Hệ thống tài chính của Việt Nam vẫn là hệ thống dựa trên NH.
của nhiều nhà cung ứng dịch vụ bán chính thức và không chính thức, kể cả những người vay tư nhân và các nhóm tiết kiệm và cho vay không chính thức. Các hình thức chơi họ, chơi hụi vốn dĩ tồn tại ở một số vùng nông thôn cũng thuộc nhóm này. Những nhà cung ứng dịch vụ loại này cho cá nhân vay để giải quyết nhu cầu tiêu dùng cấp bách hoặc cho các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ vay để giải quyết nhu cầu sản xuất kinh doanh. Những đối tượng này không thể tiếp cận được các dịch vụ tài chính chính thức do không có tài sản thế chấp hoặc không đáp ứng đủ điều kiện cho vay của các NH. Các nhà cung ứng dịch vụ bán chính thức còn bao gồm các tổ chức phi chính phủ và các nhà cung ứng dịch vụ tài chính vi mô khác nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Luật Các TCTD.
Thị trường vốn của Việt Nam dù đang lớn mạnh song vẫn còn sơ khai.
Vốn hoá thị trường chứng khoán vào khoảng 21% GDP năm 2012 và 25% GDP năm 2014. Tỷ lệ vốn hoá vẫn còn thấp nếu so với các nước khác trong khu vực, chẳng hạn như Thái Lan là 106% GDP hoặc Malaysia là 136% GDP vào cùng thời điểm. Tổng lượng trái phiếu phát hành dừng ở mức 6,8% và tổng số dư trái phiếu vào khoảng 17% GDP năm 2014.
Khu vực hưu trí và bảo hiểm gần như không đáng kể song cũng đang phát triển khá nhanh cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Cuối năm 2014 tổng tài sản của lĩnh vực này chiếm 4,2% GDP. Khu vực bảo hiểm nhân thọ chủ yếu do các công ty bảo hiểm nước ngoài nắm giữ, trong khi thị trường phi nhân thọ tập trung trong tay một số ít các công ty bảo hiểm nội địa lớn.
Cơ sở hạ tầng tài chính đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.
Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN đã ra đời và mở rộng hoạt động nhều năm qua, cho phép các NH rút ngắn thời gian quyết định cấp vốn vay cho các công ty nhỏ. Tổng số thiết bị chấp nhận thẻ và ATM trên cả nước tăng mạnh, từ 14.000 POS và 2.000 ATM cuối năm 2006 lên mức trên 263.000 POS/EFTPOS/EDC và trên 17.000 ATM cuối năm 2016. Hiện đa số TCTD đã triển khai Internet banking, 34 TCTD đã triển khai mobile banking. Tuy nhiên, mạng lưới giao dịch của các NH tập trung chủ yếu ở khu vực đô thị, và hệ thống thanh toán bán lẻ Việt Nam vẫn còn đi sau nhiều quốc gia láng giềng xét chỉ số về điểm tiếp cận. Hệ thống thanh toán
liên NH IBPS do NHNN vận hành đang đứng trước yêu cầu phải nâng cấp và hiện đại hoá nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của một nền kinh tế trên đà tăng trưởng nhanh chóng và ngày càng hội nhập với hệ thống tài chính quốc tế.
Việt Nam cơ bản vẫn là một nền kinh tế tiền mặt.
Thói quen dùng tiền mặt là một trong những rào cản chính trong thúc đẩy tài chính toàn diện. Tuy rằng tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán còn vào khoảng 11 - 12% cuối năm 2014 - 2016, nhưng tỷ lệ người dân trả hoặc nhận thanh toán bằng tiền mặt đối với một số loại giao dịch chiếm trên 95% theo số liệu Global Findex năm 2014. Thanh toán các dịch vụ cơ bản như học phí hoặc phí dịch vụ công ích chủ yếu được thực hiện bằng tiền mặt (96,5% học phí và 97,9% phí dịch vụ công). Hơn ba phần tư tiền lương được trả bằng tiền mặt (78,2%). Trong nông nghiệp, thanh toán tiền mặt lại càng phổ biến, tới hơn 99% các sản phẩm nông nghiệp được giao dịch bằng tiền mặt. Thậm chí với các phân khúc thị trường đang lớn mạnh như thương mại điện tử, nhiều giao dịch vẫn được thanh toán bằng tiền mặt, với một cơ chế được gọi là thanh toán tiền khi giao hàng; có tới hai phần ba chuyển tiền nội địa thực hiện bằng tiền mặt.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TRONG BỐI CẢNH CMCN 4.0 TẠI VIỆT NAM