Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 52 - 55)

5. Bố cục của Luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập tài liệu thứ cấp

Số liệu, tài liê ̣u đã công bố như: các báo cáo tổng kết năm, các bài viết có liên quan đến đề tài luận văn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Cục Thuế và các Chi cục Thuế thuô ̣c tỉnh Vĩnh Phúc. Tài liê ̣u thứ cấp còn được thu thâ ̣p từ các báo cáo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc; Huyện ủy, UBND huyện Sông Lô…, các tạp chí thuế, internet,…

Nguồn số liệu còn được tổng hợp từ các tờ khai thuế GTGT hàng tháng, tờ khai tạm tính thuế TNDN hàng quý và báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN hàng năm và chứng từ nộp tiền, số liệu kiểm tra hàng năm, từ hệ thống dữ liệu thông tin cấp Chi cục, trên các chương trình phần mềm tin học ứng dụng quản lý thuế: QLT, QLN, TINC, QHS, ... có tại Chi cục. Hệ thống các văn bản pháp quy về thuế, văn bản hướng dẫn về thuế của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.

2.2.1.2. Thu thập tài liê ̣u sơ cấp

Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc sử dụng phiếu điều tra đối với hai nhóm đối tượng là: Doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trên địa bàn huyện và công chức của Chi cục thuế Sông Lô đang trực tiếp tham gia quản lý thu thuế đối với DN NVV.

a) Chọn điểm nghiên cứu

Các doanh nghiệp kê khai nộp thuế tại Chi cục Thuế huyện Sông Lô là những doanh nghiệp nhỏ và vừa được Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc phân cấp quản lý theo quy định của ngành.

Các số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sơ điều tra đối với Chi cục thuế huyện Sông Lô, thu thập thông tin qua phỏng vấn các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 2014 tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa do Chi cục Thuế huyện Sông Lô quản lý là 146 doanh nghiệp trong đó doanh nghiệp đang hoạt động trong năm 2014 là 134 (N=134), trong đó loại hình công ty cổ phần chiếm 13,4%, công ty TNHH chiếm 68,6% và DNTN chiếm 18%. . Như vậy, với số lượng mẫu trong tổng thể đã biết trước là 146 chúng ta áp dụng cách chọn mẫu phân tầng có trọng số. Công thức tính như sau: n = N/(1+N*e2)

Trong đó:

n : Số mẫu cần điều tra N : Tổng thể mẫu

E : Sai số cho phép (trong trường hợp số lượng mẫu nhỏ,

ta chọn e = 10%)

Để có cơ sở nghiên cứu, đánh giá đề tài đã chọn mẫu theo phương pháp hệ thống và chọn 67 doanh nghiệp làm mẫu điều tra (n = 67) với bước nhảy SI = 2.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa do Chi cục thuế Sông Lô quản lý có 3 loại hình doanh nghiệp là: Công ty cổ phần; Công ty TNHH và Doanh nghiệp tư nhân.

Việc chọn điểm nghiên cứu được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.1. Số lượng mẫu điều tra phân theo loại hình doanh nghiệp

Loại hình DN Số lượng DN hoạt động (DN) Số DN điều tra (DN) Tỷ lệ chọn mẫu (%) Công ty cổ phần 18 9 50 Công ty TNHH 92 46 50

Doanh nghiệp tư nhân 24 12 50

Tổng 134 67 50

(Nguồn: Theo lựa chọn của tác giả)

Phiếu điều tra được phát cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trên địa bàn huyện nhằm thu thập các thông tin đánh giá của DNNVV về chính sách thuế và công tác quản lý thu thuế của Chi cục thuế huyện Sông Lô.

Luận văn cũng lựa chọn phát phiếu điều tra đối với 100% công chức đang làm công tác trực tiếp liên quan đến quản lý thuế doanh nghiệp gồm: Đội Tuyên truyền hỗ trợ NNT; Đội Kê khai - Kế toán - Tin học; Đội Kiểm tra; Đội Quản lý nợ và cưỡng chế thuế và 01 Đ/C lãnh đạo (15 công chức). Nội dung phiếu điều tra đánh giá công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT của cơ quan thuế, ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT và công tác thực hiện quy trình quản lý thu thuế của Chi cục Thuế Sông Lô đối với doanh nghiệp trên địa bàn huyện.

b) Tiến hành thu thập số liệu mới

Để tiến hành thu thập số liệu mới và có cơ sở khoa học nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế Sông Lô đề tài đã tiến hành bằng hình thức lập phiếu điều tra theo mẫu đã chọn với doanh nghiệp và công chức đang trực tiếp tham gia công tác quản lý thuế. Đề tài đã xây dựng phiếu điều tra đối với 2 nhóm đối tượng nghiên cứu gồm: phiếu điều tra dành cho doanh nghiệp

(Chủ doanh nghiệp; Giám đốc) và phiếu điều tra dành cho công chức thuế đang làm việc tại các Đội chức năng trực tiếp liên quan đến quản lý thuế của doanh nghiệp. Nội dung các ý lựa chọn trả lời trong phiếu điều tra được đánh giá thang định danh, thang thứ bậc và thang tỷ lệ.

Nội dung phiếu điều tra được xây dựng ngoài phần thông tin chung về doanh nghiệp và phần ý kiến tự chọn chủ yếu nhằm vào 3 vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm nhất đó là: Tác động của Luật thuế hiện hành và mức độ phù hợp đối với doanh nghiệp khi áp dụng; Tính minh bạch và trách nhiệm của cơ quan thuế; Việc chấp hành Luật thuế của Doanh nghiệp.

Nội dung phiếu điều tra dành cho công chức thuế, đề tài đã lựa chọn những câu hỏi sát thực nhằm đánh giá về 3 vấn đề được quan tâm nhiều là: Công tác hỗ trợ NNT của cơ quan thuế; Việc chấp hành chính sách thuế hiện hành của doanh nghiệp và công tác thực hiện quy trình nghiệp vụ đối với quản lý thu thuế đối với DN. Do công chức tham gia quản lý thuế đối với DN NVV đều tập trung tại văn phòng Chi cục Thuế nên đề tài đã lựa chọn hình thức phỏng vấn trực tiếp theo các câu hỏi chuẩn bị trước và phòng vấn 100% công chức làm ở Đội Nghiệp vụ - Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT; Đội Dự toán - Kê khai - Kế toán - Tin học; Đội Kiểm tra - Kiểm tra nội bộ; Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế thuế và một đồng chí lãnh đạo Chi cục trực tiếp phụ trách công tác quản lý thu thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 52 - 55)