Về tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi CTMT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi chương trình mục tiêu quốc gia qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 48)

5. Kết cấu của đề tài

3.3.1. Về tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi CTMT

Trên cơ sở danh mục các dự án thuộc Chương trình MTQG và tổng kinh phí được Thủ tướng Chính phủ quyết định thực hiện hàng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu và tổng nguồn vốn (bao gồm cả vốn đầu tư và vốn sự nghiệp) của từng Chương trình MTQG cho các cơ quan quản lý, cơ quan thực hiện chương trình; Bộ Tài chính giao dự toán kinh phí quản lý của từng Chương trình MTQG cho các cơ quan quản lý, cơ quan thực hiện chương trình. Sau đó, các bộ, cơ quan Trung ương phân bổ dự toán chi Chương trình MTQG cho các đơn vị trực thuộc; UBND tỉnh xây dựng phương án phân bổ dự toán chi các chương trình báo cáo Hội đồng nhân dân quyết định và giao dự toán chi tiết cho từng chương trình, dự án đồng thời với việc giao dự toán chi NSNN hàng năm. Tương tự, kinh phí thực hiện các chương trình, dự án lớn, quan trọng của quốc gia cũng có quy trình phân bổ, giao dự toán giống như đối với Chương trình MTQG. Nguồn kinh phí NSNN được phân bổ để thực hiện các CTMT tại địa phương được NSTW cấp thông qua hình thức bổ sung có mục tiêu cho NSĐP.

Như vậy, kinh phí trong mỗi CTMT bao gồm: Kinh phí thực hiện CTMT (vốn đầu tư, vốn sự nghiệp) và kinh phí quản lý CTMT (được bố trí trong nguồn chi thường xuyên của chương trình). Từ đó, cơ chế giao vốn cho các CTMT được thực hiện theo 2 hình thức:

+ Giao dự toán chi các CTMT theo hình thức dự toán ngân sách hàng năm cho các cơ quan quản lý, cơ quan thực hiện CTMT đối với các nội dung có tính chất chi thường xuyên. Phần kinh phí này được giao cùng với dự toán ngân sách hàng năm.

+ Giao kế hoạch vốn đầu tư hàng năm đối với các công việc có tính chất đầu tư XDCB.

Từ năm 2004, theo Quyết định số 291/KB-KHTH ngày 29/4/2004 của Tổng Giám đốc KBNN về Quy trình kiểm soát, thanh toán vốn Chương trình mục tiêu, vốn sự nghiệp kinh tế qua hệ thống KBNN, KBNN Thái Nguyên đã tổ

chức phân công nhiệm vụ kiểm soát chi CTMT một cách thống nhất, chặt chẽ từ tỉnh đến huyện. Theo đó, công tác kiểm soát chi được tổ chức thực hiện như sau:

+ Đối với những nội dung công việc có tính chất thường xuyên thì áp dụng cơ chế kiểm soát, thanh toán như đối với kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ NSNN.

+ Đối với những nội dung công việc có tính chất đầu tư thì áp dụng cơ chế kiểm soát, thanh toán như đối với kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư từ NSNN.

3.3.2. Kiểm soát chi đối với phần vốn sự nghiệp có t nh chất thường uyên

và kinh ph quản lý CTMT theo hình thức giao dự toán ngân sách

Áp dụng những quy định pháp lý liên quan đến kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên của NSNN qua KBNN, KBNN Thái Nguyên đã thực hiện kiểm soát chi đối với phần vốn sự nghiệp có tính chất thường xuyên và kinh phí quản lý CTMT theo hình thức giao dự toán theo những nội dung chủ yếu sau:

3.3.2.1. Nguyên tắc kiểm soát, thanh toán

- Tất cả các khoản chi CTMT phải được kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi trả, thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán được giao; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và đã được thủ trưởng cơ quan quản lý, sử dụng vốn CTMT hoặc người được ủy quyền quyết định chi.

- Tất cả các cơ quan, đơn vị được giao quản lý, sử dụng vốn CTMT phải mở tài khoản tại Kho bạc; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của KBNN trong quá trình chi trả, thanh toán; KBNN có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi và thực hiện thanh toán kịp thời các khoản chi theo đúng quy định và xác nhận số thực chi CTMT qua KBNN.

- Mọi khoản chi được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách, mục lục ngân sách và chi tiết theo mã CTMT, mã dự án hoặc mã đơn vị có quan hệ với ngân sách.

- Việc thanh toán các khoản chi CTMT qua KBNN được thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ Kho bạc cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc đối tượng thụ hưởng; trường hợp chưa thực hiện được việc thanh toán trực tiếp, Kho bạc thực hiện thanh toán qua đơn vị sử dụng NSNN.

- Trong quá trình kiểm soát, thanh toán, quyết toán chi CTMT, các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi hoặc nộp ngân sách. Căn cứ vào quyết định của cơ quan Tài chính hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, KBNN thực hiện việc thu hồi cho NSNN theo đúng trình tự quy định.

3.3.2.2. Điều kiện chi

KBNN chỉ thực hiện thanh toán các khoản chi CTMT khi có đủ các điều kiện sau:

- Đã có trong dự toán chi CTMT được giao.

- Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Đây là điều kiện cần phải đặc biệt lưu ý trong kiểm soát chi, bởi mỗi CTMT bên cạnh những quy định chung của Nhà nước lại có những quy định riêng về chế độ, tiêu chuẩn, định mức mang tính đặc thù.

- Đã được thủ trưởng đơn vị quản lý, sử dụng vốn CTMT (gọi chung là đơn vị sử dụng ngân sách) hoặc người được ủy quyền quyết định chi.

- Có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán có liên quan. Tùy theo tính chất của từng khoản chi và theo đặc thù của mỗi CTMT mà yêu cầu về hồ sơ, chứng từ thanh toán quy định khác nhau.

Thực hiện nguyên tắc thanh toán trực tiếp từ KBNN cho đối tượng thụ hưởng hay người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, chi CTMT theo hình thức rút dự toán được thực hiện theo 2 phương thức:

- Cấp tạm ứng: Được áp dụng đối với các khoản chi chưa đủ điều kiện

thanh toán trực tiếp hoặc tạm ứng theo hợp đồng. Mức cấp tạm ứng theo đề nghị của đơn vị sử dụng ngân sách, nhưng phải phù hợp với tiến độ thực hiện công việc và trong phạm vi dự toán được giao; mặt khác, mức cấp tạm ứng còn tùy thuộc vào tính chất các khoản chi và phải tuân theo chế độ của Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.

Khi có nhu cầu tạm ứng, đơn vị sử dụng ngân sách phải gửi đến KBNN hồ sơ, tài liệu cần thiết liên quan đến từng khoản chi tạm ứng, kèm theo giấy rút dự toán NSNN (tạm ứng bằng tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản); trong đó ghi rõ nội dung tạm ứng để KBNN có căn cứ giải quyết, hạch toán kế toán và theo dõi khi thanh toán tạm ứng. KBNN kiểm soát hồ sơ, chứng từ, nếu đảm bảo đúng quy định thì làm thủ tục tạm ứng cho đơn vị.

Sau khi công việc đã hoàn thành và đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán, đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm gửi đến KBNN giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, kèm theo các hồ sơ, chứng từ chi có liên quan theo quy định. KBNN kiểm tra, kiểm soát, nếu đủ điều kiện thì thực hiện thanh toán và thu hồi tạm ứng.

Trường hợp số tạm ứng chưa được thanh toán hết, đơn vị có thể thanh toán trong những tháng sau; số tạm ứng đến hết 31/12 hàng năm chưa đủ hồ sơ, thủ tục thanh toán được xử lý theo quy định hiện hành.

- Cấp thanh toán: Là phương thức chi trả ngân sách trực tiếp cho đối

tượng thụ hưởng NSNN hoặc người cung cấp hàng hóa, dịch vụ khi công việc đã hoàn thành, có đủ các hồ sơ chứng từ thanh toán trực tiếp và các khoản chi đáp ứng đầy đủ các điều kiện chi NSNN theo quy định. Mức thanh toán căn cứ vào hồ sơ, chứng từ chi hợp pháp, hợp lệ theo đề nghị của đơn vị sử dụng

ngân sách, trong phạm vi dự toán CTMT được giao và còn đủ số dư dự toán để thực hiện thanh toán.

Khi có nhu cầu thanh toán, đơn vị sử dụng ngân sách phải gửi đến KBNN hồ sơ, tài liệu cần thiết liên quan đến từng khoản chi, kèm theo giấy rút dự toán NSNN (thanh toán), trong đó ghi rõ nội dung thanh toán để KBNN có căn cứ giải quyết và hạch toán kế toán.

3.3.2.4. Hồ sơ kiểm soát chi

- Hồ sơ gửi lần đầu:

+ Dự toán kinh phí CTMT năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Quy chế chi tiêu hoặc các quy định riêng của từng CTMT mà theo phân cấp đơn vị được thẩm quyền xây dựng, ban hành (nếu có).

- Hồ sơ gửi từng lần:

+ Giấy rút dự toán NSNN, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng (nếu đã tạm ứng). + Các hồ sơ, chứng từ có liên quan tùy theo tính chất của từng khoản chi như: hợp đồng, hóa đơn, văn bản lựa chọn nhà thầu (đối với các khoản chi mua sắm và các công việc khác thuộc phạm vi phải đấu thầu theo quy định của pháp luật), bảng kê chứng từ thanh toán…

3.3.2.5. Nội dung và quy trình kiểm soát, thanh toán

Khi phát sinh nhu cầu, nhiệm vụ chi, đơn vị sử dụng ngân sách lập hồ sơ, chứng từ thanh toán gửi đến KBNN nơi giao dịch. Cán bộ KBNN tiếp nhận hồ sơ, chứng từ tiến hành kiểm tra sự đầy đủ, tính pháp lý của hồ sơ theo quy định; nếu phát hiện hồ sơ, chứng từ còn thiếu thì hướng dẫn đơn vị bổ sung, hoàn thiện và thời hạn xử lý hồ sơ được tính từ thời điểm cán bộ kiểm soát chi của Kho bạc nhận đầy đủ hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi theo quy định cho đến khi xử lý thanh toán xong cho khách hàng. KBNN thực hiện kiểm soát hồ sơ của đơn vị theo các nội dung sau:

- Kiểm soát, đối chiếu các khoản chi so với dự toán, đảm bảo các khoản chi phải có trong dự toán CTMT được cấp có thẩm quyền giao và số dư dự toán còn đủ để chi. Việc đối chiếu các khoản chi so với dự toán còn đòi hỏi

phải đúng với chi tiết từng dự án thành phần, đúng với mã CTMT và thời hạn thanh toán của từng nguồn vốn được quy định cụ thể.

- Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theo quy định đối với từng khoản chi.

- Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Đối với các khoản chi chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức, KBNN căn cứ vào dự toán chi CTMT đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao để kiểm soát.

Trong quá trình kiểm soát chi, KBNN có quyền tạm đình chỉ, từ chối thanh toán và thông báo bằng văn bản cho đơn vị sử dụng ngân sách biết nếu phát hiện khoản chi không không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức hoặc không đủ các điều kiện chi theo quy định.

Khi các hồ sơ, chứng từ đề nghị tạm ứng, thanh toán đủ điều kiện chi, KBNN làm thủ tục hạch toán, chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng hoặc chi trả bằng tiền mặt cho đơn vị sử dụng ngân sách; trường hợp thanh toán tạm ứng thì KBNN hạch toán chuyển từ tạm ứng sang thực chi CTMT.

3.3.3. Kiểm soát chi đối với phần vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có t nh chất đầu tư

3.3.3.1. Nguyên tắc kiểm soát, thanh toán

- Vốn CTMT chỉ được thanh toán cho các dự án, công trình thuộc đối tượng sử dụng vốn CTMT theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Chủ đầu tư, ban quản lý dự án (gọi chung là chủ đầu tư) được mở tài khoản cấp phát vốn đầu tư tại KBNN, nơi thuận tiện cho giao dịch của chủ đầu tư và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của KBNN trong quá trình quản lý, cấp phát, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư.

- KBNN có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trong quá trình thanh toán, đảm bảo thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ, đúng quy định. KBNN chỉ thực hiện thanh toán vốn đầu tư khi đã có đầy đủ thủ tục về đầu tư xây dựng, có kế hoạch vốn đầu tư được giao và có đầy đủ các điều kiện thanh toán

theo quy định (như đã thành lập ban quản lý dự án, đã mở tài khoản tại KBNN, tuân thủ các quy định về lựa chọn nhà thầu, thỏa mãn các điều kiện về tạm ứng hay thanh toán vốn…).

- Quá trình kiểm soát, thanh toán vốn của KBNN phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, tuân thủ quy trình kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư, không làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình, không gây ách tắc, phiền hà trong quá trình thanh toán. Nếu phát hiện chủ đầu tư sử dụng vốn sai mục đích, không đúng đối tượng hoặc vi phạm chế độ tài chính của Nhà nước thì được phép tạm dừng thanh toán vốn hoặc thu hồi số vốn mà chủ đầu tư đã sử dụng sai; đồng thời báo cáo lên KBNN cấp trên để tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính xem xét, xử lý.

Trường hợp phát hiện quyết định của các cấp có thẩm quyền trái với quy định hiện hành, phải có văn bản gửi cấp có thẩm quyền đề nghị xem xét lại và nêu rõ ý kiến đề xuất. Nếu quá thời hạn đề nghị mà không nhận được trả lời thì được quyền giải quyết theo đề xuất của mình. Nếu được trả lời mà xét thấy không thoả đáng thì vẫn phải giải quyết theo ý kiến của cấp có thẩm quyền; đồng thời, phải báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn và báo cáo cơ quan Tài chính để xem xét, xử lý.

- KBNN thực hiện thanh toán trước, kiểm soát sau đối với từng lần thanh toán của công việc, hợp đồng thanh toán nhiều lần và kiểm soát trước, thanh toán sau đối với công việc, hợp đồng thanh toán một lần và lần thanh toán cuối cùng của công việc, hợp đồng thanh toán nhiều lần.

- Trên cơ sở hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư, KBNN căn cứ vào các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng (số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán và các điều kiện thanh toán), thực hiện kiểm tra, kiểm soát để thanh toán theo đề nghị của chủ đầu tư.

3.3.3.2. Điều kiện chi

- Các dự án, công trình đã có trong kế hoạch vốn đầu tư CTMT được cấp có thẩm quyền giao. Số vốn thanh toán cho dự án trong năm (bao gồm cả tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) không được vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho dự án. Số vốn thanh toán (bao gồm cả tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) cho từng công việc, hạng mục công trình, công trình không được vượt dự toán hoặc giá trúng thầu, tổng dự toán của dự án (đối với chi phí nằm trong tổng dự toán). Tổng số vốn thanh toán cho dự án không được vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt.

- Có đầy đủ các hồ sơ pháp lý theo quy định như: văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép chuẩn bị đầu tư (đối với vốn chuẩn bị đầu tư), quyết định đầu tư và dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật), văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu, quyết định thành lập ban quản lý dự án, hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu...

- Có đầy đủ các điều kiện tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành theo quy định. Đồng thời chấp hành đúng theo định mức, đơn giá XDCB được cấp có thẩm quyền ban hành (đối với dự án chỉ định thầu) hoặc giá trúng thầu (đối với dự án đấu thầu); hoặc tiêu chuẩn, định mức chi hành chính do Nhà nước ban hành (đối với chi phí quản lý dự án, công trình).

Ngoài ra, đối với các khoản chi đầu tư bằng tiền mặt (chi đền bù giải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi chương trình mục tiêu quốc gia qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)