Tổ chức kiểm soát chi Chương trình MTQG qua KBNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi chương trình mục tiêu quốc gia qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 26)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.6. Tổ chức kiểm soát chi Chương trình MTQG qua KBNN

Công tác kiểm soát chi Chương trình MTQG qua KBNN được thực hiện theo một quy trình thống nhất trong toàn quốc; trong đó, quy định rõ cơ chế quản lý dự toán, kế hoạch vốn, quy trình kiểm soát, thanh toán, chế độ thông tin, báo cáo… Tổ chức phân công nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán vốn Chương trình MTQG một cách có hệ thống, chặt chẽ, thống nhất từ KBNN trung ương đến KBNN tỉnh, huyện; phù hợp với phân cấp quản lý ngân sách và quản lý Chương trình MTQG của Chính phủ cho các bộ, ngành, địa phương và phân cấp ngân sách trong mỗi địa phương (từ tỉnh đến huyện, xã); đảm bảo công tác kiểm soát chi được thực hiện đối với tất cả các khoản chi từ ngân sách nhà nước cho các Chương trình MTQG, đối với tất cả các cơ quan, đơn vị sử dụng vốn.

1.3. Kinh nghiệm một số địa phƣơng trong nƣớc trong kiểm soát chi chƣơng trình MTQG

1.3.1. Hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi Chương trình MTQG của tỉnh Hải Dương

Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế - xã hội ở tỉnh Hải Dương đã phát triển khá nhanh và tương đối ổn định, các chương trình MTQG phát triển mạnh, huy động được nhiều nguồn vốn phục vụ cho chương trình MTQG góp phần tạo ra của cải vật chất, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động tỉnh. Như vậy trong thời gian qua, chương trình MTQG đã góp phần rất lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương, dần đưa tỉnh Hải Dương trở thành một tỉnh có nền kinh tế công nghiệp hoá - hiện đại hoá dần trở thành một trong những tỉnh phát triển kinh tế mạnh nhất trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Trong những năm vừa qua, kinh tế tỉnh Hải Dương đã có tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cũng như đời sống của nhân dân trên địa bàn, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là quản lý, kiểm soát chi chương trình MTQG. Qua tiếp cận thực tế triển khai cơ chế quản lý, kiểm soát chi chương trình MTQG có những nét nổi trội sau:

Trên cơ sở nội dung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản được Trung ương ban hành, UBND tỉnh Hải Dương đã cụ thể hóa các văn bản hệ thống pháp luật, đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư. Trước mắt, tập trung hướng dẫn triển khai một cách có hiệu quả các Luật: Đầu tư, Đấu thầu, Doanh nghiệp, Chứng khoán, Kinh doanh bất động sản… Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa cơ chế phân bổ vốn đầu tư, vốn cho các chương trình mục tiêu quốc gia trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc đầu tư, tiêu chí, tiêu chuẩn, định mức theo hướng công khai, minh bạch. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực XDCB của Tỉnh, đảm bảo tính thống nhất về nội dung giữa các văn bản của Sở , Ban, Ngành

liên quan, và sự thống nhất giữa văn bản của TW với văn bản của địa phương, tránh tình trạng luật của Nhà nước quy định một kiểu, văn bản của địa phương lại ban hành không phù hợp, thống nhất với những quy định của nhà nước gây khó khăn cho nhà đầu tư, cản trở công tác thi hành pháp luật tại địa phương.quy trình quản lý theo thẩm quyền được phân công, phân cấp. Điểm nổi trội của tỉnh Hải Dương là đã thường xuyên tổ chức tập huấn về nghiệp vụ quản lý đầu tư xây dựng ở các cấp, các ngành về nội dung: Cung cấp kiến thức cơ bản về quản lý đầu tư xây dựng hiện có và mới bổ sung, công tác quản lý chất lượng công trình, công tác quản lý đô thị đối với cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý đầu tư xây dựng. Hướng dẫn chi tiết về trình tự các bước triển khai đầu tư xây dựng cơ bản, và gắn với các bước trong trình tự đó là quy định rõ về thủ tục, hồ sơ cần có và trách nhiệm quyền hạn của người quản lý, thụ lý của các chủ thể trong hệ thống quản lý, vận hành cấp phát vốn đầu tư các chương trình MTQG. Việc cụ thể hóa quy trình quản lý giải quyết công việc của Nhà nước đã tạo bước đột phá của tỉnh Hải Dương trong khâu cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và năng lực của bộ máy Nhà nước.

Đề cao trách nhiệm và xử lý trách nhiệm các cá nhân trong từng khâu của quy trình, làm rõ sai phạm, quy rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm minh triệt để bằng biện pháp xử phạt hành chính, hình sự và bồi hoàn thiệt hại vật chất, khắc phục tình trạng chỉ quy trách nhiệm, nhận thiếu sót, yếu kém tập thể, chung chung..., kiên quyết đưa ra khỏi công quyền những cán bộ công chức kém phẩm, thiếu tinh thần trách nhiệm, gây phiền hà nhũng nhiễu, năng lực trình độ chuyên môn yếu kém trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và không bố trí chủ đầu tư dự án cho các đơn vị đã vi phạm quản lý dây dưa, kéo dài thời gian quyết toán công trình không theo quy định của pháp luật.

1.3.2. Kiểm soát chi chương trình MTQG qua KBNN Đắc Lắc

KBNN Đắc Lắc đã chủ động phối hợp với các cấp, các ngành liên quan hướng dẫn các đơn vị sử dụng NSNN tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình kiểm soát chi, tăng cường công tác kiểm soát chi chương trình

MTQG qua kho bạc; đảm bảo các khoản chi qua KBNN được kiểm soát chặt chẽ, đúng chế độ, định mức chi tiêu.

Trong công tác kiểm soát chi chương trình MTQG, KBNN Đắc Lắc đã triển khai kịp thời các quyết định giao kế hoạch vốn chương trình MTQG; đồng thời, KBNN Đắc Lắc còn chỉ đạo thực hiện kiểm soát và giải ngân các hồ sơ đề nghị thanh toán do các chủ đầu tư, ban quản lý dự án gửi đến; bảo đảm nhanh chóng, kịp thời và đúng quy trình, thực hiện đôn đốc thu hồi tạm ứng, không để tồn đọng hồ sơ đề nghị thanh toán của khách hàng.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Đắc Lắc về đẩy mạnh công tác đầu tư xây dựng và giải ngân vốn, KBNN Đắc Lắc đã chỉ đạo các đơn vị thường xuyên phối hợp với các chủ đầu tư trong nắm bắt tình hình triển khai dự án và đôn đốc tiến độ giải ngân vốn đầu tư; bảo đảm thanh toán chương trình MTQG thuận lợi, đáp ứng yêu cầu giải ngân vốn đầu tư, không để tình trạng chứng từ thanh toán nằm tại Kho bạc quá thời gian quy định, tỷ lệ giải ngân thanh toán chương trình MTQG luôn đạt tỷ lệ cao so với kế hoạch giao.

Ngoài ra, báo cáo tình hình thực hiện giải ngân vốn chương trình MTQG được KBNN Đắc Lắc báo cáo hàng tháng, số liệu cập nhật từng ngày theo từng dự án, phục vụ tốt nhất cho các cấp chính quyền địa phương.

1.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho KBNN Thái Nguyên

Bài học rút ra khi nghiên cứu kinh nghiệm về QLNN đối với dự án chương trình MTQG cho tỉnh Thái Nguyên từ công tác QLNN đối với dự án chương trình MTQG tại tỉnh Hải Dương, Đắc Lắc.

Thứ nhất, để tăng cường quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư chương trình MTQG, trước hết phải quy hoạch phát triển trên địa bàn tỉnh. Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án đầu tư xây dựng cơ bản đòi hỏi phải thực hiện tốt công tác bồi thường giải tỏa mặt bằng. Mặt khác, phải xây dựng dự án đầu tư theo đúng quy hoạch, bố trí dự án phù hợp với tiêu chuẩn và thực hiện đồng bộ các biện pháp kiểm soát, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực.

Thứ hai, phải phân cấp quản lý rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý các dự án đầu tư chương trình MTQG bằng vốn NSNN như phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng công trình đối với những công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án và các công trình khác của UBND cấp huyện, xã. Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư; thiết kế kỹ thuật; thiết kế bản vẽ thi công; dự toán công trình…

Thứ ba, cụ thể hóa Luật pháp, các văn bản quy phạm từ cấp Trung ương, cấp tỉnh vào điều kiện cụ thể của địa phương mình, trong đó chú ý không để tình trạng trái với quy định của Nhà nước, đồng thời phát huy tính chủ động, độc lập, tự chủ của các địa phương trong việc tham gia quản lý các dự án đầu tư bằng vốn NSNN nhằm quản lý tốt và có hiệu quả cao.

Thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước đối với các dự án chương trình MTQG bằng nguồn vốn NSNN. Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng.

Thứ năm, tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát chặt chẽ và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm trong quá trình tổ chức thực hiện thi công các dự án chương trình MTQG bằng nguồn vốn NSNN, đẩy mạnh công tác giám sát cộng đồng và tăng trách nhiệm vai trò của các Chủ đầu tư trước pháp luật.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN C U ĐỀ TÀI

2.1. C u h i nghiên cứu

Để giải quyết được nội dung nghiên cứu đề tài chính là việc phải trả lời những câu hỏi sau:

a. Thực trạng công tác kiểm soát chi CTMT Quốc gia qua KBNN Thái Nguyên như thế nào?

b. Những vấn đề cần phải hoàn thiện trong công tác kiểm soát chi CTMT Quốc gia qua KBNN Thái Nguyên là gì?

c. Cần phải căn cứ vào những mục tiêu, định hướng gì, và thực hiện những giải pháp nào để hoàn thiện công tác kiểm soát chi CTMT Quốc gia qua KBNN Thái Nguyên?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã điều tra, thu thập các văn bản, tài liệu, các nguồn số liệu thứ cấp có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, tác giả đã kế thừa một số kết quả nghiên cứu trước đó, nhằm làm sáng tỏ hơn nội dung nghiên cứu của đề tài.

Số liệu được thu thập bao gồm các văn bản của Chính phủ, của các Bộ, Ban, Ngành có liên quan được thu thập và đánh giá. Các báo cáo tổng kết, sơ kết của địa phương, các số liệu có liên quan, đặc biệt là công tác kiểm soát chi Chương trình MTQG trên địa bàn được thu thập, phân tích và đánh giá.

2.2.2. Phương pháp lý th ng tin

Thông tin sau khi thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu được nhập vào máy tính và tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá.

2.2.3. Phương pháp phân t ch th ng tin

Nguồn dữ liệu thống kê về điều kiện tự nhiên Kinh tế - Xã hội của địa bàn nghiên cứu cũng như các kết quả nghiên cứu được kế thừa là những thông tin cơ sở quan trọng cho việc thực hiện đề tài. Các nguồn dữ liệu được thống kê bao gồm:

Dữ liệu từ các tài liệu, báo cáo, được thống kê, tính toán thành những chỉ tiêu để đánh giá công tác kiểm soát chi Chương trình MTQG qua KBNN Thái Nguyên.

2.2.4. Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu có tính chất như nhau.

Phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. So sánh số liệu kỳ này với các số liệu kỳ trước để thấy rõ xu hướng tăng trưởng của các chỉ tiêu. Đặc biệt sẽ so sánh số liệu của từng năm, từng giai đoạn trong Kiểm soát chi Chương trình MTQG.

2.2.5. Phương pháp thống kê m tả

Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội. Mô tả quá trình thực hiện công tác kiểm soát chi Chương trình MTQG được thực hiện như thế nào, qua đó xác định được kết quả của từng khâu, sự khó khăn, phức tạp của công tác kiểm soát chi Chương trình MTQG dựa vào đó mà ta chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của từng khâu, nhằm đề xuất những giải pháp có tính khả quan để khắc phục hạn chế.

2.2.6. Phương pháp chuyên gia

Sử dụng phương pháp này nhằm thăm dò ý kiến của các chuyên gia, các lãnh đạo, cán bộ quản lý các phòng, ban có kinh nghiệm trong lĩnh vực Đầu tư XDCB thuộc KBNN Thái Nguyên, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng…, các phòng TC-KH, Phòng Công thương, Ban quản lý…… nhằm học hỏi những kinh nghiệm thực tiễn, đảm bảo tính khách quan và độ chính xác cao cho nguồn dữ liệu nghiên cứu của luận văn.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế ã hội

- Thông qua việc phát huy hiệu quả công tác kiểm soát chi Chương trình MTQG qua đó đóng góp cho hoạt động phát triển KTXH của tỉnh: các khoản thu nộp và chi trả thanh toán ngân sách Nhà nước qua KBNN Thái Nguyên.

- Tỷ lệ NSNN tiết kiệm được do công tác kiểm soát chặt chẽ các khoản chi từ ngân sách Nhà nước đối với các dự án Chương trình MTQG qua KBNN Thái Nguyên.

Khi xác định được chỉ tiêu này, giúp phần hoàn thiện sử dụng ngân sách Nhà nước, nâng cao vị thế và uy tín của KBNN. Đồng thời, nó cũng góp phần nâng cao công tác kiểm soát chi Chương trình MTQG.

2.3.2. Chỉ tiêu về hiệu quả c ng tác Kiểm soát chi Chương trình MTQG

Đánh giá kết quả công tác kiểm soát chi Chương trình MTQG qua KBNN Thái Nguyên thông qua chỉ tiêu này, thông qua các chỉ tiêu (Số liệu kiểm soát, thanh toán; số từ chối thanh toán, việc tổ chức thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ của ngành cũng như của đơn vị)

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI CHƢƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Tình hình chung

Thứ nhất: Về vị trí địa lý

Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du - Miền núi Bắc bộ, phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội, Phía bắc giáp Bắc Kạn, phía đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, phía tây giáp các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.562,82 km2

, dân số tính đến 31/12/2011 là 1.139.444 người.

Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục y tế của Việt Nam nói chung, của vùng trung du miền Đông Bắc nói riêng. Đây là một trong những vùng chè nổi tiếng của cả nước, một trung tâm công nghiệp gang thép của phía bắc, cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa trung du miền núi với đồng bằng Bắc Bộ. Sự giao lưu được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình dẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút.

Thái Nguyên là nơi tụ hội các nên văn hoá dân tộc, đầu mối của các hoạt động văn hoá, giáo dục của vùng núi phía Bắc rộng lớn. Với 7 trường Đại học, trên 20 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật. Thái Nguyên xứng đáng là trung tâm văn hóa, nghiên cứu khoa học và giáo dục - đào tạo của các tỉnh miền núi phía Bắc. Vị trí địa lý của tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh, thành phố trong vùng, trong cả nước cũng như với nước ngoài trong thời kỳ hội nhập và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi chương trình mục tiêu quốc gia qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)