+ Phương pháp đánh giá định tính: từ các dữ liệu thu thập được, đặc biệt là các
dữ liệu định tính như chất lượng kết quả định mức tín nhiệm, mức độ hài lòng của nhà đầu tư,... khái quát thành đặc điểm, thực trạng phát triển các TCĐMTN tại Việt Nam.
+ Phương pháp tổng hợp thống kê: các dữ liệu mà đề tài nghiên cứu được tổng
hợp từ nhiều nguồn khác nhau như trang thông tin điện tử của TCĐMTN, các bản báo cáo thị trường, các bài phân tích, đề tài phân tích của nhiều tác giả khác nhau,... theo các
tiêu chí để đánh giá.
+ Phương pháp so sánh: So sánh thực trạng phát triển các TCĐMTN của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực là Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan. Đồng thời thực trạng phát triển các TCĐMTN cũng được so sánh với nhau.
2.2. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
lượng dữ liệu thu thập được rất ít và không đầy đủ nên đề tài sử dụng thêm các dữ liệu về hoạt động ĐMTN của một số TCĐMTN châu Á để có cơ sở đánh giá các TCĐMTN tại Việt Nam.
Tại sao lại là châu A? Do thị trường châu Á là thị trường gần Việt Nam nhất, ảnh
hưởng nhanh nhất đến Việt Nam do cùng khu vực, văn hóa, tâm lý đầu tư trên thị trường
nên việc so sánh là khả thi hơn. Ba TCĐMTN lớn nhất trên thế giới (S&P, Moody’s và Fitch’s) đều đến từ Mỹ nơi thị trường tài chính đã phát triển lớn mạnh, lâu đời, sẽ thể hiện các đặc điểm khác so với thị trường mới nổi như Việt Nam.
Các dữ liệu nghiên cứu trong đề tài được thu thập trực tiếp từ trang thông tin điện
tử của các TCĐMTN. Bởi vì, một nguyên tắc quan trọng trong hoạt động kinh doanh dịch vụ định mức tín nhiệm đã được quy định trong luật pháp Việt Nam là các TCĐMTN
phải công khai, công bố tất cả các thông tin liên quan đến quá trình định mức tín nhiệm trên trang thông tin điện tử của mình. Ngoài ra, một số dữ liệu khác mang tính định
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU