàn Công ty) đã thực hiện được trong năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012 bằng 136.914 triệu đồng. Để có được kết quả như vậy, một phần quan trọng nhờ Công ty đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng công ty về việc minh bạch hoá toàn bộ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể 6 tháng cuối năm 2013, Công ty đã tiết giảm chi phí định mức cho sản phẩm để giảm giá thành sản xuất, xoá được khoản lợi nhuận âm của quý 1 năm 2013 và có lãi trong năm 2014.

3.3.2.3. Do các yếu tố về đặc điểm sản phẩm, cạnh tranh trong ngành về thị trường và nguồn nguyên liệu đầu vào

Sản phẩm chủ lực của Công ty là Gạch Gốm Xây dựng, một sản phẩm tiêu hao rất nhiều nguyên nhiên liệu. Giá của xăng dầu tăng sẽ kéo theo sự gia tăng giá điện, than và chi phí vận chuyển..., gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như Viglacera Hạ Long.

Ngoài ra, do đặc thù riêng của ngành, hoạt động sản xuất của Công ty không đòi hỏi cao về mức vốn đầu tư ban đầu, trình độ tay nghề của người lao động cũng như kiểm định khắt khe về chất lượng sản phẩm. Vì vậy, mức độ rào cản gia nhập ngành chỉ được đánh giá ở mức trung bình và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tương đối cao.

Nguyên vật liệu chính để sản xuất các sản phẩm của Viglacera Hạ Long là Đất sét. Đây là nguồn nguyên liệu tự nhiên, dễ khai thác và vận chuyển. Hiện tại, Viglacera Hạ Long đang thực hiện khai thác nguồn nguyên liệu chủ yếu tại khu vực Giếng Đáy. Đây là vùng nguyên liệu có chất lượng nổi tiếng thế giới, được người Pháp tìm ra cách đây hơn 100 năm. Các nhà máy sản xuất được đặt tại vị trí gần các mỏ sét để thuận lợi trong việc vận chuyển và khai thác nguyên liệu. Tính đến thời điểm hiện nay, lượng nguyên liệu dự trữ tại kho đã đủ cho Công ty sản xuất liên tục trong thời gian 8-10 năm tới. Với mục tiêu phát triển dài hạn, dự kiến trong những năm tới Ban quản lý tài nguyên Công ty tiếp tục tổ chức khoan thăm dò, phát hiện và xin cấp phép khai thác mới từ 2-3 mỏ sét phục vụ sản xuất của Công ty. Đây là nguồn nguyên liệu ổn định và ít rủi ro.

Tuy nhiên, đối với một số sản phẩm gạch Cotto, do chưa có nguồn nguyên liệu thay thế tại Việt Nam, Công ty đang phải sử dụng nguồn nguyên liệu từ bên ngoài như đất sét trắng Trúc Thôn - Đông Triều hoặc nhập khẩu các phụ gia như ôxít tạo màu, samốt từ Trung Quốc. Sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bên ngoài có thể gây những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh doanh của Công ty như giá đầu vào, tính ổn định ... Vì vậy, Viglacera Hạ Long cần một kế hoạch dài hạn về nguồn nguyên liệu để chủ động và ổn định hoạt động sản xuất.

Giá nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí sản xuất của doanh nghiệp, vì thế giá cả nguyên vật liệu cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu và lợi nhuận. Nguyên vật liệu chiếm hơn 40% giá trị hàng bán. Tuy nhiên, Viglacera Hạ Long tạo được sự chủ động tới 90% nguồn nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặc dù thị trường trong nước và thế giới trong thời gian vừa qua có sự biến động tương đối lớn về giá cả, chi phí nguyên, nhiên liệu (xăng dầu, chi phí vận chuyển), hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn ổn định và không có biến động đáng kể về chi phí và doanh thu.

3.3.3. Phân tích nhân tố để xác định và định lượng tác động các nhân tố cấu thành lên năng lực tài chính của CTCP Viglacera Hạ Long

3.3.3.1. Kiểm định thang đo

Thang đo các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực tài chính của CTCP Viglacera bao gồm 8 thành phần và được đo lường bằng 37 biến quan sát. Các thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua hai công cụ chính là hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Hệ số Cronbach Alpha được sử dụng để loại các biến không phù hợp trước, các biến có hệ số tương quan biến- tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,30 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha từ 0,60 trở lên. Tiếp theo phương pháp EFA được sử dụng, các biến có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0,40 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại.

Kết quả Cronbach Alpha của thành phần phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của Viglacera Hạ Long được trình bày ở Bảng 3.17 sau đây.

Bảng 3.17. Cronbach Alpha của thành phần phản ánh năng lực tài chính của Viglacera Hạ Long

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến-tổng

Alpha nếu loại biến này Hệ số: Cronbach Alpha = 0,79 X1 55 ,52 39 ,877 0,494 0,767 X2 55 ,34 40 ,313 0,416 0,777 X3 56 ,60 38 ,614 0,574 0,756 X4 56 ,54 37 ,517 0,481 0,769 X5 56 ,07 37 ,962 0,391 0,780 X6 56 ,67 39 ,004 0,448 0,774 X7 56 ,50 38 ,069 0,560 0,758 X8 56 ,61 37 ,959 0,494 0,767 X9 56 ,14 38 ,347 0,445 0,774 X10 56 ,29 39 ,895 0,342 0 ,496 X11 56 ,11 40 ,632 0,465 0 ,494 X12 56 ,83 37 ,181 0,422 0 ,456 X13 56 ,77 36 ,595 0,451 0 ,439 X14 57 ,00 38 ,606 0,450 0 ,484 X15 56 ,77 37 ,235 0,357 0 ,453 X16 56 ,81 38 ,119 0,420 0 ,459 X17 57 ,47 39 ,201 0,689 0 ,473 X18 57 ,50 39 ,118 0,661 0 ,471 X19 52 ,58 38 ,202 0,269 0 ,870 X20 56 ,76 36 ,704 0,302 0 ,840 X21 57 ,43 39 ,770 0,662 0 ,479 X22 53 ,52 35 ,213 0,676 0 ,580 X23 55 ,72 37 ,734 0,643 0 ,460 X24 52 ,27 38 ,730 0,267 0 ,873 X25 56 ,58 38 ,202 0,669 0 ,470 X26 56 ,76 36 ,704 0,663 0 ,440 X27 57 ,43 39 ,770 0,662 0 ,479 X28 56 ,58 38 ,202 0,669 0 ,470 X29 56 ,76 36 ,704 0,663 0 ,440 X30 56 ,48 33 ,730 0,632 0 ,459 X31 56 ,58 38 ,202 0,669 0 ,470 X32 57 ,52 38 ,202 0,769 0 ,770 X33 53 ,33 36 ,704 0,303 0 ,811 X34 57 ,43 39 ,770 0,662 0 ,479 X35 56 ,58 38 ,202 0,669 0 ,470

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực tài chính tạo công ty cổ phần viglacera hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 102 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)