5. Bố cục của Luận văn
4.2.6. Các giải pháp khác
- Phối hợp có hiệu quả với các cơ quan liên quan rà soát, đối chiếu để xác định chính xác số đơn vị đang hoạt động, ngừng, nghỉ kinh doanh, bỏ trốn, mất tích. Tăng cường kiểm tra tổ chức, cá nhân không đăng ký kinh doanh nhưng thực tế có kinh doanh để đưa vào diện quản lý thu thuế.
- Triển khai rộng rãi dịch vụ đối chiếu chéo bảng kê hoá đơn trong toàn hệ thống. Quản lý chặt chẽ việc in, sử dụng hoá đơn bán hàng và cung ứng dịch vụ theo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ. Cơ quan thuế thực hiện bán hóa đơn cho các doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế hoặc có hành vi vi phạm pháp luật về hóa đơn. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế.
- Tập trung thực hiện quyết liệt các chương trình, đề án thuộc Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020 và Kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2015 đảm bảo lộ trình và yêu cầu đã đề ra.
Triển khai có hiệu quả các Luật sửa đổi, bồ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, Luật Thuế TNCN, Luật Thuế GTGT, Luật Thuế TNDN, Luật Xử phạt vi phạm hành chính... Sửa đổi, hoàn thiện các quy trình quản lý thuế cùng với việc nâng cấp các phần mềm ứng dụng đáp ứng yêu cầu quản lý thuế mới và cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, đảm bảo công bằng và tạo điều kiện thuận lợi cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế.
- Thường xuyên duy trì và phát huy mối quan hệ hợp tác với các cơ quan thuế trên cả nước để tranh thủ sự giúp đỡ, kinh nghiệm. Xúc tiến việc trao đổi thông tin, cập nhật tin tức, kinh nghiệm quản lý thuế của các cơ quan thuế và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế, nhất là những lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mới, phức tạp...
- Tăng cường công tác quản lý nội ngành nhằm chấn chỉnh việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật công tác; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ. Công tác kiểm tra nội bộ tập trung vào các lĩnh vực miễn, giảm, giãn, gia hạn nộp thuế, hoàn thuế, xóa nợ thuế và những đơn vị phát sinh nhiều đơn thư khiếu tố; chú trọng việc kiểm tra, giám sát công chức thuế trong quá trình thực thi công vụ; thực hiện tốt nguyên tắc công khai, minh bạch trong việc đầu tư, mua sắm tài sản, chi tiêu tài chính, tuyển dụng, đề bạt, nâng lương, khen thưởng kỷ luật và thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
- Làm tốt công tác tổ chức cán bộ nhằm tạo sự chuyển biến căn bản trong công tác quản lý cán bộ, xây dựng lực lượng và kiện toàn tổ chức bộ máy; Thực hiện đánh giá mô hình quản lý thuế theo chức năng và sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan thuế các cấp theo hướng tăng cường lực lượng cho các bộ phận trọng yếu như quản lý kê khai thuế, kiểm tra thuế, quản lý nợ thuế và cưỡng chế thu hồi nợ đọng thuế. Đẩy mạnh việc luân phiên, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác tại Chi cục Thuế. Rà soát quy
hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức danh lãnh đạo đảm bảo động viên, quan tâm kịp thời đối với những cá nhân có đầy đủ uy tín, năng lực, trình độ đạo đức và nỗ lực vì sự nghiệp công tác thuế. Chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ưu tiên đào tạo cán bộ làm việc tại các bộ phận chức năng quản lý thuế; kết hợp giữa đào tạo kỹ năng quản lý thuế gắn với bồi dưỡng kiến thức nâng cao về kế toán, tài chính, pháp luật thuế. quản lý nhà nước, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ và giáo dục tư tưởng chính trị... Quan tâm, động viên kịp thời về đời sống vật chất và tinh thần của công chức, viên chức, người lao động tại Chi cục Thuế; khen thưởng, biểu dương kịp thời đối với những tập thể, cá nhân xuất sắc, những gương điển hình tiên tiến; thường xuyên phát động phong trào thi đua, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác thuế.