2.2.2.1. Tổng quan về tiếp cận tín dụng chính thức của DNVVN
Các DNVVN là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế. Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, các DNVVN chiếm số lượng rất lớn. Những doanh nghiệp này đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm góp phần tăng thu nhập cho dân cư, ổn định xã hội. Hơn nữa, các doanh nghiệp này có vai trò lấp đầy những khoảng trống của thị trường, nơi mà các doanh nghiệp lớn không đáp ứng. Nói cách khác, các doanh nghiệp quy mô nhỏ đóng vai trò là phụ trợ bôi trơn cho nền kinh tế. Loại hình doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo. Cụ thể, về lao động, hàng năm tạo thêm trên nửa triệu lao động
STT Chỉ số (%) Năm 2014
Năm 2015
1 Tỷ lệ doanh nghiệp có tài khoản tiết kiệm________________ 89,4 55,8
mới, sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP và chiếm 98% số lượng các doanh nghiệp trong nền kinh tế, số thuế và phí mà các DNVVN đã nộp cho ngân sách đã tăng hơn 18 lần sau 10 năm và chiếm hơn 17% tổng doanh thu ngân sách nhà nước.
Trong những năm qua, các DNVVN đã có những bước tiến đáng kể, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế. Đây là khu vực giữ vai trò quan trọng trong giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế - xã hội. Để tồn tại, phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh, các DNVVN rất cần vốn để nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới trang thiết bị, mở rộng quy mô kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay các DNVVN đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là các nguồn vốn trung và dài hạn. Tình trạng thiếu vốn sản xuất kinh doanh đang là rào cản lớn nhất cho sự phát triển của các DNVVN. Thêm vào đó là những bất ổn của tình hình kinh tế thế giới, những khó khăn nội tại của kinh tế Việt Nam cùng với lạm phát và lãi suất tăng cao đã tác động nặng nề đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp. Hệ quả là rất nhiều DNVVN gặp khó khăn, phải thu hẹp sản xuất, thậm chí là ngừng hoạt động hay phá sản. Theo đó, các DNVVN càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng NH nhằm khôi phục hoạt động sản xuất tổn hại do tác động tiêu cực của nền kinh tế bất ổn. Do vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, việc hỗ trợ các DNVVN hoạt động tốt, đặc biệt là chính sách tín dụng tốt, sẽ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng ổn định, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.
Theo Báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế năm 2015, việc tiếp cận các khoản vay từ NH là một trong những nhân tố cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của các DNVVN. Vì vậy, tiếp cận tín dụng đối với DNVVN là rất cần thiết, nhất là đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nơi mà DNVVN đóng vai trò sống còn trong nền kinh tế với vị trí là nguồn động lực của tăng trưởng, tạo việc làm và đổi mới, nhưng lại thường đối mặt với những thách thức trong việc tiếp cận các nguồn lực, nhất là tín dụng NH.
Theo dữ liệu của NHTG (2016) thì tỷ lệ doanh nghiệp có dư nợ tín dụng NH trong năm 2014 là 49,9%, trong năm 2015 là 40,8%, tức là giảm 9,1% so với năm 2014. Để có thể vay vốn tại NH đòi hỏi các DNVVN phải có tài sản thế chấp, tỷ lệ
46
khoản vay yêu cầu tài sản thế chấp lên đến 91% với giá trị tài sản thế chấp cần thiết bằng khoảng 217% giá trị khoản vay. Đây có thể coi là những yêu cầu quá cao đối với các DNVVN. Vấn đề này được trình bày trên bảng 2.10.
2 Tỷ lệ doanh nghiệp có dư nợ tín dụng NH________________ 49, 40,8 3 Tỷ lệ khoản vay yêu cầu tài sản thế chấp_________________ 90,
8 ___91 4 Giá trị tài sản thế chấp cần thiết để vay (% giá trị khoản
va
y) ___________________________,____________________
217,7 216 5 Tỷ lệ doanh nghiệp không có nhu cầu vay ____________ 25,1 50 6 Tỷ lệ doanh nghiệp vay NH để đầu tư tài sản cố định_______ 21, 29,3 7 Tỷ lệ đầu tư tài sản cố định được tài trợ bởi các quỹ nội
bộ/lợi nhuận giữ lại __________________________________ 74,7 67,3 8 Tỷ lệ đầu tư tài sản cố định được tài trợ bởi vốn vay NH 12,0 15,4 9 Tỷ lệ đầu tư tài sản cố định được tài trợ bởi tín dụng nhà
cung cấp__________________________________ _________ 0,8 3,6 10 Tỷ lệ đầu tư tài sản cố định được tài trợ bởi nguồn vốn chủ
sở hữu hoặc doanh thu từ cổ phiếu______________________
38^ 8,1 11 Tỷ lệ doanh nghiệp vay NH để tài trợ vốn lưu động________ 47,0 32,3 12 Tỷ lệ vốn lưu động được tài trợ bởi NH__________________ 21, 13,1 13 Tỷ lệ vốn lưu động được tài trợ bởi tín dụng nhà cung cấp 3,3 6,2 14 Tỷ lệ các doanh nghiệp xác định tiếp cận tài chính là một
trở ngại lớn________________________________________
Nguồn: NHTG (2016)
Thực tế cho thấy, khu vực DNVVN thường đối diện với nhiều khó khăn, thách thức khi tiếp cận tín dụng NH. Một trong những nguyên nhân cơ bản được nhiều nghiên cứu cho rằng, việc cho vay đối với DNVVN đặc biệt rủi ro. Có 4 nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro cao khi cho DNVVN vay từ nguồn tín dụng chính thức bao gồm:
Thứ nhất, chi phí giao dịch cao. Các khoản cho vay đối với DNVVN thường nhỏ và lợi tức đôi khi không đủ bù cho chi phí giao dịch. Đây là rào cản đầu tiên không khuyến khích các NHTM cho các khách hàng DNVVN vay vốn.
Thứ hai, sự bất đối xứng thông tin phát sinh, do các DNVVN thiếu các thông tin tài chính, các báo cáo tài chính tiêu chuẩn và sự thiếu thông tin của các NH đối với khách hàng của mình. Điều này dẫn đến NH không muốn hoặc hạn chế cho vay vì nguy cơ phải đối mặt rủi ro cao; do khó xác định các dự án tốt (rủi ro của sự lựa chọn ngược) và rủi ro đạo đức nếu họ cho DNVVN vay vốn. Vấn đề này có thể
nghiêm trọng hơn ở các nền kinh tế đang phát triển, nơi mà thị trường tài chính đang ở giai đoạn phát triển.
Thứ ba, các DNVVN thường thiếu tài sản thế chấp cho các khoản vay so với các doanh nghiệp quy mô lớn hơn. Thậm chí, còn phải đối mặt với những yêu cầu chặt chẽ đối với khoản thế chấp khi vay vốn. Ngoài ra, do các DNVVN thường đối mặt với rủi ro lớn hơn trong hoạt động kinh doanh nên chi phí vay (phần bù rủi ro) của các DNVVN thường cao hơn dẫn đến lãi suất vay cũng thường cao hơn.
Thứ tư, các DNVVN đối mặt với rủi ro lớn hơn trong hoạt động kinh doanh. DNVVN thường là nhóm có sức mạnh thị trường hạn chế, thiếu các hồ sơ tài chính và thương mại tương ứng; Thiếu năng lực trong xử lý các vấn đề thuế, kiểm toán và pháp lý và dễ bị tổn thương đối với các cú sốc bên ngoài. Chưa kể, ở các nước đang phát triển, “thể chế thị trường xung khắc”, chẳng hạn như: Quyền tài sản không chắc chắn, môi trường kinh doanh không bình đẳng, tham nhũng, rủi ro chính trị... có thể tạo ra những tác động tiêu cực đến khả năng sống còn của các DNVVN. Thêm vào đó, sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, hạn chế của tín dụng NH chặt chẽ hơn đối với các DNVVN, do các NH phải thay đổi các điều kiện cho vay để đáp ứng quy định đặt ra.
2.2.2.2. Mức độ tiếp cận các dịch vụ tài chính
Theo điều tra từ 67 DNVVN tại Thành phố Hồ Chí Minh của Đại học Kinh tế
- Luật (2018), năng lực quản lý và tiếp cận tài chính của DNVVN đã có nhiều chuyển biến đáng tích cực. Vấn đề này được trình bày trên biểu đồ 2.1.
Từ cuối năm 2015, Bộ Tài chính đã yêu cầu các doanh nghiệp phải nộp thuế bằng hình thức chuyển khoản qua NH. Hơn nữa, từ năm 2017, việc nộp thuế điện tử đã được Tổng cục Hải quan triển khai, giúp cho các doanh nghiệp có thể chủ động nộp tiền thuế mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện mà không cần tốn thời gian, công sức đến NH, qua đó rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục hải quan, thông quan hàng hóa. Chấp hành quy định của nhà nước cũng như NH nhằm tận dụng các tiện lợi mang lại từ việc nộp thuế qua NH, gần 100% các DNVVN tại Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện nộp thuế qua tài khoản NH.
Trả lương qua NH mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và người lao động. Đối với các doanh nghiệp, trả lương qua tài khoản giúp giảm thời gian và chi phí giao dịch, đảm bảo an toàn. Ngoài ra còn giúp bộ phận tài vụ và tiền lương giảm đến 60% khối lượng công việc, từ đó góp phần giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Đối với người lao động, trả lương qua tài khoản cũng giúp họ cảm thấy thoải mái hơn khi nhận lương, họ có thể rút tiền ở mọi nơi ngay cả khi đi công tác và cũng không phải chịu rủi ro thiếu tiền hoặc gặp phải tiền kém chất lượng. Gần 30% số DNVVN tại Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai trả lương qua NH.
Giảm thanh toán bằng tiền mặt mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế và là xu hướng chung ở các quốc gia trên thế giới. Cuối năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020” với mục tiêu tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10% vào cuối năm 2020. Đối với doanh nghiệp, để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng, các hóa đơn từ 20 triệu trở lên phải được thanh toán qua NH. Bộ Tài chính đang đề xuất giảm mức này xuống 10 triệu đồng nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, ngăn chặn gian lận trong việc khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng và phòng chống rửa tiền. Cùng với xu hướng chung, tỷ lệ chi phí và doanh thu được thanh toán qua NH của các DNVVN tại Thành phố Hồ Chí Minh khá cao, đạt trên 50% đối với chi phí và khoảng 70% đối với doanh thu thanh toán qua NH.
2.2.2.3. Mức độ tiếp cận tín dụng
Các DNVVN có quy mô hạn chế, nguồn vốn tích lũy có hạn, do đó họ rất cần vay vốn để phát triển kinh doanh. Mục đích chính là để bù đắp thiếu vốn ngắn hạn, hoặc tài trợ cho dự án kinh doanh thời vụ, hoặc tài trợ cho dự án mở rộng kinh
doanh. Song không phải tất cả các doanh nghiệp đều vay vốn hoặc có thể vay được vốn. Nguyên nhân một phần là do các doanh nghiệp chưa mạnh dạn huy động vốn và phần còn lại do mỗi nguồn vốn đều có những rào cản nhất định đối với các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế trong kinh doanh như các DNVVN.
Các DNVVN huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như NH, các quỹ đầu tư, phát hành trái phiếu, vay từ bạn bè và người thân, và tín dụng thương mại. Vấn đề này được trình bày trên biểu đồ 2.2.
Biểu đồ 2.2. Nguồn vốn huy động của DNVVN
Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương (2015)
Trong số các nguồn vốn, tín dụng chính thức (chủ yếu là vốn từ các NH) là nguồn vốn ít rủi ro hơn cả, và nguồn cung về vốn dồi dào hơn nhiều so với vay từ bạn bè và người thân hay tín dụng thương mại. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp huy động vốn từ nguồn này còn rất khiêm tốn. Trên cả nước, chỉ có khoảng 23% số doanh nghiệp huy động vốn từ nguồn này, trong khi gần 50% số doanh nghiệp dựa vào tín dụng thương mại. Một thực tế là các DNVVN thường là đối tác của nhau, họ dựa vào tín dụng thương mại của doanh nghiệp nhỏ khác, cũng gặp những hạn chế về vốn thì khả năng cấp tín dụng thương mại cũng hạn chế. Do đó, phần nào các DNVVN bị hạn chế vòng luẩn quẩn về vốn.
Nhu cầu về vốn của các DNVVN khá lớn, song khả năng đáp ứng vốn cho các doanh nghiệp này còn khá hạn chế. Chỉ có dưới 60% số DNVVN vay được vốn từ các NH, trong khi hơn 40% số DNVVN còn lại phải quay về với các kênh vốn không chính thức như vay người thân, tín dụng thương mại, vay nóng. Trong số
dưới 60% số DNVVN đã vay được vốn NH thì vẫn phải huy động bổ sung vốn từ các kênh khác vì hệ thống NH không đáp ứng đủ 100% nhu cầu vốn cho họ. Hơn nữa, trong các kênh vốn, vay vốn từ NH là khó khăn hơn cả. Vấn đề này được trình bày trên biểu đồ 2.3.
Mirc độ (lễ tiếp cận được đánh giá 1 - rất khó đến 5 - rất dễ
Biểu đồ 2.3. Mức độ dễ tiếp cận các nguồn vốn
Nguồn: Đại học Kinh tế - Luật (2018)
Mức độ khó cho việc vay vốn từ nguồn này được các doanh nghiệp đánh giá cao nhất, 2,7 điểm trong thang điểm từ 1 rất khó tiếp cận đến 5 rất dễ tiếp cận. Huy động vốn từ bạn bè và người thân dễ hơn với điểm đánh giá trung bình là 3. Dễ hơn cả là vay vốn từ người chuyên cho vay, thường là các khoản vay nóng, điểm trung bình là 3,2.
Các kênh vốn phi chính thức này, mặc dù các điều kiện vay vốn có thể tùy chỉnh linh hoạt nhưng tính chuẩn hóa không cao nên vì thế tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn việc vay vốn trên các kênh tài chính chính thức.
Điều đáng tiếc là không có doanh nghiệp nào từng huy động vốn qua phát hành trái phiếu mặc dù điều kiện phát hành trái phiếu theo quy định hiện hành là khá cởi mở. Chỉ cần doanh nghiệp hoạt động tối thiểu một năm, có lãi, có kiểm toán là đủ điều kiện phát hành. Tuy nhiên, khảo sát chỉ ra rằng không có doanh nghiệp nào đã từng có ý định tiếp cận kênh vốn này mà vẫn chủ yếu dựa vào kênh truyền thống. Nguyên do là điều kiện thì đơn giản nhưng triển khai vào thực tiễn thì quá phức tạp và phát sinh nhiều chi phí, như chi phí minh bạch thông tin, chi phí bảo
lãnh phát hành, chi phí kiểm toán,... Xét về tổng thể thì số chi phí này cao hơn hẳn chi phí giao dịch với NH. Hơn nữa, phương thức này trở nên quá phức tạp so với mặt bằng thấp về năng lực quản lý tài chính của doanh nghiệp.
Hơn nữa, thị trường thứ cấp chưa phát triển để làm tăng thanh khoản và tính hấp dẫn của trái phiếu doanh nghiệp. Vì vậy, ngay cả khi doanh nghiệp phát hành được trái phiếu, thì cũng khó tìm được nhà đầu tư mua trái phiếu. Người mua trái phiếu chủ yếu vẫn là các NHTM và công ty, quỹ tài chính. Do đó, kênh tín dụng vẫn bị rơi vào vòng luẩn quẩn trong mối quan hệ doanh nghiệp - NH. Ngoài ra, yêu cầu về xếp hạng tín dụng mới được phát hành trái phiếu là một điều kiện không khả thi trong bối cảnh thị trường Việt Nam có quá ít đơn vị thực hiện dịch vụ xếp hạng tín dụng. Phát hành cổ phiếu đối với các DNVVN là bất khả thi trên thị trường Việt Nam vì các quốc gia khác có thị trường riêng cho DNVVN nhưng Việt Nam thì chưa và còn khó khăn để hình thành.