Khái quát về tình hình tài chính toàn diện tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển tài chính toàn diện trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 41 - 42)

Trải qua 30 năm tiến hành hội nhập và mở cửa, Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách đổi mới và ghi nhận được nhiều thành tích phát triển đáng tự hào. Ke từ năm 1986, nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về việc đổi mới kinh tế và chính trị mà nền kinh tế trong nước ngày càng phát triển và tăng trưởng với tốc độ cao, đưa nước ta từ một nước nghèo nàn, lạc hậu vươn lên trở thành một trong những nước có mức thu nhập trung bình thấp trên thế giới từ năm 2010, “với quy mô kinh tế đạt 4192,9 nghìn tỷ đồng, tương đương gần 200 tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người khoảng 2109 USD năm 2015” (Tổng cục Thống kê, 2016).

Năm 2018 đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nước ta, “thu nhập bình quân một người một tháng ước tính đạt 3,76 triệu đồng (tăng 660 nghìn đồng so với năm 2016), bình quân giai đoạn 2016 - 2018 tăng 10,2%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiếp cận đa chiều năm 2018 ước tính là 6,8%, giảm 1,1 điểm % so với năm 2017” (Tổng cục Thống kê, 2018). Mặc dù công tác xóa đói giảm nghèo đã có những bước tiến đáng ghi nhận nhưng vẫn còn tồn tại sự phân hóa rõ rệt giữa tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực thành thị và nông thôn. Cụ thể ở khu vực nông thôn chiếm tới 95% người nghèo sinh sống. Dân cư ở đây phụ thuộc chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nên thu nhập và mức độ tiêu dùng của người dân còn thấp, kéo theo khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị ngày càng gia tăng.

Ngoài ra, Tổng cục thống kê (2018) cũng cho biết “lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2018 ước tính 54,3 triệu người, tăng 579,7 nghìn người so với năm 2017. Tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước năm 2018 là 2,00%, trong đó khu vực thành thị là 2,95%; khu vực nông thôn là 1,55%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước tính là 1,46%, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 0,69%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 1,85%”. Nhìn chung, so với những năm trước đây thì đời sống dân cư đã được nâng cao hơn, tuy nhiên còn ở mức thấp so với khu vực và trên thế giới.

Theo NHTG (2014), “Việt Nam hiện là 1 trong 25 quốc gia có 75% dân số không được tiếp cận các dịch vụ tài chính, NH; Chỉ khoảng 50% số DNVVN tiếp cận vốn vay của NH”. Những con số trên cho thấy Việt Nam mới chỉ tiếp cận tài

chính toàn diện ở mức thấp. Tuy nhiên, không thể phủ nhận sự quan tâm chú trọng của Chính phủ trong việc phát triển tài chính toàn diện trong thời gian qua. Nội dung trong các chiến lược phát triển trọng tâm của đất nước như “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội” từng thời kỳ, “Chiến lược phát triển bền vững” giai đoạn 2011 - 2020 đều hướng tới mục tiêu là gia tăng thu nhập và cải thiện đời sống của người dân; Tạo điều kiện tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ, phúc lợi xã hội; Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo một cách có hiệu quả; Hạn chế tình trạng bất bình đẳng, chênh lệch giàu nghèo giữa đời sống nông thôn và thành thị; Thiết lập một hệ thống pháp luật, thể chế đồng bộ với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội một cách khoa học, hiệu quả, đảm bảo chất lượng; Thực hiện tốt chế độ an sinh xã hội, đặc biệt chú trọng bảo vệ và hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn.

Có thể thấy, vấn đề tài chính toàn diện không phải quá mới mẻ hay xa lạ với Việt Nam. Tuy nhiên nó vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Nguyên nhân một phần là do các chính sách, chương trình nói trên mới chỉ được các Bộ, ngành triển khai một cách riêng lẻ, rời rạc, chứ chưa được thực thi theo khuôn khổ định hướng chung. Do đó dẫn đến việc thiếu tính liên kết, không có sự đồng bộ về mục tiêu, chiến lược giữa các ban ngành liên quan. Hậu quả là chưa phát huy được hết tác dụng, hiệu quả của các chính sách, chương trình nói trên, mà mới chỉ giải quyết được một phần nội dung của tài chính toàn diện. Thực tế, việc tiếp cận dịch vụ tài chính NH ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn rất hạn chế và kém phát triển hơn so với ở các thành phố lớn, đô thị.

Theo thông tin tại hội thảo quốc tế “Giáo dục tài chính trong bối cảnh đẩy mạnh phổ cập tài chính ở Việt Nam” (2018) thì: “Ở Việt Nam, mức độ phổ cập tài chính rất thấp, đứng ở vị trí 22/37 quốc gia đang phát triển tại châu Á và xếp thứ 112/176 trên toàn thế giới. Giáo dục tài chính chưa được đưa vào chương trình đào tạo chính quy”. Hiện vẫn còn tới 70% người dân Việt Nam chưa tiếp cận với dịch vụ NH, còn trên toàn thế giới là 2 tỷ người. Sự thiếu hiểu biết về tài chính đã trực tiếp ảnh hưởng tới việc tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ NH của họ.

Một phần của tài liệu Phát triển tài chính toàn diện trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w