Công ty đã xác định các định hướng phát triển của công ty năm sau như sau:
- Để phát triển trong thời gian tới công ty quyết định tham gia vào thị trường logistic và bán thiết bị thanmar mỹ, do nhu cầu của hai thị trường đang tăng mạnh trong thời gian qua, tốc độ tăng trưởng từ 15-20%/ năm.
- Ngoài việc phát triển các lĩnh vực khác công ty tiếp tục giữ vững và phát triển cũng cấp các thiết bị y tế cho các cớ sở y tế tại Việt nam. Với mục tiêu phát triên 20- 30%/năm cố gắng cung cấp các sản phẩm thiết bị y tế 2 vùng nam bắc.
- Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lực cho nhân viên, tuyển dụng thêm các nhân viên có năng lực cho công ty, đổi mới các quy trình quản lý phù hợp với công ty
- Trong thời gian tới công ty sẽ cố gắng đạt được những thành tựu đã đạt được trong những năm qua và kỳ vọng. Đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong công ty nhằm đạt được những thành tựu cao hơn trong tương lai.
- Công ty sẽ cố gắng phấn đầu thành một trong nhất công ty cung cấp thiết bị y tế hàng đầu tạo Việt Nam nhằm đem đến các sản phẩm chất lượng cao cho khách hàng.
3.1 Giải pháp về nghiệp vụ kế hoạch
3.1.1 Giải pháp về quy trình lập kế hoạch
Qua các phân tích từ các chướng trước chúng ta có thể thấy được hạn chế trong lập kế hoạch kinh doanh công ty. Vì đó nhằm hoàn thiện hơn các bước lập kế hoạch kinh doanh em xin phép nêu một số giải pháp sau.
Xuất phát từ đầu tiên trong quy trinh lập kế hoạch kinh doanh. Việc phân tích môi trường kinh doanh của công ty cần những cải thiện. Trong quá trình này công ty xác định được những yếu tố ảnh hưởng, nhu cầu của thị trường trong tương lai, các thách thức đối với doanh nghiệp, các thông tin về nội bộ doanh nghiệp. Tuy vậy công ty vẫn cần phải khắc phục hạn chế như nhu cầu của thị trường xác định chưa có các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu, chưa xác định được tiềm năng cũng như triển vọng của các thị trường mới mà công ty có thể tham gia. Các thông tin về các chính sách của đối thủ cạnh tranh trong ngành còn hạn chế và chưa rõ ràng, chưa phân tích được các rủi ro trong tương lai khi các đối thủ nước ngoài tham gia nhiều hơn vào thị trường Việt Nam. Điều này ảnh hưởng tới các quyết định kinh doanh của công ty đối thị trường, có thể dẫn tới thừa sản hoặc không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường trong tương lại. Chính vì thế công để tạo thuận lợi cho việc lập kế hoạch kinh doanh cũng như các bước lập kế hoạch sau của các bộ phận khách thì trong bước đầu tiên này công ty nên đánh giá sự phát triển của thị trường của mình qua phân tích thị trường qua những năm qua, đồng thời lên kế hoạch phân tích chiến lược của các đối thủ trong và ngoài nước, đánh giá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu của người dân cùng lúc trong tương lại.
Trong bước xác định mục tiêu của doanh nghiệp cũng có những ưu điểm và nhược điểm mà công ty cần chú ý: Ưu điểm của công ty là các nhà lãnh đạo đã lập các mục tiêu của công ty dựa trên các số liệu phân tích từ bên ngoài của ngành kinh doanh của công ty, đồng thời dựa trên sự định hướng phát triển từ đầu mà công ty đã lập các mục tiêu kinh doanh năm sau dưới dạng định tính, các mục tiêu này có sự linh hoạt, mềm dẻo khi có sự góp ý lẫn nhau của các nhà lãnh đạo. Tuy nhiên cùng với những ưu điểm đó thì mục tiêu của công ty vẫn có những nhươc điểm như các muc tiêu mang dựa trên sự ra quyết định của các nhà lãnh đạo nên các mục tiêu không mang tính khách quan, muc tiêu không dựa trên các phân tích nguồn lực nội bộ thực tế trong doanh nghiệp. Điều này dẫn đến khi lập các kế hoạch kinh doanh và triển khai thành các hoạt động để thực hiện để đạt được các mục tiêu này vô cùng khó khăn do nguồn lực có thể không đủ để thực hiện. Chính vì thế các mục tiêu của doanh nghiệp nên
được bổ xung thêm các thông tin từ đánh giá từ trong nội bộ công ty từ bước phân tích thông tin trong và ngoài công ty. Khi các thông tin được tạo trên cơ sở các nguồn lực mà công ty có sẽ tạo tạo điều kiện cho các việc thực hiện các các chướng trình, dự án để đạt được mục tiêu sẽ dễ dàng hơn.
Trong phần lập kế hoạch chiến lược của công ty thì công ty không dựa trên các thông tin từ các phân tích môi trường và so sánh với các mục tiêu đề ra trước. Điều này dẫn đến kế hoạch chiến lược không xác định được mục tiêu dài hạn hợp lý, chính sách để thực hiện đạt được các mục tiêu của công ty. Điều này ảnh hưởng đến các kế hoạch hoạt động sẽ diễn ra trong các chương trình dự án sau này, nó mang đến khó khăn trong các bước thực hiện để đạt mục tiêu công ty. Do đó để các mục tiêu của công ty phù hợp và có thể thực hiện được thì công ty cần so sánh các phân tích môi trường với các mục tiêu của công ty để lên kế hoạch chiến lược phù hợp.
Sau bước lập kế hoạch chiến lược công ty thiết lập kế hoạch thành các chương trình dự án nhằm đạt được mục tiêu của mình. Bước này công ty đã làm việc khá thành công, các chương trình dự án đã đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên công ty lên kế hoạch tập trung nguồn lực, các kế hoạch công việc rõ ràng hơn trong một khoảng thời gian, điều này giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào những chương trình, dự án trong điểm của công ty, tránh trường hợp nguồn lực không đủ, hoặc các vấn đề phát sinh dẫn đến các chương trình không thực hiện được.
Trong bước điều chỉnh và đánh giá các bước của kế hoạch: Trong bước này các kế hoạch sẽ được thay đổi theo các ý kiến của những người lãnh đạo, đây là một điểm tốt trong việc tạo bản kế hoạch kinh doanh. Vì đây là một sự đồng thuận giúp cho các lãnh đạo nhất và nhân viên nhất chí về cách hoạt động kinh doanh năm sau. Điều này sẽ giúp cho các hoạt động kinh doanh được thực hiện trơn tru và hiệu quả, dễ dàng đạt được các mục tiêu mà công ty đặt ra. Tuy nhiên, trong khâu này công ty cũng cần lưu ý sự can thiệp của nhà lãnh đạo và hôi đồng quản trị không được quá sâu. Bởi vì qua quá trình tiến hành nghiên cứu cho nghiệp vụ lập kế hoạch kinh doanh thì hơn ai hết người
hiểu rõ về nó là các nhân viên tham gia lập kế hoạch bản kế hoạch, những người nắm bắt bắt môi trường trong và ngoài doanh nghiệp, qua đó các mục tiêu mà công ty đặt ra sẽ phần nào hợp lý nhất. Để bước này đạt hiệu quả cáo nhất, công ty nên tổ chức lấy ý kiến của các phòng ban và nhân viên, đồng thời phân tích đánh giá các ý kiến. Từ đó tổng hợp và phân tích các ý kiến của toàn công ty, qua đó sẽ lập được bản kế hoach với khả năng đồng thuận cao nhất, tạo khả năng phối hợp thực hiện các hoạt động trong công ty để đạt được mục tiêu kinh doanh của công ty nhanh và hiệu quản nhất.
3.1.2 Giải pháp về nội dung bản kế hoạch kinh doanh.
Đối với kế hoạch Marketing: qua các phân tích bên trên ta thấy kế hoạch Marketing của công ty dựa trên các mục tiêu và phân tích môi trường, đồng thời qua các chiến lược marketing năm trước xác định các hoạt động Marketing năm nay và chi phí cho các hoạt động Marketing này. Tuy vậy, các kế hoạch Marketing không chỉ đơn giản là giới thiệu các sản phẩm của công ty đến với khách hàng, thị trường. Trong bản kế hoạch còn cần các phân tích về tiềm năng của thị trường. Kế hoạch kinh Marketing thể hiện mong muốn giới thiệu thương hiệu của công ty đối với khách hàng, khả năng về sự phát triển của công ty và giải thích cách thức để khả năng đó thành hiện thực. Đồng thời để bản kế hoạch Marketing hoàn thiện hơn thì cần phân tích chiến lược marketing của đối thủ lên các chiến lược đối ứng. Các hoạt động Marketing trong bản kế hoạch cần phải chi tiết cụ thể như có địa điểm, thời gian, chi phí cho các hoạt động sự kiện mà công ty sẽ diễn ra trong năm nay để quảng bá sản phẩm công ty của mình. Như thế các phòng ban trong công ty sẽ có được chuẩn bị chu đáo cho các hoạt động tránh trường hợp các biến động phát sinh.
Đối với kế hoạch bán hàng: Kế hoach bán hàng của công ty khá được chú trọng. Tuy nhiên công tác xây dựng chỉ tiệu do nhà lãnh đạo đề ra mang tính định tính và chủ quan, mặc dù có tính tới yếu tố thị trường bên ngoài trong qua trình xây dựng. Để nâng cao hiêu quả công tác lập kế hoạch bán hàng thì các chỉ tiêu kế hoạch cần dựa trên các doanh thu kỳ trước và những kết quả nghiên cứu thị trường để xác định nhu
cầu thị trường, nhu cầu khách hàng, căn cứ vào năng lực nội bộ công ty từ đó đưa ra chiến lược bán hàng phù hợp nhất, lắng nghe các ý kiến từ các bộ phận bán hàng trong công ty tạo sự đồng thuận chung trong công ty.
Ke hoạch nhân sự của công ty: Từ những phân tích trên công ty G&B khá chú trọng về công tác nhân sự trong công ty, tuy vậy các nội dung kế hoạch nhân sự này vẫn cần một số cải tiến như: kế hoạch nhân sự nên xuất phát từ nhu cầu nguồn nhân lực thực tế của công ty. Công ty có thể lại bỏ các đầu tư chưa thực sự cần thiết như các lớp học về tài chính quốc tế hoặc quản lý mà nên tập trung về các chương trình học nâng cao chất lượng kế hoạch kinh doanh, khóa học về nhân sự. Để nâng cao khả lập kế hoạch cũng như chất lượng nguồn nhân sự hiện tại của công ty thì công ty cho cán bộ của mình đi theo các lớp lĩnh vực nâng cao trình độ quản lý, kinh doanh. Đồng thời có các kế hoạch đề bạt những các nhân có năng lực cho công ty. Công ty có thể học tập kế hoạch nhân sự của đổi thủ cạnh tranh hoặc các tập đoàn lớn. Kế hoạch kinh doanh cần có phần dự đoán nhu cầu nguồn lao động trong tương lai, cũng như các rủi ro có thể xảy ra về vấn đề nhân sự để ra các biện pháp sử lý kịp thời.
3.2 Giải pháp về nhân sư.
3.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Dựa vào phân tích trước chúng ta thấy được rằng công ty G&B rất quan tâm đến vấn đề nâng cáo chất lượng nguồn nhân lực sao cho kịp với các thay đổi của thị trường hiện nay. Và để đáp ứng các vấn đề chuyên môn trong công việc thì công ty phải thiết lập chương trình đào tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu của các ví trí có yêu cầu năng lực cao, qua đó lập được kế hoạch đào tạo phù hợp.
Để cố chiến lược đạo tạo hợp lý và hiệu quả cáo thì công ty cần thu thập, tổng hợp, phân tích các thông tin về các cá nhân nằm trong chiến lược đào tạo của công ty. Để tổng hợp được các thông tin này công ty cần thu thập các chi chú về năng lực của các cá nhân này sau đó phân tích điểm mạnh điểm yếu. Phân tích ở đây là việc tìm hiểu các thông tin về kỹ năng, chuyên môn, sự hiểu biết của từng cá nhan trong công ty.
Như công ty G&B thì việc tìm hiểu các cá nhân, thành viên trong công ty đối với các nhà lãnh đạo là không thể nắm rõ toàn bộ các cá nhân trong công ty. Do đó để có những nhận định đúng về các cá nhân này công ty cần một nguồn dữ liệu nôi bộ ghi chú các thông tin này. Nguồn dữ liệu về các thông tin năng lực của các nhân viên được cập nhật liên tục, các thông tin đánh giá giá hai đối tượng là nhân viên và các quản lý. Các thông tin sẽ phân tích, liệt kê các lỹ năng chuyên môn, năng lực làm việc của từng cá nhân. Qua đó tòm tắt cái nhìn tổng quát về các nhân viên một cách khách quan nhất, từ đó công ty có thể dựa trên các phân tích này lập một bản kế hoạch đào tạo hợp lý và hiệu quả nhất.
Qua các thông tin nhận được từ dữ liệu về năng lực của các nhân viên nói chung và các nhân viên lập công tác kế hoạch kinh doanh nói riêng, qua so sánh những năng lực mà nhân viên lập kế hoạch cần nắm giữ với năng lực của nhân viên của công ty hiện có mà công ty thiết lập các chương trình đào tạo cho các bộ phận hợp lý. Để làm tốt được việc này nhà lập kế hoạch kinh doanh cần có các kỹ năng, phầm chất:
• Nhà kế hoạch phải có cơ sở lỹ thuyết vững chắc, lý luận tốt, khả năng giao tiếp và đàm phán tốt, khả năng phân tích và tư duy trừu tượng, là một người ngoại giao giỏi.
• Cần có kỹ năng chuyên môn vững chắc, biết sử dụng hợp lý kiến thức và các công cụ hộ trợ để lập kế hoạch, chính sách, tổ chức điều hành cho công ty.
• Nhà lập kế hoạch cần có tình yêu với nghề của mình, đã có những hiểu biết và kinh nghiệm trong lĩnh vực lãnh đạo, kinh doanh để đó thấu hiểu về tổ chức và hoạt động của công ty.
Nhưng trong thực tế việc có đầy đủ các tiêu chuẩn trên là vô cùng khó khăn đối với lượng nguồn nhân lực, nên trong thực tế không cần thiết một người cần tất cả tố chất này mà các cá nhân trong phòng lập kế hoạch có thể hộ trợ và phối hợp với nhau một cách hợp lý để tạo được hiểu quả tốt nhất. Nói một cách khách quan, với nguồn
mới tham gia làm việc trong lập kế hoạch cần có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo hợp lý để phát huy hết sức mạnh của nguồn nhân lực này. Với nhưng người đã có chuyên môn cao, làm việc lâu và có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động lập kế hoạch kinh doanh thì công ty ngoài việc nâng cao các nghiệp vụ của các nhân này, thì lên kế hoạch học thêm các các lớp tài chính, quản lý, thị trường... qua đó hiểu biết thêm các hoạt động trong công. Với những thay đổi này các thành viên trong phòng kế hoạch sẽ có những năng lực, kỹ năng hỗ trợ trong công tác lập bản kế hoạch kinh doanh cho các năm sau.
Tập trung công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một hướng phát triển đúng đắn cho phát triển tường lai của công ty. Sự đầu tư này sẽ tạo cơ sở vững chắc cho công ty sau này.
3.2.2 Thực hiện các biện pháp khuyến khích các nhân viên
Qua dữ liêu phân tích năng lực nội bộ của công ty mà công ty có những đánh giá về nhân viên phù hợp và khách quan nhất. Từ những đánh giá này công ty lên các kế hoạch đề bạt và tăng lương cho những các nhân làm việc hiệu quả, có năng lực tốt. Như vậy việc thuyên chuyên nhân sự và tăng lương này giúp khuyên khích tinh thần làm việc của nhân viên, giúp công ty giữ được các cá nhân có năng lực cao làm việc lâu dài cho công ty. Ngoài ra với các chính sách thăng tiến, thuyên chuyển này cũng tạo sức ép với các cá nhân có năng lực yếu kém, các ca nhân này sẽ làm việc chăm chỉ hơn nếu không muốn bị thuyên chuyển đến nơi mình không muốn. Kế hoạch đề bạt sẽ được trao đổi giữa các quan lý và người phụ trách nhân sự để nắm bắt được tình hình thay đổi nhân viên và sắp xếp các nhân sự trong tương lai. Những biện pháp khuyến khích nhân viên làm việc này không những nâng cao hiệu quả làm việc của công ty còn xác định được nguồn lực nhân viên trong tương lai, nó mang lại sự chủ động và lợi ích lớn nhất cho công ty.
Công ty cũng có thể tiến hành các chương trình khen thưởng, thi đua trong công