Tại Việt Nam, các nghiên cứu về tầm quan trọng của định mức tín nhiệm và sự cần thiết phải có một tổ chức định mức tín nhiệm đã có từ rất sớm, ngay sau khi thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời. Tiêu biểu đầu tiên phải nói đến cuốn sách “Định mức tín nhiệm” của Trần Đắc Sinh ra đời năm 2002, 2 năm sau khi thị trường chứng khoán ra đời. Trong cuốn sách, bằng cách tham khảo các mô hình về tổ chức hoạt động của các TCĐMTN trên thế giời như là Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ,... để từ đó đề xuất một mô hình thành lập TCĐMTN tại Việt Nam khả thi nhất. Trong đó, tác giả cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam mới ra đời nên còn rất nhỏ bé cần gỡ bỏ các rảo cản thị trường như tiêu chuẩn phát hành cứng nhắc, quy định về thuế không hợp lý,... để có được niềm tin từ các nhà đầu tư. Ngoài ra cần thiết phải có hệ thống pháp lý hỗ trợ cho hoạt động ĐMTN, trong đó tác giả đã đề xuất xây dựng Luật Chứng khoán và Nghị định dành cho hoạt động ĐMTN, đồng thời nhấn mạnh cần đồng bộ hóa với các luật pháp khác có liên quan. Tác giả đã đề xuất quá trình hình thành TCĐMTN Việt Nam ban đầu nên thuộc sự quản lý nhà nước, sau đó phát triển thành công ty cổ phần nội bộ rồi đến công ty cổ phần đại chúng, các sản phẩm dịch vụ cũng từng giai đoạn mà
đa dạng hơn.
Hạn chế của tác giả Trần Đắc Sinh đó là việc phân tích chủ yếu dựa trên cơ sở lý thuyết được tác giả tổng hợp rất cụ thể và chi tiết cùng với sự tham khảo các mô hình của nước bạn mà thiếu đi sự phân tích từ chính thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường khi đó mới ra đời chưa đầy 2 năm nên việc chưa thể hiện rõ cá tính, đặc điểm là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, điểm sáng của cuốn sách là việc tác giả đề xuất xây dựng Luật Chứng khoán và Nghị định dành cho ĐMTN là tiền đề và sự tham khảo sớm cho thị trường và Nhà nước lúc bấy giờ. Cuốn sách đã thể hiện được tầm nhìn xa của tác giả.
Một nghiên cứu thứ hai là đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Trần Thị Thu
Tâm “Xây dựng mô hình công ty định mức tín nhiệm ở Việt Nam” năm 2007, đến từ trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Cũng giống như Trần Đắc Sinh, tác giả Thu
cần có một tổ chức ĐMTN hoạt động hiệu quả và đáp ứng các chuẩn mực quốc tế tại Việt Nam.
Khác với tác giả Trần Đắc Sinh, tác giả Thu Tâm ngoài tổng hợp hệ thống lý thuyết cần thiết còn đưa ra những phân tích về đặc điểm thị trường chứng khoán lúc bấy
giờ để đúc kết và đề xuất mô hình thành lập TCĐMTN phù hợp nhất cho Việt Nam. Trong đó tác giả nhấn mạnh vấn đề tuyên truyền về việc công bố thông tin và lợi ích của
dịch vụ ĐMTN đối với công chúng đầu tư và các doanh nghiệp. Tác giả cho rằng: “Việc
tuyên truyền để các doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư thấy hết được ý nghĩa cũng như lợi ích của dịch vụ này là điều sống còn với sự tồn tại của các TCĐMTN”. Nếu như
tác giả Trần Đắc Sinh đề xuất mô hình TCĐMTN thuộc nhà nước trong giai đoạn đầu thì tác giả Thu Tâm lại cho rằng ban đầu nên là công ty cổ phần độc lập trong nước rồi tiến tới liên doanh ngước ngoài. Ngoài ra, việc cần có một khung pháp luật dành riêng cho hoạt động ĐMTN cũng lại một lần nữa được đề cập.
Về hạn chế, đề tài của tác giả Thu Tâm được thực hiện và công bố vào năm 2007,
mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam đã bước bước đi khá dài và cao so với thời điểm năm 2002 của Trần Đắc Sinh. Nhưng, so với thời điểm hiện tại, đề tài bị thiếu tính
cập nhật thông tin. Do đến thời điểm hiện tại, khung pháp lý về ĐMTN đã được ban hành, thị trường cũng có nhiều thay đổi hơn về quy mô và cơ cấu.