Đánh giá kết quả công tác kiểm soát chi CTMT qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi chương trình mục tiêu quốc gia qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 61)

5. Kết cấu của đề tài

3.3.5. Đánh giá kết quả công tác kiểm soát chi CTMT qua

về Kế hoạch các chương trình mục tiêu giai đoạn 2006 - 2010; Báo cáo chi các Chương trình MTQG về Văn hóa, Y tế, Giáo dục, Việc làm giai đoạn 2006 - 2010; Báo cáo chi Chương trình 135 giai đoạn II; Báo cáo 5 năm thực hiện Nghị quyết 30a/NQ-CP của Chính phủ, thực hiện Quyết định 167/QĐ- CP về xóa nhà tạm để phục vụ cho kiểm toán chuyên đề của Kiểm toán Nhà nước… Nhìn chung, những loại báo cáo này khá phức tạp do yêu cầu khác nhau; thời kỳ báo cáo, chỉ tiêu báo cáo thường không giống nhau và chủ yếu là phải lập thủ công.

3.3.5. Đánh giá kết quả công tác kiểm soát chi CTMT qua KBNN Thái Nguyên Thái Nguyên

3.3.5.1. Kết quả đạt được

CTMT mang ý nghĩa kinh tế - xã hội sâu sắc, nhưng tính chất quản lý cũng rất phức tạp, nhạy cảm vì nó luôn thu hút sự quan tâm của nhân dân, công luận và các cơ quan thanh tra, kiểm toán. Qua từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, công tác quản lý nguồn vốn các CTMT ngày càng có sự chuyển biến tích cực từ khâu lập, duyệt, phân bổ dự toán, chấp hành dự toán, đến quyết toán và kiểm tra giám sát. Theo đó, công tác kiểm soát chi của KBNN Thái Nguyên cũng ngày càng đi vào nề nếp với chất lượng và hiệu quả cao hơn; thông qua kiểm soát chi đã giúp cho các đơn vị sử dụng NSNN, các chủ đầu tư ngày càng hiểu và chấp hành

tốt hơn các chính sách, chế độ liên quan đến quản lý chi NSNN nói chung và quản lý vốn CTMT nói riêng, góp phần quan trọng trong việc giám sát quá trình phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính dành cho CTMT một cách đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả.

Từ năm 2009 - 2013, KBNN Thái Nguyên đã thực hiện kiểm soát, thanh toán 13 chương trình MTQG, với số vốn 1.213.371 triệu đồng; 07 Chương toán 13 chương trình MTQG, với số vốn 1.213.371 triệu đồng; 07 Chương trình, dự án lớn, quan trọng của quốc gia, với số vốn 628.401 triệu đồng.

Kết quả công tác kiểm soát chi được thể hiện qua các nội dung sau:

a/ Đối với kiểm soát các khoản chi CTMT có tính chất thường xuyên:

Cơ bản KBNN Thái Nguyên đã kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu mang tính chất thường xuyên của từng CTMT. Bằng việc yêu cầu các đơn vị phải chấp hành đầy đủ các điều kiện chi ngân sách đã giúp cho công tác quản lý, điều hành vốn CTMT ngày càng hiệu quả hơn; việc chấp hành quy định về thời gian phân bổ vốn qua các năm đều có sự chuyển biến, tiến bộ. Chi tiêu của các đơn vị đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước; đặc biệt, các khoản chi lớn như: sửa chữa, mua sắm vật tư, trang thiết bị… đã được kiểm soát chặt chẽ thông qua cơ chế lựa chọn nhà thầu và việc chấp hành chế độ hoá đơn, chứng từ. Bên cạnh đó, thông qua công tác kiểm soát các điều kiện chi bằng tiền mặt đã tăng cường nguyên tắc thanh trực tiếp từ KBNN và hạn chế được tình trạng rút tiền về quỹ của đơn vị để chi tiêu, ngăn ngừa những sai phạm có thể xảy ra. Từ đó, hiệu quả sử dụng vốn CTMT ngày càng được nâng cao.

Trong 3 năm, KBNN Thái Nguyên đã kiểm soát, thanh toán 666.389 triệu đồng kinh phí chi thường xuyên của các CTMT, qua đó phát hiện 360 khoản chi chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định, từ chối thanh toán

số tiền hơn 3 tỷ đồng và hướng dẫn các hoàn thiện hồ sơ, chứng từ của hàng ngàn món thanh toán.

b/ Đối với kiểm soát các khoản chi CTMT có tính chất đầu tư XDCB:

Giai đoạn 2009 - 2013, KBNN Thái Nguyên đã thực hiện cấp phát, thanh toán cho 1.104 dự án, công trình thuộc nguồn vốn CTMT, với tổng số vốn là 546.982 triệu đồng. Các đơn vị Kho bạc từ tỉnh đến huyện luôn đảm bảo thực hiện kiểm soát, thanh toán vốn theo đúng chế độ quy định. Nhờ việc tổ chức tốt công tác công tác kiểm soát trước, trong và sau khi thanh toán, đã từ chối 220 món chi do áp dụng sai định mức, đơn giá, khối lượng vượt dự toán được duyệt, không có trong hợp đồng, chủ đầu tư đề nghị thanh toán cao hơn giá trúng thầu, không đủ hồ sơ theo quy định…, với số tiền hơn 4 tỷ đồng.

Đồng thời, KBNN Thái Nguyên cũng đã phối hợp thực hiện thu hồi nộp NSNN, giảm trừ quyết toán chi hàng năm của nhiều CTMT theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước do chi tiêu, quyết toán sai chế độ.

Cùng với công tác tổ chức kiểm soát, thanh toán, KBNN Thái Nguyên cũng chủ động nắm tiến độ thực hiện các chương trình, dự án, đôn đốc chủ đầu tư và nhà thầu thực hiện dự án theo kế hoạch vốn đã phân bổ; đảm bảo tồn ngân Kho bạc sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu chi tiêu của các dự án, công trình; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư nhanh để các dự án, công trình sớm phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội, nhất là đối với các mục tiêu quan trọng, công trình trọng điểm, cấp bách. Thực hiện báo cáo tình hình sử dụng vốn đầu tư kịp thời, chính xác, phục vụ cho công tác quản lý và điều hành nguồn vốn CTMT của các cơ quan quản lý.

Bên cạnh đó, KBNN Thái Nguyên luôn tích cực tham mưu cho chính quyền địa phương và sở, ngành có liên quan về quản lý và sử dụng nguồn vốn CTMT như: tham mưu cho UBND tỉnh về cơ chế phân cấp, giao nhiệm vụ

cho Ban chỉ đạo CTMT và các sở, ngành, UBND huyện; có ý kiến về việc phân bổ, điều chỉnh kế hoạch vốn đúng thời gian, đúng đối tượng; tham gia xây dựng quy chế huy động các nguồn vốn, cơ chế lồng ghép các nguồn vốn; quyết toán tình hình sử dụng vốn của các CTMT... Đồng thời, trong quá trình thực hiện kiểm soát, thanh toán, KBNN Thái Nguyên đã thường xuyên nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, báo cáo KBNN và các cơ quan có thẩm quyền để kịp thời tháo gỡ, giải quyết; đảm bảo kiểm soát chi chặt chẽ, theo đúng chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền địa phương đối với nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng này.

Ngoài ra, KBNN Thái Nguyên đã chú trọng thực hiện công tác kiểm soát chi gắn với chủ trương cải cách thủ tục hành chính; vận dụng sáng tạo những nguyên tắc, quy trình kiểm soát chi cho phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương; phân cấp kiểm soát chi CTMT hợp lý giữa KBNN tỉnh và huyện; tổ chức tốt việc phân công bố trí cán bộ và sự phối hợp giữa các bộ phận trong mỗi đơn vị Kho bạc; niêm yết công khai quy trình, thủ tục, thời hạn giải quyết công việc… nhằm xử lý các giao dịch nhanh chóng và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng.

Kết quả giải ngân nguồn vốn CTMT thể hiện qua biểu sau:

Bảng 3.2: Tổng hợp chi CTMT qua KBNN Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2013 Đơn vị: Triệu đồng TT Tên CTMT Dự toán (KH vốn) Thực hiện cấp phát Thực hiện so với DT (%) I Các chƣơng trình mục tiêu 1.224.414 1.213.371 99

1 Chương trình về giảm nghèo 28.378 28.378 100

2 Chương trình về việc làm 91.650 91.650 100

3 Chương trình MTQG về y tế 85.250 84.524 99

4 Chương trình PC một số bệnh XH,

bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS 18.328 18.328 100

5 Chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm 8.060 8.060 100

6 Chương trình nước sạch và vệ sinh

môi trường nông thôn 136.125 135.525 99

7 Chương trình dân số kế hoạch hóa

gia đình 55.661 55.661 100

8 Chương trình văn hóa 89.620 86.900 96

9 Chương trình giáo dục và đào tạo 604.882 594.882 98

10 Chương trình phòng chống tội phạm 6.180 6.180 100

11 Chương trình phòng chống ma túy 13.970 13.970 100

12 Chương trình về bảo hộ lao động,

an toàn lao động 335 335 100

13 Chương trình XD nông thôn mới 88.978 88.978 100

II Chƣơng trình, dự án lớn của QG 663.858 628.401 95 1 Chương trình 135 425.425 391.123 92 2 Chương trình 134 92.180 91.805 99 3 C.trình trợ giá, trợ cước các mặt hàng chính sách phục vụ miền núi 38.724 38.724 100 4 Chương trình thực hiện chính sách di dân 5.000 5.000 100 5 Chương trình phủ sóng phát thanh truyền hình 15.300 14.500 95

6 Chương trình phòng chống mại dâm 700 700 100

7 Chương trình 5 triệu ha rừng 86.529 83.549 97

Tổng cộng 1.877.128 1.841.772 98

3.3.5.2. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác kiểm soát chi CTMT qua KBNN Thái Nguyên còn gặp nhiều khó khăn và có những hạn chế. Cụ thể:

- Hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện chưa đồng bộ, kịp thời và còn có những bất cập, gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện và công tác kiểm soát chi của Kho bạc. Ví dụ: Chương trình 5 triệu ha rừng Chính phủ quyết định từ tháng 6/2007, nhưng đến tháng 8/2008 mới có thông tư Liên bộ Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện; Chương trình 135 không quy định cụ thể định mức hỗ trợ kinh phí đối với Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất, chưa hướng dẫn việc quản lý, sử dụng kinh phí duy tu sửa chữa công trình sau đầu tư, chương trình thực hiện được 3 năm mới xây dựng và phê duyệt kế hoạch đầu tư dài hạn (thời gian là 5 năm)... Ngoài ra, một số CTMT có tính chất đặc thù nhưng lại không có văn bản hướng dẫn cụ thể, thống nhất nên công tác kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

- Về chế độ, định mức, tiêu chuẩn thực hiện: Hệ thống chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu nhìn chung còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ và chưa phù hợp với điều kiện thực tế. Bên cạnh đó, mỗi chương trình lại ban hành cơ chế quản lý cùng với những chế độ, định mức chi tiêu riêng càng làm tăng tính chất phức tạp của công tác kiểm soát chi. Mặt khác, các bộ, ngành khi ban hành chế độ, định mức nhiều trường hợp không gửi đến Kho bạc (và cũng không thuộc loại văn bản pháp quy đăng công báo), nên KBNN tỉnh không có thông tin để chỉ đạo, thống nhất kịp thời đối với các KBNN huyện, thị và thiếu căn cứ để thực hiện kiểm soát, thanh toán.

- Về cơ chế quản lý vốn:

+ Hiện nay, vốn CTMT do NSTW cấp bổ sung có mục tiêu cho NSĐP. Thực tế, khi UBND tỉnh phân bổ, giao dự toán cho các sở, ngành hoặc cấp bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện, nhiều trường hợp không giao đúng

CTMT, nhiều trường hợp không ghi rõ trong quyết định giao dự toán hoặc giao chung với các nội dung chi thường xuyên, chi đầu tư khác. Do đó, cả cơ quan Tài chính cấp huyện, cấp xã, đơn vị sử dụng ngân sách và Kho bạc đều không bóc tách được nguồn vốn và mục đích sử dụng cho CTMT, dẫn đến theo dõi hạch toán, quyết toán không chính xác.

+ Hầu hết các CTMT vừa có nguồn vốn đầu tư, vừa có nguồn vốn sự nghiệp; ngoài việc thực hiện theo cơ chế chung lại còn áp dụng theo cơ chế riêng rất khó khăn, phức tạp trong công tác kiểm soát, thanh toán. Việc trong cùng một CTMT tồn tại cả 2 hình thức chi: chi thường xuyên và chi đầu tư; có những chương trình được cấp vốn đầu tư, có những chương trình được cấp vốn sự nghiệp (quản lý theo cơ chế chi thường xuyên), lại có những chương trình được cấp cả vốn đầu tư và vốn sự nghiệp. Trong khi quy trình lập, phân bổ, chấp hành ngân sách và kiểm soát chi tại KBNN với 2 hình thức chi này là khác nhau. Từ đó, phát sinh thêm nhiều thủ tục rườm rà và phức tạp trong công tác quản lý đối với cả Kho bạc và đơn vị sử dụng ngân sách. Đặc biệt, cơ quan Kho bạc rất khó khăn trong việc phân công nhiệm vụ kiểm soát chi, theo dõi, tổng hợp số liệu. Vì hiện nay, kiểm soát chi thường xuyên thuộc nhiệm vụ của phòng (bộ phận) Kế toán; kiểm soát chi đầu tư thuộc nhiệm vụ của phòng (bộ phận) Kiểm soát chi. Nếu phân công nhiệm vụ kiểm soát chi toàn bộ nguồn vốn CTMT (bao gồm cả vốn đầu tư và kinh phí thường xuyên) cho phòng (bộ phận) Kiểm soát chi thì phần dự toán chi thường xuyên lại do phòng Kế toán theo dõi và quản lý trên TABMIS, phòng Kiểm soát chi không nắm được. Mặt khác, hồ sơ chứng từ chi thường xuyên thường “lặt vặt”, khác cơ bản so với chi đầu tư, nên rất phức tạp trong việc kiểm soát chi cũng như luân chuyển chứng từ, đối chiếu, xác nhận số liệu. Còn nếu giao cho phòng (bộ phận) Kế toán kiểm soát phần chi thường xuyên của CTMT thì dẫn đến ngay trong cùng một đơn vị Kho bạc đã thể hiện sự “cắt khúc” trong quản lý;

đồng thời, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Kế toán và Kiểm soát chi trong việc kiểm soát thanh toán, đối chiếu, tổng hợp số liệu và báo cáo.

+ Do nhận thức và lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình, dự án còn hạn chế, nên dẫn đến nhiều nội dung, nhiệm vụ chi của các CTMT còn chồng chéo, trùng lắp. Điều này là rất khó khăn cho việc quản lý, kiểm soát chi và quyết toán riêng theo từng nguồn kinh phí.

- Công tác lập, phân bổ dự toán kinh phí của các chương trình còn nhiều hạn chế:

+ Tình trạng phân khai, giao dự toán các CTMT ở tỉnh hàng năm đều chậm so với quy định của Luật NSNN, dẫn đến việc triển khai thực hiện chậm, chi tiêu thường dồn vào cuối năm hoặc phải chi chuyển nguồn sang năm sau lớn, làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chương trình và gia tăng áp lực công việc kiểm soát chi lên cơ quan Kho bạc vào thời điểm cuối năm hoặc thời điểm nguồn vốn CTMT hết thời hạn giải ngân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây lãng phí vốn, giảm hiệu quả đầu tư của chương trình, đặc biệt trong điều kiện nhu cầu đầu tư của chương trình rất lớn và ngân sách nhà nước rất khó khăn về vốn đầu tư.

Ví dụ: Năm 2010, đến tháng 12/2010 Bộ Tài chính mới bổ sung vốn Chương trình 135 là 16.128 triệu đồng; Năm 2011, tháng 11/2011 Bộ Tài chính mới bổ sung vốn Chương trình MTQG an toàn lao động là 265 triệu đồng, Chương trình 135: 4.800 triệu đồng… Mặt khác, những CTMT được Bộ Tài chính thông báo dự toán ngay từ đầu năm, nhưng việc phân bổ và giao dự toán của địa phương cũng vẫn rất chậm (thường là tháng 6 hàng năm, có những chương trình đến cuối năm mới giao dự toán), dẫn đến một số nhiệm vụ được giao đầu năm nhưng không thực hiện được hoặc thực hiện không hết do chưa có kinh phí. Năm 2011 chuyển nguồn sang năm 2012 là 60.430 triệu đồng (chiếm 17,3%)…

+ Phân bổ vốn CTMT có trường hợp không đúng nội dung, mục đích, sai đối tượng thụ hưởng theo quy định; cá biệt còn có tình trạng không phân bổ hết số kinh phí được Trung ương cấp bổ sung có mục tiêu để thực hiện các CTMT, phải nộp trả về NSTW (năm 2011: NSTW thu hồi số tiền 1,9 tỷ của chương trình phủ sóng phát thanh truyền, dự án dạy nghề và chương trình Nông thôn mới do không phân bổ hết; thu hồi 9,5 tỷ đồng kinh phí của Chương trình MTQG về Văn hóa giai đoạn 2006-2010 do phân bổ vốn sai mục tiêu...). Việc phân bổ vốn còn thực hiện bình quân theo mức hỗ trợ của Trung ương hoặc hồ sơ thủ tục không đầy đủ vẫn bố trí vốn; thậm chí một số công trình chưa được phê duyệt dự án, phê duyệt tổng mức đầu tư vẫn được giao vốn. Vì vậy, quá trình tổ chức thực hiện còn nhiều khó khăn, vướng mắc, phải điều chỉnh, bổ sung dự toán nhiều, kéo theo việc thực hiện hợp đồng của nhà thầu không đúng thời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi chương trình mục tiêu quốc gia qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)