Những mặt còn tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực tài chính tạo công ty cổ phần viglacera hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 114 - 116)

5. Bố cục của luận văn

3.4.2. Những mặt còn tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được, năng lực tài chính tại Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long tồn tại nhiều hạn chế nhất định cần được cải thiện để phù hợp với yêu cầu ngày càng cao.

Thứ nhất, tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty liên tục giảm qua 3 năm.

tư công nghệ mới, nghiên cứu sản phẩm mới cũng như dự trữ nguyên vật liệu sản xuất.

Thứ hai, hàng tồn kho lớn và có xu hướng tăng trong giai đoạn 2012-2013.

Với số lượng hàng tồn kho lớn và có xu hướng tăng đã làm cho doanh thu bán hàng của doanh nghiệp cũng giảm theo.

Thứ ba, Nợ phải trả của công ty tuy có sự giảm xuống trong giai đoạn 2012-

2014 tuy nhiên vẫn ở mức cao. Cụ thể năm 2014 là 63,7% trên tổng nguồn vốn kinh doanh. Điều này phản ảnh khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp là thấp.

Thứ tư, suất sinh lợi của công ty thấp (bình quân 2,7% trong giai đoạn 2012-

2014) điều này phản ảnh khả năng sử dụng vốn của công ty là chưa hiệu quả. Điều này cũng sẽ dẫn tới làm giảm sự tăng trưởng của lợi nhuận trong những năm tới nếu công ty không có sự cải thiện về quản lý tài chính, thay đổi công nghệ, phương án kinh doanh…

Thứ năm, tình hình thanh toán và khả năng thanh toán còn nhiều hạn chế. Các

chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán như hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh đều nhỏ hơn 1,0 lần và mức trung bình ngành. Điều này cho thấy năng lực thanh toán của Viglacera Hạ Long còn hạn chế, luồng tiền từ hoạt động kinh doanh không đủ tài trợ cho hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất. Viglacera Hạ Long phải huy động luồng tiền thông qua hoạt động tài chính, nợ vay ngân hàng gia tăng, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra rủi ro tài chính.

Thứ sáu, cơ cấu nguồn vốn của Viglacera Hạ Long chưa hợp lý, chứa đựng

nguy cơ rủi ro tàichính cao. Nguồn vốn để tài trợ cho nhu cầu vốn của Viglacera Hạ Long chủ yếu được huy động từ bên ngoài và luôn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu nguồn vốn, với tỷ lệ trên 65%, chủ yếu vẫn là nợ ngắn hạn. Điều này dẫn đến gia tăng áp lực thanh toán ngắn hạn. Trong trường hợp không duy trì được khả năng thanh toán, Viglacera Hạ Long phải đối mặt với nguy cơ cao xảy ra rủi ro tài chính. Thực tế cho thấy tại thời điểm 31/12/2011, 31/12/2012 và 31/12/2013, toàn bộ tài sản ngắn hạn không đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn (nợ ngắn hạn trên tổng tài sản ngắn hạn gần 1,7 lần).

Thứ bảy, tình hình quản lý chi phí hoạt động tài chính còn nhiều yếu kém.

Hoạt động tài chính rơi vào tình trạng lỗ trong nhiều năm (nhất là trong giai đoạn từ năm 2011 - năm 2013).Trong đó, nguyên nhân chủ yếu do chi phí lãi vay tăng cao.

Thứ tám, các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất hoạt động hay hiệu suất sử dụng tài sản như vòng quay hàng tồn kho có xu hướng giảm và thấp hơn so với trung bình ngành cũng như doanh nghiệp tiên tiến trong ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực tài chính tạo công ty cổ phần viglacera hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)