Giải pháp quản lý thu nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 102 - 103)

5. Bố cục của Luận văn

4.2.5. Giải pháp quản lý thu nợ

Hàng tháng, thực hiện nghiêm túc và quyết liệt các biện pháp theo quy định tại Luật Quản lý thuế để thu hồi nợ đọng như: Thông báo tiền chậm nộp; đưa thông tin người nộp thuế chây ỳ nợ thuế lên các phương tiện thông tin đại chúng; biểu dương các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế. Đồng thời, qua các phương tiện thông tin đại chúng, phê bình các đơn vị, doanh nghiệp để nợ đọng thuế.

Tăng cường công tác quản lý thu hồi nợ thuế. Giao kế hoạch thu nợ tới từng cán bộ, hàng tháng, kiểm tra đối chiếu đánh giá phân loại số nợ thuế. Căn cứ vào từng khoản nợ, đối tượng nợ và nguyên nhân nợ để áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ và thực hiện các biện pháp cưỡng chế phù hợp; phấn đấu thu hồi nợ thuế đạt các chỉ tiêu của ngành giao và không để phát sinh nợ mới.

Phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường thu hồi nợ khai thác khoáng sản. Theo đó, đề nghị các đơn vị trong lĩnh vực khoáng sản phải có xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế mới được cấp mới hoặc gia hạn khai thác khoáng sản.

Ngoài việc gửi thông báo nợ thuế đến người nộp thuế qua đường bưu điện, phối hợp với Viễn thông triển khai dịch vụ nhắn tin đôn đốc nộp tiền nợ thuế, tiền phạt chậm nộp đến số điện thoại của người đứng đầu doanh nghiệp, qua đó, nhằm nâng cao trách nhiệm, ý thức chấp hành nộp thuế.

Thường xuyên tham mưu giúp cấp uỷ, chính quyền địa phương tiếp tục duy trì Ban chỉ đạo chống thất thu và đôn đốc thu nộp ngân sách; đồng thời triển khai thực hiện kịp thời các Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ, kịp thời tháo gỡ, giải quyết khó khăn vướng mắc giúp hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển ổn định, tạo nguồn thu vững chắc cho ngân sách nhà nước.

Đưa ra một số giải pháp để thu nợ đọng thuế, chống thất thu như tham mưu với các cơ quan chức năng, các chính quyền địa phương trong việc đôn

đốc doanh nghiệp nộp thuế, sử dụng đồng bộ các biện pháp thu hồi nợ đọng thuế, đẩy mạnh công tác tuyên truyền việc thực hiện Luật Thuế, phân loại các khoản nợ để áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Thậm chí có thể dùng biện pháp mạnh đối với các doanh nghiệp, cá nhân cố tình dây dưa trốn thuế, chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra nhằm xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

Tập trung chỉ đạo công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đảm bảo thực hiện đúng, đủ các biện pháp quản lý, không để phát sinh thêm số nợ thuế mới, phấn đấu số nợ thuế đến thời điểm 31/1/2014 không quá 5% so với số thực hiện thu ngân sách trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 102 - 103)