Khuyến nghị đối với NHNN

Một phần của tài liệu Phát triển tài chính toàn diện trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 75 - 77)

NHNN tiếp tục đóng vai trò đầu mối và dẫn đầu trong công cuộc thực hiện chương trình hành động tài chính toàn diện ở phạm vi quốc gia. Xét bối cảnh Việt Nam hiện có một hệ thống các NH và các TCTC với nguồn nhân lực và hệ thống các chi nhánh rộng khắp cả nước nên rất thuận lợi để học tập mô hình của

Philippines lấy ngành NH làm trọng tâm để thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện nói chung và hoạt động tài chính vi mô nói riêng theo hướng bền vững.

Qua kinh nghiệm đi trước của các quốc gia khác, một trong những chính sách làm nên sự thành công trong tài chính toàn diện đó là phát triển dịch vụ NH đại lý. Nhờ sự hữu ích và tiện dụng của NH đại lý (quy trình mở tài khoản đơn giản, thực hiện một số dịch vụ đơn giản như chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, dịch vụ tiện ích giúp khách hàng giao dịch kịp thời, thuận tiện và tiết kiệm chi phí vì khách hàng không phải di chuyển quá xa nơi cư trú) sẽ làm tăng số lượng người tiếp cận và sử dụng dịch vụ lên nhanh chóng. Mô hình này nếu được áp dụng sẽ gỡ bỏ những rào cản địa lý trong việc nhiều xã, huyện không có chi nhánh NH. Các cửa hàng bán lẻ, đại lý xổ số và bưu điện được liên kết với nhiều TCTC hợp lệ để làm đại lý và sử dụng các thiết bị hoặc điện thoại di động hoạt động tức thời, để họ thực hiện giao dịch thay cho các tổ chức mà mình liên kết. NHNN Việt Nam có thể khuyến khích phát triển mô hình này bằng cách cho phép tất cả các TCTC thuộc sự quản lý và giám sát của NHNN thuê đại lý tại bất kỳ nơi nào trong nước, đồng thời quy định rõ ràng về các dịch vụ mà đại lý có thể cung cấp, đưa ra các hướng dẫn cần thiết về hợp đồng giữa TCTC và đại lý, và yêu cầu báo cáo cho NHNN. Các đại lý được NHNN giám sát gián tiếp thông qua các TCTC chịu trách nhiệm về hoạt động của đại lý.

Sự cởi mở của NHNN đối với việc tham gia của các tổ chức phi NH như nhà mạng viễn thông trong việc cung ứng dịch vụ tài chính số đến số đông người dân ở vùng sâu, vùng xa mà vẫn đảm bảo quản lý, giám sát hiệu quả các tổ chức này cũng cần được thúc đẩy cho phù hợp.

Bên cạnh đó, một trong những giải pháp được đặt ra để xây dựng cơ sở dữ liệu bên cung về tài chính toàn diện là cần yêu cầu các TCTD báo cáo một số chỉ tiêu chọn lọc, đảm bảo khả năng thống kê từ core banking của TCTD như số lượng máy ATM, chi nhánh, điểm giao dịch, đầu POS,... Việc lập mẫu biểu yêu cầu các TCTD báo cáo ngoài hệ thống báo cáo thống kê hiện tại cần phải cân nhắc kỹ đảm bảo tính khoa học, chi tiết; chỉ chọn lọc những chỉ tiêu trọng yếu; thiết kế bao gồm cả cách thức các TCTD truyền dữ liệu về NHNN, cách thức loại trừ lặp và phần mềm tổng hợp dữ liệu. (Minh Khuê, 2018).

Ngoài ra, NHNN cần tăng cường tham gia vào các chương trình, diễn đàn quốc tế về tài chính toàn diện; đẩy mạnh hợp tác về tài chính toàn diện trong khuôn khổ APEC, ASEAN và với các đối tác phát triển như NHTG, NH Phát triển châu Á, LHQ nhằm huy động và tận dụng nguồn lực kỹ thuật và tài chính để triển khai tài chính toàn diện thành công tại Việt Nam. Hiện nay, NHNN Việt Nam có thể khuyến khích theo hai hướng hoặc thành lập các NH định hướng chuyên hoạt động tài chính vi mô hoặc xây dựng các hoạt động tài chính vi mô trong các NH đang có.

Một phần của tài liệu Phát triển tài chính toàn diện trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w