Giải pháp hỗ trợ tuyên truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 98 - 100)

5. Bố cục của Luận văn

4.2.2. Giải pháp hỗ trợ tuyên truyền

* Về nội dung:

- Thứ nhất, tập trung phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ NNT về

các chính sách và thủ tục hành chính thuế, nhất là các qui định mới được ban hành hoặc sửa đổi bổ sung (thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN, phát hành, sử dụng hóa đơn...).

- Thứ hai, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về cải cách thủ tục hành

mới phương thức kê khai, nộp thuế đối với cơ quan thuế và NNT. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến để NNT biết những lợi ích thiết thực của việc kê khai, nộp thuế điện tử từ đó tích cực tham gia thực hiện, phấn đấu đạt mục tiêu 100% doanh nghiệp thực hiện khai thuế điện tử vào cuối năm 2014 và nộp thuế điện tử vào năm 2015.

- Thứ ba, thường xuyên đưa tin về hoạt động của ngành thuế, phản ánh

những hoạt động của ngành thuế hướng tới NNT, đồng hành cùng NNT, tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho NNT; đồng thời phản ánh những nỗ lực của ngành thuế trong công tác quản lý thuế, thực hiện tốt nhiệm vụ thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSNN; xây dựng hình ảnh, nâng cao uy tín của ngành Thuế trong cộng đồng xã hội.

- Thứ tư, tuyên truyền, tôn vinh, tuyên dương kịp thời các tổ chức, cá

nhân sản xuất kinh doanh giỏi thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với NSNN; phê phán, lên án mạnh mẽ các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, chây ỳ không nộp thuế.

* Về hình thức: đổi mới, đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ

cho phù hợp với từng nhóm đối tượng và đặc điểm thực tế của từng địa phương. Rà soát, xóa bỏ, thay thế các hình thức tuyên truyền lạc hậu, không hiệu quả. Cụ thể:

- Thứ nhất, tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông

hiện đại, có đối tượng tiếp nhận thông tin rộng, tác động tuyên truyền lớn, kinh phí hợp lý, hiệu quả. Đẩy mạnh tuyên truyền trên phát thanh, truyền hình và các phương tiện điện tử (báo mạng, internet...).

- Thứ hai, đẩy mạnh cung cấp thông tin trên Trang thông tin điện tử của

cơ quan thuế, đăng tải đầy đủ, kịp thời các thông tin về chính sách, thủ tục hành chính thuế và các thông tin liên quan khác nhằm phục vụ tốt nhu cầu khai thác, tra cứu thông tin của NNT.

- Thứ ba, thực hiện công khai kịp thời, đầy đủ thủ tục hành chính về

thuế và một số thông tin theo quy định (thông tin về hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán, thông tin về hóa đơn, về doanh nghiệp thuộc diện rủi ro) trên Trang thông tin điện tử và tại trụ sở cơ quan thuế. Ngoài ra, phải thực hiện công khai, niêm yết tại trụ sở cơ quan thuế nơi giải quyết thủ tục của NNT về quy trình thực hiện và các giấy tờ cần thiết liên quan đến NNT là cá nhân (như: cấp hóa đơn lẻ, chuyển nhượng, cho thuê bất động sản, nhà ở...) giúp người dân, NNT dễ dàng tìm hiểu, nắm bắt để thực hiện, đồng thời dễ giám sát việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức thuế.

- Thứ tư, tăng cường tuyên truyền, đối thoại trực tiếp với NNT: tọa

đàm, đối thoại với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nộp thuế, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho NNT, lắng nghe ý kiến phản ánh, đóng góp của NNT. Nghiên cứu thực hiện tổ chức các “tuần lễ lắng nghe NNT”, “Tuần lễ hỗ trợ NNT”... theo chủ đề, nội dung và quy mô phù hợp với từng địa phương.

- Thứ năm, đưa ra đánh giá và tổ chức có hiệu quả công tác tuyên truyền qua biển hiệu, panô.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 98 - 100)