Kiến nghị với Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 111 - 122)

5. Bố cục của Luận văn

4.3.2. Kiến nghị với Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc

Đội ngũ công chức, viên chức đang làm việc trong Chi cục Thuế là nguồn nhân lực quan trọng giúp ngành Thuế Vĩnh Phúc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao và tăng tổng thu NSNN cho tỉnh Vĩnh Phúc. Chính vì vậy, đội ngũ công chức, viên chức của Chi cục cần có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tích cực học tập, rèn luyện nâng cao trình độ.

Tuy nhiên, đội ngũ công chức, viên chức hiện nay còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế như năng lực chuyên môn của một bộ phận chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là về kinh nghiệm thực tiễn; một số thiếu nhiệt tình công tác, ý thức trách nhiệm chưa cao, không yên tâm công tác; việc tuyển dụng, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận chưa được thực hiện tốt; số cán bộ trẻ, cán bộ nữ giữ chức vụ lãnh đạo còn ít; cán bộ quản lý giỏi về chuyên môn, ngoại ngữ chưa nhiều.

Do vậy, kiến nghị Cục Thuế Vĩnh Phúc xây dựng và luân chuyển đội ngũ công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn, tâm huyết với nghề nghiệp; đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu cho Chi cục để Chi cục hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, hoàn thành dự toán thu ngân sách hàng năm.

* Thứ nhất, về tuyển dụng, bố trí, sử dụng công chức, viên chức

- Thực hiện nghiêm các quy định về tuyển dụng công chức, viên chức theo hướng công khai, minh bạch và tăng tính cạnh tranh.

- Bố trí công chức, viên chức theo vị trí việc làm; thực hiện chế độ thi nâng ngạch đối với công chức theo cơ cấu ngạch công chức; thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức theo cơ cấu chức danh nghề nghiệp đã được phê duyệt.

- Xây dựng và thực hiện cơ chế miễn nhiệm công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật.

* Thứ hai, đa dạng các hình thức đào tạo công chức, viên chức

Ngoài việc tiếp tục coi trọng đào tạo công chức, viên chức nâng cao trình độ về chuyên môn như thạc sĩ, tiến sĩ; đào tạo, bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước, về lý luận chính trị theo quy định chung, kiến nghị Cục Thuế tập trung thực hiện các hình thức đào tạo khác như:

- Điều động, biệt phái công chức giữa các cơ quan, đơn vị trong ngành là việc làm thường xuyên, có kế hoạch để góp phần đào tạo kiến thức sâu, rộng về quản lý nhà nước.

- Biệt phái công chức, viên chức về công tác tại địa phương, cơ sở để góp phần đào tạo về kiến thức thực tiễn.

- Mở rộng diện, địa bàn luân chuyển công chức, viên chức để đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý; đưa công tác luân chuyển cán bộ trở thành việc làm thường xuyên.

- Thực hiện chế độ đào tạo bắt buộc khi được bổ nhiệm lần đầu về kỹ năng lãnh đạo, quản lý và chế độ bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn, hành chính, kỹ năng quản lý... định kỳ đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý.

* Thứ ba, về quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý

- Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý, vừa đáp ứng yêu cầu ngắn hạn vừa có tầm nhìn cho giai đoạn dài; hợp lý về cơ cấu, độ tuổi, tỷ lệ nữ, cán bộ trẻ, người dân tộc thiểu số.

- Thí điểm tập sự một số vị trí lãnh đạo cấp phó để đào tạo, trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.

- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm bồi dưỡng, đào tạo cấp phó và chuẩn bị nguồn thay thế cấp trưởng; lựa chọn, giới thiệu để đề nghị bổ nhiệm cấp phó.

Ngoài ra, kiến nghị Cục Thuế đào tạo và tuyển dụng cán bộ tin học có trình độ và bồi dưỡng nâng cao các kiến thức tin học cho toàn thể cán bộ, công chức để cán bộ thuế có thể vận dụng và khai thác được tất cả các ứng dụng quản lý thuế; nâng cấp hệ thống máy tính hiện có lên hệ điều hành cao hơn, có tốc độ chạy nhanh hơn và đảm bảo an toàn thông tin tốt hơn.

KẾT LUẬN

Thực hiện đường lối đổi mới, công cuộc cải cách hệ thống thuế ở nước ta đã đạt được những thành tựu rất quan trọng cả về xây dựng chính sách thuế và quản lý thuế. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có đóng góp lớn cho phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quản lý nhà nước nói chung và quản lý thuế nói riêng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Cùng với sự phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế, hàng năm số doanh nghiệp nhỏ và vừa gia tăng đáng kể với quy mô và ngành nghề đa dạng. Bên cạnh những mặt tích cực của doanh nghiệp nhỏ và vừa thì vấn đề quản lý thu thuế ngày càng đặt ra những thách thức lớn. Ngành thuế phải không ngừng cải cách về phương thức quản lý để đáp ứng được các yêu cầu quản lý thuế trong thời kỳ đổi mới đất nước.

Luận văn: “Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với các doanh

nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục thuế huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc” đã góp

phần làm rõ những nội dung cơ bản sau đây:

Một là, đã hệ thống hoá và phân tích làm rõ những vấn đề lý luận cơ

bản về thuế và quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Hai là, tìm hiểu kinh nghiệm của một số Chi cục Thuế ở tỉnh Vĩnh Phúc về

quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để tham khảo và vận dụng vào điều kiện của huyện Sông Lô.

Ba là, Đặt ra các câu hỏi mà đề tài cần giải quyết; các phương pháp

nghiên cứu đề tài và xây dựng hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu nhằm phân tích để đưa ra các kết luận nghiên cứu, đề xuất giải pháp của đề tài.

Bốn là, Đánh giá, phân tích các điều kiện tự nhiên, xã hội của huyện

Sông Lô ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Năm là, đã phân tích, đánh giá trạng quản lý thu thuế đối với doanh

nghiệp nhỏ và vừa theo chính sách thuế hiện hành và các quy trình nghiệp vụ của ngành thuế thực hiện tại huyện Sông Lô; rút ra kết quả và nguyên nhân những vấn đề đang đặt ra hiện nay đối với quản lý thu thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay tại huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.

Sáu là, nêu rõ quan điểm, phương hướng mục tiêu của công tác quản lý

thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn tiếp theo. Trong đó việc thực hiện cơ chế tự khai tự nộp được mở rộng dần với bước đi vững chắc theo một lộ trình hợp lý, kết hợp song song giữa quản lý hiện đại và quản lý truyền thống, ứng dụng những chức năng của cơ chế tự khai tự nộp cho hệ thống hiện hành. Cùng với cơ chế tự khai tự nộp, là việc triển khai về mặt pháp lý và triển khai áp dụng kê khai thuế qua mạng Internet.

Do thời gian nghiên cứu có hạn nên nhiều nội dung chưa đi sâu phân tích kỹ hoặc những giải pháp đề xuất chỉ có tính chất gợi mở. Vì vậy, luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết cần được bổ sung, hoàn thiện. Tôi rất mong được sự đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý để luận văn hoàn thiện hơn và có ý nghĩa thiết thực trong quản lý thực tiễn hiện nay./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Tài chính (2009), Hướng dẫn thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế

và chính sách thuế mới.

2. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế.

3. Chi cục Thuế Sông Lô (2012), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2012. 4. Chi cục Thuế Sông Lô (2013), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2013. 5. Chi cục Thuế Sông Lô (2014), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2014. 6. Chi cục Thống kê Sông Lô (2014), Niên giám Thống kê huyện Sông

Lô 2014.

7. Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc (2015), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2014. 8. PGS.TS Nguyễn Thị Liên và PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu đồng chủ biên

(2009), Giáo trình Thuế, Học viện Tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Tr 5. 9. Luật Doanh nghiệp (2005), Điều 4.

10. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII (2007),

Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007.

11. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII (2008),

Luật thuế GTGT, số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008.

12. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII (2008),

Luật thuế TNDN, số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008.

13. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII (2008),

Luật thuế TTĐB, số 27/2008/QH12 ngày 14/11/2008.

14. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII (2009),

Luật thuế Tài nguyên, số 45/2009/QH12 ngày 25/11/2009.

15. Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế.

16. Tổng cục Thuế (2007), Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

17. Tổng cục Thuế (2008), Quy trình miễn thuế, giảm thuế ban hành kèm theo Quyết định số 749/QĐ-TCT ngày 20 tháng 4 năm 2015.

18. Tổng cục Thuế (2015), Quy trình kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20 tháng 4 năm 2015.

19. Tổng cục Thuế (2014), Quy trình quản lý đăng ký thuế được ban hành theo Quyết định số: 329/QĐ-TCT ngày 27 tháng 3 năm 2014

20. Tổng cục Thuế (2010), Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế “quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế”. 21. Tổng cục Thuế (2011), Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán

thuế ban hành kèm theo Quyết định số 1864/QĐ-TCT ngày 21/12/2011. 22. Tổng cục Thuế (2011), Quy trình hoàn thuế ban hành kèm theo Quyết

định số 905/QĐ-TCT ngày 01 tháng 7 năm 2011.

23. Tổng cục Thuế (2014), Quy trình quản lý nợ thuế ban hành kèm theo Quyết định số: 2379/QĐ-TCT ngày 22 tháng 12 năm 2014.

B. Tài liệu Web

24. http://www.gdt.gov.vn

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN SÔNG LÔ - TỈNH VĨNH PHÚC

(Phiếu dành cho Doanh nghiệp)

Khi trả lời đối với những câu hỏi đã sẵn có phương án trả lời, xin chọn câu trả lời thích hợp bằng cách đánh dấu X vào ô tương ứng.

THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

1. Tên doanh nghiệp ... 2. Địa chỉ trụ sở chính ... 3. Thông tin liên hệ của người điền phiếu

Họ tên: ... Nam/ nữ ……….. Năm sinh: ……….. Chức vụ: ….………..

Điện thoại: ... Email: ...………..…………...

I. Tác động của Luật thuế và mức độ phù hợp khi áp dụng

1. Hãy đánh giá mức độ tác động của các luật thuế đến hoạt động kinh doanh của bạn?

Tác động mạnh Tác động vừa phải Tác động thấp 2. Chính sách giãn, giảm, miễn thuế hiện nay có phù hợp, tạo điều kiện cho Doanh nghiệp không?

3. Quy định của Luật Quản lý thuế hiện nay có phù hợp với điều kiện kinh doanh của Doanh nghiệp không?

Phù hợp Bình thường Chưa phù hợp

4. Các luật thuế hiện hành có phù hợp với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa không? Phù hợp Bình thường Chưa phù hợp

II. Tính minh bạch và trách nhiệm của cơ quan thuế

1. Bạn hãy đánh giá mức độ tiếp cận các thông tin, tài liệu về chính sách thuế của doanh nghiệp bạn:

Rất dễ Có thể

Tương đối dễ Có thể nhưng khó Không thể

2. Đại diện cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp bạn có thường xuyên trao đổi về chính sách thuế và pháp luật thuế không ?

Không bao giờ Thỉnh thoảng

Hiếm khi Thường xuyên

3. Theo bạn chất lượng tuyên truyền hỗ trợ do cơ quan thuế các cấp cung cấp về thông tin pháp luật thuế là:

Rất tốt Tốt

Bình thường Không tốt

4. Theo bạn việc thực hiện tuyên ngôn của cơ quan thuế hiện nay đã phù hợp chưa?

Phù hợp Chưa phù hợp Tương đối phù hợp

III. Việc chấp hành Luật thuế của Doanh nghiệp

1. Khi thanh tra và kiểm tra doanh nghiệp có bị sai phạm không? Có Không

2. Chế tài xử phạt vi phạm pháp luật thuế hiện hành, theo bạn có quá cao không?

Rất cao Cao

3. Hiện nay cơ quan thuế đã chuyển sang mô hình quản lý thuế tập trung, Doanh nghiệp bạn có thấy thuận lợi hơn không?

Rất thuận lợi Thuận lợi Không thuận lợi

4. Bạn đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra hiện tại của cơ quan thuế (theo thang điểm 10. Trong đó điểm 10: rất hợp lý, điểm 5 : bình thường, điểm 1: không hợp lý) ... điểm.

5. Theo bạn việc việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của cơ quan thuế như thế nào (theo thang điểm 10. Trong đó điểm 10: rất nhanh chóng, điểm 5: bình thường, điểm 1: chậm) ... điểm.

PHỤ LỤC 2:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN SÔNG LÔ - TỈNH VĨNH PHÚC

(Phiếu dành cho cơ quan thuế)

Khi trả lời đối với những câu hỏi đã sẵn có phương án trả lời, xin chọn câu trả lời thích hợp bằng cách đánh dấu X vào ô tương ứng.

I. Thông tin chung về cá nhân

1. Họ và tên: ... 2. Chức vụ hiện tại: ... Điện thoại: . ... 3. Bộ phận công tác: ... ...

II. Nội dung chính sách pháp luật thuế A. Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT

1. Ông bà cho biết với số lượng buổi tập huấn, đối thoại của cơ quan thuế như hiện nay đã đáp ứng được nhu cầu của Doanh nghiệp chưa?

Đáp ứng tốt Bình thường Chưa đáp ứng được 2. Chất lượng, cách thức tuyên truyền như hiện nay đã phù hợp chưa?

Phù hợp Chưa phù hợp Tương đối phù hợp

3. Các ứng dụng hiện tại của ngành thuế hỗ trợ Doanh nghiệp đã đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế chưa?

Đáp ứng tốt Bình thường Chưa đáp ứng được

B. Việc chấp hành chính sách thuế của các Doanh nghiệp trên địa bàn

1. Ông (bà) đánh giá mức độ chấp hành của doanh nghiệp đối với việc nộp hồ sơ kê khai, quyết toán thuế hiện nay như thế nào?

Rất tốt Tốt

2. Theo Ông (bà) mức độ chấp hành nộp thuế của các doanh nghiệp hiện nay như thế nào?

Rất tốt Tốt

Bình thường Không tốt

3. Theo Ông (bà) trong công tác kiểm tra doanh nghiệp thường vi phạm chính sách thuế ở những lĩnh vực nào?

Không kê khai hết doanh thu Mua, bán hóa đơn khống

Kê khai tăng chi phí hợp lý Không chuyển tiền qua ngân hàng

Khai tăng thuế đầu vào Cố tình bỏ sót hóa đơn để cân đối

C. Đánh giá việc thực hiện các Quy trình quản lý thuế

1. Theo Ông (bà) quy trình thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở NNT đã phù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 111 - 122)