Đánh giá chất lượng nội dung của bản KHKD có thể dựa vào 10 tiêu chí được trình bày trong mục này. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và hoàn cảnh DN, người đánh giá có thể chọn ra một số hay bổ sung thêm các tiêu chí cần thiết khác. Việc sắp xếp thứ tự ưu tiên về tầm quan trọng khác nhau của các tiêu chí cũng có thể thực hiện cho các đánh giá cho tiết hơn.
1. Cung cấp được những thông tin mà đối tượng đọc chính của bản KHKD đang quan tâm. Có thể là những thông tin về khả năng sinh lợi, khả năng thanh toán nợ, về các công việc cần phải thực hiện.
2. Các thông tin đầu vào được trình bày đầy đủ và đáng tin cậy. Thiều hay thừa thông tin đầu vào đều ảnh hưởng đến chất lượng KHKD. Thiếu thông tin làm cho nội dung trở nên chung chung, kém thuyết phục, ngược lại thừa thông tin sẽ làm cho KHKD dài dòng, nặng nề không cần thiết. Mặt khác, các thông tin đưa vào sử dụng phải được chứng tỏ là đáng tin cậy. Nếu thông tin thứ cấp thì phải ghi chú rõ nguồn cung cấp. Độ tin cậy yêu cầu của các thông tin thay đổi theo tầm quan trọng và độ nhạy cảm của thông tin lên kết quả đầu vào
3. Các dự báo đáng tin cậy. Để lập KHKD, các thông tin thu thập ở hiện tại sẽ được dùng làm cơ sở để dự báo cho tương lại trong kỳ kế hoạch. Khi đó, có một số thông tin được giả định ngầm là không thay đổi, có một số khác cần phải dự báo. Người dự báo KHKD cần chứng tỏ việc dự báo này là đủ tin cậy (phương pháp thích hợp, kết quả được kiểm chứng chéo.).
4. Mức độ chi tiết của các kết quả tính toán và các hoạt động để ra trong kế hoạch, nếu KHKD chủ yếu để triển khai thực hiện nội bộ thì phần mô tả các hoạt động cần phải nêu chi tiết, phải có các mốc kiểm soát, các tiêu chỉ để đánh giá cùng với các hướng dẫn để điều chỉnh nếu như thực tế không xảy ra đúng như kế hoạch. Nếu KHKD được lập cho đối tượng bên ngoài đọc, thì nêu chú trọng thực hiện thật chi tiết ở phần kết quả.
5. Các kết quả tính toán phải đảm bảo chính xác. Các sổ liệu sủ dụng phải nhất quán trong suốt bản kế hoạch. Các giả định dùng tính toán phải hợp lý và chấp nhận được, nêu giả định không hợp lý hay xa rời thực tế sẽ làm người đọc khó chấp nhận kết quả. Ngoài ra, sử dụng quá nhiều giả định chủ quan sẽ làm giảm tính thuyết phục của bản KHKD.
6. Tính logic, chặt chẽ và nhất quán của các phân tích lập luận hay giải pháp đề xuất. Có dựa theo các nguyên tắc, các quy luật phổ biến về chuyên môn trong lĩnh vực tương ứng không?
7. Tính đọc đáo sáng tạo của các giải pháp chiến lược và tính hiệu quả của các hoạt động đề xuất trong kế hoạch.
8. Tính khả thi của các hoạt động đề xuất trong kế hoạch so với hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch và trong môi trường kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.
9. Tính linh hoạt của chiến lược và kế hoạch. Nên lưu ý rằng doanh nghiệp hoạt động trong môi trường luôn biến động. Do đó, không một hoạt đông hay chiến lược nào có thể đảm bảo doanh nghiệp thành công trong suốt quá trình triển khai thực hiện, nếu không thực hiện điều chỉnh để thích ứng với hoàn cảnh mới. Một KHKD có tính linh hoạt cao là cơ sở giúp các nhà quản lý điều chỉnh mục tiêu chiến lược và hoạt động sao cho có thể hiểu chỉnh và tiếp tục khai thác kết quả của những hoạt động triển khai trước đó.
10. Có nêu phần phân tích rủi ro và các biện pháp ứng phó. Một KHKD sẽ không thuyết phục nếu như không có phần phân tích rủi ro. Người đọc luôn luôn muốn
biết kết quả sẽ như thế nào nếu thực tế có những thay đổi lớn so với kế hoạch (mà điều này gần như thường xuyên xảy ra cho mọi doanh nghiệp). Hoặc người đọc cũng muốn biết với tính huống xấu đến thế nào thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ,... Mặt khác, chất lượng của một bản KHKD sẽ cao hơn nếu trong phân tích rủi ro người viết có đề ra các giải pháp ứng phó thích hợp. Lưu ý ngay cả trường hợp cho thấy doanh nghiệp có quá nhiều thuận lợi cũng cần có biện pháp để tận dụng khai thác hoặc đề phòng khi có đối thủ mới thâm nhập thị trường.