Bài học kinh nghiệm rút ra cho KBNN Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi chương trình mục tiêu quốc gia qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 29)

5. Kết cấu của đề tài

1.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho KBNN Thái Nguyên

Bài học rút ra khi nghiên cứu kinh nghiệm về QLNN đối với dự án chương trình MTQG cho tỉnh Thái Nguyên từ công tác QLNN đối với dự án chương trình MTQG tại tỉnh Hải Dương, Đắc Lắc.

Thứ nhất, để tăng cường quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư chương trình MTQG, trước hết phải quy hoạch phát triển trên địa bàn tỉnh. Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án đầu tư xây dựng cơ bản đòi hỏi phải thực hiện tốt công tác bồi thường giải tỏa mặt bằng. Mặt khác, phải xây dựng dự án đầu tư theo đúng quy hoạch, bố trí dự án phù hợp với tiêu chuẩn và thực hiện đồng bộ các biện pháp kiểm soát, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực.

Thứ hai, phải phân cấp quản lý rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý các dự án đầu tư chương trình MTQG bằng vốn NSNN như phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng công trình đối với những công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án và các công trình khác của UBND cấp huyện, xã. Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư; thiết kế kỹ thuật; thiết kế bản vẽ thi công; dự toán công trình…

Thứ ba, cụ thể hóa Luật pháp, các văn bản quy phạm từ cấp Trung ương, cấp tỉnh vào điều kiện cụ thể của địa phương mình, trong đó chú ý không để tình trạng trái với quy định của Nhà nước, đồng thời phát huy tính chủ động, độc lập, tự chủ của các địa phương trong việc tham gia quản lý các dự án đầu tư bằng vốn NSNN nhằm quản lý tốt và có hiệu quả cao.

Thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước đối với các dự án chương trình MTQG bằng nguồn vốn NSNN. Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng.

Thứ năm, tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát chặt chẽ và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm trong quá trình tổ chức thực hiện thi công các dự án chương trình MTQG bằng nguồn vốn NSNN, đẩy mạnh công tác giám sát cộng đồng và tăng trách nhiệm vai trò của các Chủ đầu tư trước pháp luật.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN C U ĐỀ TÀI

2.1. C u h i nghiên cứu

Để giải quyết được nội dung nghiên cứu đề tài chính là việc phải trả lời những câu hỏi sau:

a. Thực trạng công tác kiểm soát chi CTMT Quốc gia qua KBNN Thái Nguyên như thế nào?

b. Những vấn đề cần phải hoàn thiện trong công tác kiểm soát chi CTMT Quốc gia qua KBNN Thái Nguyên là gì?

c. Cần phải căn cứ vào những mục tiêu, định hướng gì, và thực hiện những giải pháp nào để hoàn thiện công tác kiểm soát chi CTMT Quốc gia qua KBNN Thái Nguyên?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã điều tra, thu thập các văn bản, tài liệu, các nguồn số liệu thứ cấp có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, tác giả đã kế thừa một số kết quả nghiên cứu trước đó, nhằm làm sáng tỏ hơn nội dung nghiên cứu của đề tài.

Số liệu được thu thập bao gồm các văn bản của Chính phủ, của các Bộ, Ban, Ngành có liên quan được thu thập và đánh giá. Các báo cáo tổng kết, sơ kết của địa phương, các số liệu có liên quan, đặc biệt là công tác kiểm soát chi Chương trình MTQG trên địa bàn được thu thập, phân tích và đánh giá.

2.2.2. Phương pháp lý th ng tin

Thông tin sau khi thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu được nhập vào máy tính và tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá.

2.2.3. Phương pháp phân t ch th ng tin

Nguồn dữ liệu thống kê về điều kiện tự nhiên Kinh tế - Xã hội của địa bàn nghiên cứu cũng như các kết quả nghiên cứu được kế thừa là những thông tin cơ sở quan trọng cho việc thực hiện đề tài. Các nguồn dữ liệu được thống kê bao gồm:

Dữ liệu từ các tài liệu, báo cáo, được thống kê, tính toán thành những chỉ tiêu để đánh giá công tác kiểm soát chi Chương trình MTQG qua KBNN Thái Nguyên.

2.2.4. Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu có tính chất như nhau.

Phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. So sánh số liệu kỳ này với các số liệu kỳ trước để thấy rõ xu hướng tăng trưởng của các chỉ tiêu. Đặc biệt sẽ so sánh số liệu của từng năm, từng giai đoạn trong Kiểm soát chi Chương trình MTQG.

2.2.5. Phương pháp thống kê m tả

Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội. Mô tả quá trình thực hiện công tác kiểm soát chi Chương trình MTQG được thực hiện như thế nào, qua đó xác định được kết quả của từng khâu, sự khó khăn, phức tạp của công tác kiểm soát chi Chương trình MTQG dựa vào đó mà ta chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của từng khâu, nhằm đề xuất những giải pháp có tính khả quan để khắc phục hạn chế.

2.2.6. Phương pháp chuyên gia

Sử dụng phương pháp này nhằm thăm dò ý kiến của các chuyên gia, các lãnh đạo, cán bộ quản lý các phòng, ban có kinh nghiệm trong lĩnh vực Đầu tư XDCB thuộc KBNN Thái Nguyên, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng…, các phòng TC-KH, Phòng Công thương, Ban quản lý…… nhằm học hỏi những kinh nghiệm thực tiễn, đảm bảo tính khách quan và độ chính xác cao cho nguồn dữ liệu nghiên cứu của luận văn.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế ã hội

- Thông qua việc phát huy hiệu quả công tác kiểm soát chi Chương trình MTQG qua đó đóng góp cho hoạt động phát triển KTXH của tỉnh: các khoản thu nộp và chi trả thanh toán ngân sách Nhà nước qua KBNN Thái Nguyên.

- Tỷ lệ NSNN tiết kiệm được do công tác kiểm soát chặt chẽ các khoản chi từ ngân sách Nhà nước đối với các dự án Chương trình MTQG qua KBNN Thái Nguyên.

Khi xác định được chỉ tiêu này, giúp phần hoàn thiện sử dụng ngân sách Nhà nước, nâng cao vị thế và uy tín của KBNN. Đồng thời, nó cũng góp phần nâng cao công tác kiểm soát chi Chương trình MTQG.

2.3.2. Chỉ tiêu về hiệu quả c ng tác Kiểm soát chi Chương trình MTQG

Đánh giá kết quả công tác kiểm soát chi Chương trình MTQG qua KBNN Thái Nguyên thông qua chỉ tiêu này, thông qua các chỉ tiêu (Số liệu kiểm soát, thanh toán; số từ chối thanh toán, việc tổ chức thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ của ngành cũng như của đơn vị)

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI CHƢƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Tình hình chung

Thứ nhất: Về vị trí địa lý

Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du - Miền núi Bắc bộ, phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội, Phía bắc giáp Bắc Kạn, phía đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, phía tây giáp các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.562,82 km2

, dân số tính đến 31/12/2011 là 1.139.444 người.

Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục y tế của Việt Nam nói chung, của vùng trung du miền Đông Bắc nói riêng. Đây là một trong những vùng chè nổi tiếng của cả nước, một trung tâm công nghiệp gang thép của phía bắc, cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa trung du miền núi với đồng bằng Bắc Bộ. Sự giao lưu được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình dẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút.

Thái Nguyên là nơi tụ hội các nên văn hoá dân tộc, đầu mối của các hoạt động văn hoá, giáo dục của vùng núi phía Bắc rộng lớn. Với 7 trường Đại học, trên 20 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật. Thái Nguyên xứng đáng là trung tâm văn hóa, nghiên cứu khoa học và giáo dục - đào tạo của các tỉnh miền núi phía Bắc. Vị trí địa lý của tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh, thành phố trong vùng, trong cả nước cũng như với nước ngoài trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế.

Thứ hai: Về sự phân chia hành chính

Thái Nguyên ngày nay có 1 thành phố là Thái Nguyên, 1 thị xã là Sông Công, 7 huyện là: Định Hoá, Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Bình, Phổ Yên.

Bảng 3.1: Các đơn vị hành chính của tỉnh Thái Nguyên đến (31/12/2011) Tên huyện, thành phố, thị xã Diện tích (km2

) D n số (ngƣời) Toàn tỉnh 3.531,71 1.139.444 Thành phố Thái Nguyên 186,31 283.333 Thị xã Sông Công 82,76 50.438 Huyện Định Hoá 514,21 87.434 Huyện Phú Lương 368,95 106.172 Huyện Võ Nhai 839,50 65.046 Huyện Đồng Hỷ 455,24 110.130 Huyện Đại Từ 574,16 160.598 Huyện Phú Bình 251,71 136.883 Huyện Phổ Yên 258,87 139.410

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2011

Năm 2011 giá trị sản xuất công nghiệp tăng trên 20%, mức tăng trưởng giá trị gia tăng ngành công nghiệp - xây dựng lớn hớn16%. Thái Nguyên đã đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, đồng thời với nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của các thành phần kinh tế trên địa bàn, phát triển mạnh các ngành và sản phẩm công nghiệp có thị trường tiêu thụ, có hiệu quả và sức cạnh tranh cao đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, có khả năng giải quyết nhiều việc làm; Đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông, lâm sản, tỉnh khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; đầu tư phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để cung cấp đầu vào cho các cơ sở

sản xuất công nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thái Nguyên chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển đô thị theo hướng hiện đại: đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, huy động vốn và các nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Lập và thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn theo định hướng phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. Tiếp tục đầu tư, chỉnh trang xây dựng thành phố Thái Nguyên hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I để xứng tầm là trung tâm đô thị của vùng trung du miền núi Bắc Bộ; xây dựng thị xã Sông Công theo các tiêu chí của đô thị loại III; từng bước xây dựng huyện Phổ Yên trở thành thị xã công nghiệp. Quy hoạch, phát triển hệ thống đô thị vừa và nhỏ; hỗ trợ các huyện trong quy hoạch thị trấn, thị tứ và các điểm dân cư nông thôn. Từng bước xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân; đầu tư nâng cấp mạng lưới giao thông trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi, góp phần thực hiện xong dự án đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, cải tạo nâng cấp Quốc lộ 3.

Khẩn trương thực hiện quy hoạch và triển khai các dự án đầu tư thuộc các khu cụm công nghiệp của tỉnh; đặc biệt là các khu công nghiệp: Nam Phổ Yên, Tây Phổ Yên, Điềm Thuỵ - huyện Phú Bình, dự án khu đô thị giao lưu quốc tế, Tổ hợp khu công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ và đô thị Yên Bình.

* Những thuận lợi trong quá trình thực hiện dự án CTMTQG

Tỉnh Thái Nguyên có các loại khoáng sản có ý nghĩa trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho tổ chức thực hiện đầu tư XDCB như sắt thép: Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 47 mỏ và điểm quặng, trữ lượng trên 50 triệu tấn. Đá vôi xây dựng: Trữ lượng khá lớn (khoảng 10 tỷ tấn), tập trung ở khu núi Voi, La Hiên khoảng 222 triệu tấn.

Thái Nguyên là đầu mối giao thông thuận tiện nối liền Thủ đô Hà Nội với các vùng công nghiệp, các trung tâm dịch vụ lớn trong khu vực tam giác

kinh tế phía bắc, các tỉnh phía bắc và đông bắc nước ta như: quốc lộ 37, quốc lộ 3 Hà Nội - Thái Nguyên, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, quốc lộ 18, các tuyến đường sắt đi các tỉnh phía bắc, đường thuỷ… Đây là một thế mạnh cho giao lưu hàng hoá, hành khách, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Hệ thống kết cấu hạ tầng đã bước đầu hình thành và phát triển góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh.

* Những hạn chế và thách thức

Kết cấu hạ tầng tuy đã được quan tâm đầu tư song vẫn còn nhiều dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư xây dựng nhiều năm nay nhưng vẫn chưa đủ vốn để hoàn thiện công trình, công tác duy tu, bảo dưỡng không được tiến hành thường xuyên dẫn đến nhiều công trình đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều dự án thủy lợi do không được bảo dưỡng thường xuyên nên đã xuống cấp, gây lãng phí nguồn nước và không bảo đảm trong quá trình phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Do điều kiện địa hình của Thái Nguyên phân bố không đều, các vùng miền có tính chất đa dạng nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội gặp rất nhiều khó khăn.

Tốc độ tăng dân số còn cao gây sức ép lớn về vấn đề đất đai do quỹ đất của Thái Nguyên không còn nhiều. Do gần nhiều trường đào tạo nên cán bộ của Thái Nguyên đa số học theo hình thức tại chức dẫn đến chất lượng chuyên môn còn hạn chế. Mặt khác do địa bàn gần thủ đô và các Bộ ngành trung ương nên phần lớn công chức có trình độ chuyên môn khá chuyển đến công tác tại Hà Nội. Bên cạnh đó, chế độ đãi ngộ thu hút nhân tài của tỉnh chưa thỏa đáng càng tạo điều kiện cho việc di chuyển chất xám từ Thái Nguyên đi các nơi khác. Chính vì vậy đội ngũ công chức hiện tại trong tình trạng còn hạn chế về trình độ chuyên môn và quản lý Nhà nước.

Nền sản xuất công nghiệp, dịch vụ, du lịch của Thái Nguyên chưa phát huy được thế mạnh tiềm năng, nguồn thu ngân sách tỉnh chủ yếu dựa vào sản

xuất nông nghiệp và chuyển quyền sử dụng đất, chính vì vậy ngân sách tỉnh chưa đảm bảo được nhu cầu chi trên địa bàn và phải trợ cấp từ NSTW, do đó việc bố trí vốn cho các dự án đầu tư XDCB còn gặp nhiều khó khăn. Thu ngân sách trên địa bàn trong tổng thu NSĐP tuy có tiến bộ từ 39% (2005) tăng lên 50% (2011) nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu chi của ngân sách.

Năm 2011 tổng thu NSNN đạt 3.659 tỷ đồng; trong đó, thu trong cân đối ngân sách 3.244 tỷ đồng (dự toán thu cân đối 2011: 2.915tỷ đồng), thu quản lý qua ngân sách đạt 415 tỷ đồng.

Năm 2012 tổng thu NSNN đạt 4.056 tỷ đồng; trong đó, thu trong cân đối ngân sách đạt 3.536 tỷ đồng (dự toán thu cân đối 2012: 3.420 tỷ đồng), thu quản lý qua ngân sách đạt 520 tỷ đồng.

Năm 2013 tổng thu NSNN đạt 4.604 tỷ đồng; trong đó, thu trong cân đối ngân sách đạt 3.924 tỷ đồng ,(dự toán thu cân đối 2013: 3.700tỷ đồng), thu quản lý qua ngân sách đạt 680 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi chương trình mục tiêu quốc gia qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)