5. Bố cục của Luận văn
3.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội huyê ̣n Sông Lô
Cùng với sự phát triển chung của tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Sông Lô đã đạt được những thành tựu quan trọng. Kinh tế - xã hội của huyện liên tục phát triển, cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng kỹ thuật được cải thiện; nhiều công trình mới được xây dựng, từng bước phát huy hiệu quả. Nhìn chung, với lợi thế về mặt vị trí địa lý, đất đai, nguồn tài nguyên khoáng sản,... và các yếu tố khác đã tạo cho Sông Lô một thế đứng vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội ổn định, bền vững.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó cũng còn có nhiều yếu tố hạn chế như: Sông Lô là một huyện miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc nên điều kiện thu hút đầu tư còn gặp nhiều hạn chế. Tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp;
tác động của mặt trái cơ chế thị trường và sự cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn. Nội lực của huyện chưa mạnh, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Hạ tầng kỹ thuật còn thiếu, đặc biệt giao thông chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian qua. Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng còn lớn, một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới.
Trong nhiều năm qua việc khai thác các lợi thế để phục vụ phát triển kinh tế đã làm thay đổi diện mạo huyện, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển mạnh, các dự án đầu tư phát triển công nghiệp, các vấn đề an sinh xã hội được quan tâm, các doanh nghiệp thành lập ngày càng nhiều khai thác các tiềm năng, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách. Đảng, Chính quyền và các Đoàn thể trong huyện luôn quan tâm đến công tác phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công tác thuế nói riêng, tạo mọi điều kiện để Chi cục Thuế hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
3.2. Tình hình cơ bản của Chi cục Thuế huyện Sông Lô