5. Bố cục của Luận văn
1.1.3. Lý luận về quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.3.1. Khái niệm quản lý thu thuế
Quản lý thu thuế là hoạt động quản lý của nhà nước mà cơ quan thuế là đại diện để hướng dẫn, quản lý, giám sát việc thực thi pháp luật về thuế đối với các doanh nghiệp tạo điều kiện cho DN phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh và tăng thu ngân sách nhà nước. Quản lý thu thuế chính là tổ chức thực
hiện các pháp luật thuế bao gồm có các cơ quan nhà nước, người nộp thuế và đối tượng quản lý thu thuế. Cơ quan thuế thi hành thực hiện quản lý thu thuế theo quy định của pháp luật hiện hành và cụ thể hóa theo các quy trình nghiệp vụ ở từng khâu quản lý thu thuế.
Đối với cán bộ thuế, quản lý thu thuế nói chung và quản lý thu thuế DN nói riêng bao gồm ba hoạt động riêng biệt, liên tiếp nhau: xác định đối tượng nộp thuế, xác định số thuế phải nộp và thu thuế. Chức năng chủ yếu của quản lý ở đây là kiểm soát sự tuân thủ và áp dụng các chế tài để răn đe những đối tượng nộp thuế vi phạm. Đồng thời, quản lý thu thuế cũng đảm bảo bên thứ ba có giao dịch mua bán hay cung cấp dịch vụ với đối tượng nộp thuế phải báo cáo đầy đủ, trung thực các giao dịch kinh tế có phát sinh thuế nộp ngân sách nhà nước theo qui định của luật.
Trên phạm vi cả nước, quản lý thu thuế đối với DN bao gồm các hoạt động: hoạch định mục tiêu, phân cấp quản lý, xây dựng và ban hành qui trình thủ tục, đề ra giải pháp tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra, sắp xếp tổ chức bộ máy và nhân sự để thực hiện các khâu công việc.
1.1.3.2. Yêu cầu của quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước, số thuế thu từ doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trong những khoản thu quan trọng của ngân sách Nhà nước. Vì vậy, việc nghiên cứu để hoàn thiện quản lý thu thuế từ doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý thuế nói riêng và quản lý tài chính nói chung.
Tác động của việc hoàn thiện chính sách thuế đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp là một hệ thống phức tạp, luôn vận động và phát triển vì vậy đòi hỏi phải có chính sách quản lý thu thuế phân cấp rõ ràng giữa các khâu, các bộ phận trong quá trình quản lý. Việc hoàn thiện chính sách thuế chính là làm thay đổi khối lượng công việc và trình tự các công việc trong quá trình quản lý thu thuế, làm thay đổi mạnh mẽ đối tượng quản lý thu thuế. Ví dụ như
khi ban hành Luật thuế GTGT thì khối lượng công việc quản lý thuế thay đổi như phát sinh thêm các công việc về hoàn thuế GTGT, xác minh hoá đơn, đối tượng chịu thuế hay không chịu thuế…
Tác động của hội nhập kinh tế thế giới và hội nhập về thuế đối với doanh nghiệp. Xu thế hội nhập, liên kết kinh tế trong khu vực tiến tới toàn cầu hoá kinh tế là tất yếu khách quan, một mặt tạo cơ hội thuận lợi cho các nước phát huy lợi thế của mình để phát triển kinh tế. Các nước đang phát triển lợi dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới đồng thời thu hút được nguồn vốn từ nước ngoài để tạo bước phát triển nhảy vọt về kinh tế, làm cho nền kinh tế có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, có cơ hội thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển. Ngược lại, xu hướng hội nhập, liên kết kinh tế trong khu vực, tiến tới toàn cầu hoá kinh tế sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh giữa các nền kinh tế. Mỗi nước phải tranh thủ được cơ hội, khắc phục yếu kém vươn lên mới chiến thắng trong cạnh tranh và hội nhập. Quá trình hội nhập không chỉ đòi hỏi hệ thống thuế nhập khẩu phải được sửa đổi mà hệ thống thuế nội địa cũng phải được sửa đổi phù hợp với thông lệ quốc tế.
Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đáp ứng được các yêu cầu về tăng cường sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước; tăng cường tính tuân thủ pháp luật; tăng thu cho ngân sách nhà nước; phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện để hội nhập, phát triển.
1.1.3.3. Quy trình quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Quy trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp được thực hiện theo từng khâu công việc như: Đăng ký thuế; Kê khai thuế; Miễn thuế, giảm thuế; Hoàn thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế. Tuy nhiên, khi Luật Quản lý thuế được Quốc hội thông qua có hiệu lực thi hành chính thức từ ngày 01/7/2007 đến nay, Tổng cục Thuế đã ban hành các Quyết định về quy trình quản lý thuế riêng đối
với từng khâu công việc gắn với các Đội chức năng. Hiện nay ngành thuế đã ban hành các Quy trình quản lý thuế sau:
(1) Quy trình quản lý đăng ký thuế
Thực hiện các quy định về Đăng ký thuế của Luật Quản lý thuế và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế;
Cải tiến thủ tục quản lý thuế, chuẩn hoá công tác quản lý thuế nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý thuế;
Quy trình này áp dụng đối với Tổng cục Thuế , các Cục Thuế, Chi cục Thuế trên phạm vi toàn quốc trong việc quản lý đăng ký thuế của người nộp thuế.
(2) Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán
Quy trình Quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế nhằm đảm bảo theo dõi, quản lý người nộp thuế thực hiện các thủ tục hành chính thuế về khai thuế, nộp thuế, kế toán thuế, hoàn thành nghĩa vụ thuế đầy đủ, đúng quy định và đảm bảo công chức thuế, cơ quan thuế thực thi đúng nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Quản lý thuế, các Luật thuế hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
Quy trình này áp dụng cho cơ quan thuế các cấp: Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế, để quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, các Luật thuế hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
(3) Quy trình miễn thuế, giảm thuế
Xác định rõ trách nhiệm của cơ quan thuế và người nộp thuế trong quá trình thực hiện và xác định số thuế được miễn, giảm theo các quy định của Pháp luật thuế và Luật Quản lý thuế.
Quy định cụ thể nội dung công việc cơ quan thuế, công chức thuế phải thực hiện trong việc giải quyết miễn thuế, giảm thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Quy trình miễn thuế, giảm thuế được thực hiện thống nhất tại Cơ quan thuế các cấp (bao gồm: Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế) trong việc giải quyết miễn thuế, giảm thuế theo quy định của pháp luật thuế, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đối với các trường hợp cơ quan thuế quyết định miễn thuế, giảm thuế.
(4) Quy trình hoàn thuế
Xác định cụ thể nội dung và trình tự công việc cơ quan thuế, công chức thuế thực hiện giải quyết hoàn thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế;
Nhằm cải cách thủ tục hành chính trong việc giải quyết hoàn thuế cho người nộp thuế.
Nhằm hướng dẫn người nộp thuế thực hiện đúng các thủ tục hành chính và các quy định của pháp luật thuế, Luật Quản lý thuế về hoàn thuế; Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra hồ sơ theo trình tự và nội dung quy định.
Quy trình hoàn thuế được áp dụng đối với cơ quan Tổng cục Thuế , Cục Thuế và Chi cục Thuế trong việc giải quyết hoàn thuế theo quy định của pháp luật thuế, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế.
(5) Quy trình quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế
Quy định trách nhiệm, nội dung, trình tự, thủ tục, thời gian để triển khai thực hiện thống nhất trong cơ quan thuế các cấp trong việc xây dựng và thực hiện chỉ tiêu, đôn đốc thu hồi và xử lý các khoản tiền thuế nợ của người nộp thuế có nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN (sau đây gọi là quản lý nợ thuế), đã được quy định tại Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn về thuế.
Cơ quan thuế các cấp: Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế. Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thuộc Tổng cục Thuế.
Phòng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thuộc Cục Thuế; Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thuộc Chi cục Thuế.
(6) Quy trình thanh tra, kiểm tra thuế
Tăng cường kiểm tra, giám sát hồ sơ khai thuế của người nộp thuế nhằm chống thất thu thuế qua việc kê khai thuế; ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm về thuế.
Nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế trong việc thực hiện kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế.
Thực hiện cải cách hành chính trong việc kiểm tra thuế từ đó tránh gây phiền nhiễu và tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế phát triển sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
Quy trình này áp dụng cho cán bộ kiểm tra thuế thuộc Cục Thuế, Chi cục Thuế trong việc thực hiện kiểm tra hồ sơ khai các loại thuế và hồ sơ khai các khoản thu phải nộp NSNN theo từng lần phát sinh, theo tháng, quý và năm.
Các quy trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp được ban hành theo từng khâu quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nói chung và quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng. Thực hiện quy trình cơ quan thuế đều có sự thống nhất và tham gia của các Đội chức năng, công chức thuế được giao nhiệm vụ trong quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp, đảm bảo thực hiện đúng quy định của các Luật thuế và hiệu quả trong quản lý thu thuế.
1.1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
(1) Chính sách thuế hiện hành
Hệ thống chính sách thuế vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chấp hành, tăng thu cho ngân sách nhà nước vừa phải phù hợp, dễ hiểu để doanh nghiệp tuân thủ, thực hiện. Đồng thời, chính sách thuế tạo ra "sân chơi" bình đẳng cho các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng. Bên cạnh đó có chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển và định hướng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chính sách thuế là cơ sở pháp lý để cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp nhưng không gây áp lực về các thủ tục hành chính đối với quản lý thuế cho doanh nghiệp.
(2) Công tác tuyên truyền hỗ trợ
Thông qua công tác tuyên truyền làm cho mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội hiểu rõ được nội dung cơ bản của chính sách thuế. Mục tiêu của công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT là thông qua việc cung cấp đầy đủ và có chất lượng cao dịch vụ hỗ trợ về thuế để nâng cao tính tuân thủ, tự giác chấp hành tốt nghĩa vụ thuế với NSNN.
(3) Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và kế toán thuế
Các quy trình quản lý đăng ký thuế, quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế, kế toán thuế, quy trình hoàn thuế và quy trình miễn thuế, giảm thuế được Tổng cục Thuế ban hành làm cơ sở để các cơ quan thuế thực thi đúng nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Quản lý thuế, thống nhất trong toàn ngành trong việc theo dõi, quản lý NNT thực hiện các thủ tục hành chính thuế về đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế và kế toán thuế.
(4) Công tác thanh tra, kiểm tra
Thực hiện cơ chế quản lý tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của NNT. Do vậy để khuyến khích, kiểm tra sự tuân thủ tự nguyện và hỗ trợ NNT, cơ quan thuế phải thực hiện hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật thuế trên cơ sở phân tích đánh giá rủi ro lựa chọn NNT để thanh tra, kiểm tra.
(5) Công tác quản lý thu nợ thuế và cưỡng chế thuế
Thực hiện công tác thu nợ để kịp thời phát hiện và xử lý các đối tượng nộp thuế cố ý chây ỳ, nợ thuế chiếm đoạt, chiếm dụng tiền thuế và các khoản tiền phạt liên quan đến thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp
thời các khoản thu vào NSNN và xử lý nghiêm minh đối với các đối tượng nộp thuế không nộp tiền thuế đúng hạn. Các quy định xử lý đối với NNT chậm nộp phải phù hợp quy định và đảm bảo các nguyên tắc tôn trọng sự tuân thủ tự nguyện của NNT và xử lý một cách công bằng.
(6) Công tác tổ chức, cơ sở vật chất của ngành thuế
Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế hiện nay theo mô hình chức năng kết hợp với quản lý theo sắc thuế và theo loại hình doanh nghiệp. Nhằm đảm bảo có thể thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thuế một cách đầy đủ, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện cơ chế tự khai và tự nộp. Xây dựng cơ cấu cán bộ thuế theo chức năng tại từng cấp cơ quan thuế và chính sách phát triển cán bộ đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn lực cho công tác quản lý thuế của ngành.
Năng lực cán bộ thuế đóng vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả quản lý thu thuế. Ngành thuế đang từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ công chức có trình độ năng lực, do vậy đội ngũ cán bộ công chức thuế phải được đào tạo, rèn luyện về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, chuyên sâu và chuyên nghiệp nhằm thực hiện tốt các mục tiêu của ngành thuế.
Cơ sở vật chất của ngành thuế như: trụ sở làm việc, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý thu thuế, thu hút và khuyến khích cán bộ thuế tâm huyết cống hiến, sáng tạo trong công tác của ngành.
1.1.3.5. Nội dung công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa a. Khai thuế, tính thuế
- Người nộp thuế phải tính số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước, trừ trường hợp cơ quan thuế ấn định thuế hoặc tính thuế theo quy định.
- Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế với cơ quan thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế.
- Hồ sơ khai thuế
Hồ sơ khai thuế bao gồm tờ khai thuế và các tài liệu liên quan làm căn cứ để người nộp thuế khai thuế, tính thuế với cơ quan thuế.
Người nộp thuế phải sử dụng đúng mẫu tờ khai thuế và các mẫu phụ lục kèm theo tờ khai thuế do Bộ Tài chính quy định, không được thay đổi khuôn dạng, thêm, bớt hoặc thay đổi vị trí của bất kỳ chỉ tiêu nào trong tờ khai thuế. Đối với một số loại giấy tờ trong hồ sơ thuế mà Bộ Tài chính không ban hành mẫu thì thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
+ Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
+ Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quý chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
+ Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế cả năm chậm nhất là ngày thứ ba mươi của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính.
+ Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế