Đồng bộ hóa các quy định pháp luật về hoạt động định mức tín nhiệm

Một phần của tài liệu Phát triển tổ chức định mức tín nhiệm trên thị trường tài chính việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 41)

nhiệm

Để tạo một khung pháp lý hoàn chỉnh cho việc hình thành cũng như hoạt động hiệu quả của các TCĐMTN nội địa, thì một văn bản điều chỉnh các quan hệ phát sinh trực tiếp là chưa đủ, cần phải có sự đồng bộ hóa với các quy định pháp luật khác có liên quan.

Đầu tiên, đó là Luật chứng khoán. Luật Chứng khoán được ban hành vào năm 2006, khi đó chưa có các quy định liên quan đến hoạt động định mức tín nhiệm doanh nghiệp. Lần sửa đổi gần nhất là năm 2010, các quy định này cũng vẫn chưa được đề cập.

Cho đến tận kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV (2019), bản dự thảo sửa đổi Luật Chứng khoán mới đề cập đến hoạt động này. Theo đó, một trong những điều kiện để chào bán trái phiếu ra công chúng là phải có kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với tổ chức phát hành.

Mặc dù, đây mới chỉ là dự thảo, chưa được thông qua nhưng cũng là một cảnh báo cho thị trường trong tương lai. Các đơn vị phát hành sẽ cần rà soát lại tình hình doanh nghiệp

của mình, chuẩn bị tinh thần, kiến thức về định mức tín nhiệm để tuân thủ đúng quy định. Thị trường, Nhà nước cũng cần chuẩn bị nguồn lực để đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp.

Ngoài ra một số vấn đề luật pháp có liên quan như hoạt động kế toán, kiểm toán đối với các hoạt động ĐMTN, các TCĐMTN; các pháp luật liên quan đến thuế cho TCĐMTN hoặc các ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp có kết quả xếp hạng tín nhiệm; các quy định về tố tụng khi xảy ra tranh chấp phát sinh từ hoạt động ĐMTN,... đều chưa

(theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước), những cho đến nay Việt Nam chỉ mới có 4 doanh

nghiệp được thành lập trong lĩnh vực thông tin tín nhiệm, định mức tín nhiệm. Đó là: - Trung tâm Thông tin tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước (CIC);

- Công ty Thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp (C&R); - Trung tâm đánh giá tín nhiệm Vietnamnet (CRV);

- Công ty Sài Gòn Phát Thịnh Rating (PTR).

Tuy nhiên, hoạt động của các công ty này trong thời gian qua như thế nào và có được xem là những TCĐMTN thực thụ không thì cần phải xem xét.

3.2.1.1. Trung tâm Thông tin tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước (CIC)

Credit Information Center (CIC) được thành lập theo Quyết định 68/1999/QĐ- NHNN vào năm 1999 trước khi ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam. CIC là đơn vị trực thuộc Vụ Tín dụng của Ngân hàng nhà nước. Đến năm 2002, Quyết định 57/2002/QĐ-NHNN ra đời đã cho phép CIC triển khai thí điểm về phân tích và xếp hạng

tín dụng doanh nghiệp. Chức năng chính của CIC vẫn là thu thập, tổng hợp các thông tin liên quan đến doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng,... về hoạt động tiền tệ, ngân hàng sau đó đưa ra các đánh giá và dự báo cho Ngân hàng Nhà nước, đồng thời cung cấp dịch

vụ xếp hạng doanh nghiệp theo yêu cầu đặt hàng.

Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp là một trong rất nhiều sản phẩm mà CIC cung cấp. Các chỉ tiêu để CIC xếp hạng bao gồm: hồ sơ pháp lý, các chỉ tiêu tài chính cơ bản,

chỉ số xếp hạng, xác suất vỡ nợ trong 12 tháng. Như vậy, phương pháp xếp hạng của CIC đa phần là định lượng, không có các yếu tố định tính. Phương pháp xếp hạng của CIC cũng thiên về đánh giá lịch sử vay vốn chứ chưa đánh giá về khả năng cạnh tranh và tiềm năng của các doanh nghiệp, tổ chức. Đó cũng là sự khác nhau mà bảng xếp hạng

của CIC có tên gọi là “xếp hạng tín dụng” còn xếp hạng của CRV có tên gọi là “xếp

Các thông tin liên quan đến quá trình xếp hạng cũng được CIC công khai đầy đủ trên website của mình (cic.org.vn) như: các văn bản đã được phê duyệt về quy trình xếp

hạng, phí dịch vụ, các mẫu báo cáo, biểu mẫu,... chỉ trừ có kết quả xếp hạng và cụ thể đối tượng được xếp hạng là đơn vị nào.

Quá trình đánh giá tín dụng của CIC được tiến hành đơn giản như sau: các ngân hàng hoặc tổ chức muốn cho vay vốn sẽ gửi hồ sơ lên cho CIC. CIC sẽ tổng hợp, đánh giá và xếp hạng dựa trên những thông tin trong hồ sơ mà doanh nghiệp cung cấp. Như vậy, cơ sở thông tin mà CIC sử dụng chỉ đơn giản là từ phía DN cung cấp, như vậy sẽ có rủi ro DN không cung cấp đủ và đúng thông tin, cũng không khách quan vì chỉ dựa vào một nguồn duy nhất.

Về số lượng khách hàng, theo website của CIC, tính đến năm 2015, CIC đã xử lý

31,5 triệu hồ sơ khách hàng vay, trong đó số khách hàng doanh nghiệp, cá nhân lần lượt

là 670.000 và 30,8 triệu. Trong đó có 43 khách hàng là các NHTM, 51 ngân hàng nước ngoài, 1100 quỹ tín dụng,... và chỉ có 31 doanh nghiệp tự nguyện trên tổng 1200 khách hàng của CIC.

Chất lượng đánh giá tín dụng của CIC được đánh giá 7/8 điểm bởi nhóm Ngân hàng thế giới theo như công bố của CIC trên website.

Như vậy, hoạt động chủ yếu của CIC vẫn là đánh giá tín dụng ngân hàng, đây cũng là nơi CIC có sức mạnh nhất để "check nợ xấu" còn việc đánh giá ĐMTN cho doanh nghiệp dường như rất khiêm tốn và không còn được đề cập đến trong những năm

gần đây. Và qua đó cũng cho thấy, việc không công khai kết quả và khách hàng xếp hạng tín dụng của các ngân hàng của CIC là hợp lý vì hoạt động này thuộc sự quản lý của ngân hàng nhà nước. Nhưng đối với hoạt động ĐMTN doanh nghiệp thì là sai nguyên tắc hoạt động ĐMTN.

3.2.1.2. Công ty Cổ phần xếp hạng tín nhiệm DN Việt Nam (CRV)

Các sản phẩm và dịch vụ mà CRV cung cấp bao gồm cung cấp các báo cáo thường niên, các phân tích ngành, phân tích vi mô, đánh giá xếp hạng doanh nghiệp, ngân hàng dữ liệu. Ngoài ra còn có đào tạo, tư vấn cho doanh nghiệp.

về nhân sự, theo công bố của mình, CRV có riêng cho mình một hội đồng khoa học bao gồm các nhà nghiên cứu, các chuyên gia đầu ngành kinh tế để thực hiện những dự án lớn như là công bố báo cáo thường niên, các chương trình đào tạo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư,... Cơ cấu bộ máy tổ chức của CRV khá chặt chẽ. Tuy nhiên, hoạt động

chính của CRV là xếp hạng doanh nghiệp, nhưng lại không có bộ phận chuyên môn về định mức tín nhiệm.

Nguồn: Công ty Cổ phần xếp hạng tín nhiệm DN Việt Nam

Trong quá trình hoạt động, website của CRV ngoài cung cấp những thông tin ngắn gọn giới thiệu về công ty, cơ cấu tổ chức và một số thông tin khác của một doanh nghiệp bình thường. Những thông tin liên quan đến ĐMTN chỉ có 2 bản báo cáo thường

niên trong năm 2013, 2014 và một vài bài báo ngắn, ngoài ra không còn bất cứ thông tin nào khác. Những thông tin cập nhật tin tức cũng chỉ dừng lại ở năm 2013.

Bên cạnh đó, 2 bản báo cáo cũng không được giới chuyên môn và thị trường đánh

hàng phản đối do không biết cách công ty xếp hạng thế nào mà chỉ công bố kết quả. Theo chia sẻ của đơn vị trong báo cáo thì cách đánh giá của đơn vị là dựa trên những thông tin về cổ phiếu, tỷ lệ đầu tư cổ phiếu đó trong danh mục đầu tư để phân tích, đánh

giá các biến động đầu tư. Ngoài ra, CRV cũng tham khảo các phương pháp đánh của S&P, Moody’s và Equifax. Sau khi nhận được những phản biện từ các chuyên gia, CRV

đã phải công bố rằng: “Chúng tôi nhận thấy nghiên cứu này còn có những điểm chưa hoàn thiện và chưa phản ánh đúng tình hình thực tế về năng lực cạnh tranh của các ngân

hàng đã được đánh giá” (theo VnEconomy, 2012).

Được thành lập vào năm 2006, 8 năm trước khi Nghị định 88 về dịch vụ định mức tín nhiệm ra đời nên có lẽ định hướng hoạt động của CRV còn khá lúng túng, không

rõ ràng được giữa lính vực hoạt động định mức tín nhiệm hay hoạt động tư vấn, đào tạo.

Thêm nữa, việc thị trường chứng khoán Việt Nam còn nhỏ cũng là một ảnh hưởng đến hoạt động của các TCĐMTN lúc này.

Như vậy có thể thấy, TCĐMTN này hoạt động thực sự độc lập theo cả nghĩa đen

lẫn nghĩa bóng. Vừa sở hữu độc lập với nhà nước mà vừa độc lập trong thị trường, các hoạt động của công ty không có bất cứ tác động nào đến thị trường và không được sự quan tâm từ các chủ thể trên thị trường. Và cho đến thời điểm hiện tại, công ty có còn đang hoạt động hay không là câu hỏi chưa có câu trả lời.

3.2.1.3. Công ty Thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp (C&R)

Được thành lập vào năm 2004, với tiền thân là Công ty Giải pháp Việt Nam sau đó tách ra thành Công ty Thông tin Tín nhiệm và Xếp hạng Doanh nghiệp Việt Nam. Đến năm 2009, đổi tên thành Vietnam Credit. Đến năm 2013, cổ phần hóa thành Công ty Cổ phần Vietnam Rating JSC. Ba dịch vụ chính của công ty là cung cấp thông tin doanh nghiệp, đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp và khảo sát thị trường.

Theo trang vietstock.vn, tính đến Tính đến tháng 4/2006, CRV đã cung cấp 13.600 báo cáo tín nhiệm trong đó 2500 báo cáo là đơn đặt hàng của các doanh nghiệp Việt Nam và số còn lại đến từ các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, luồng thông tin này là không xác thực bởi vào năm 2005, doanh thu của công ty chỉ đạt vỏn vẹn 3 tỷ đồng (Thu Tâm, 2007).

Sau hai năm thành lập, công ty đã công bố 2 cổng thông tin tín nhiệm dành cho

các doanh nhân trên thị trường Việt Nam, đó là: www.doanhnhanvietnam.com và

www.vnbh.com. Trong lễ khai trương, ông ông Lê Quốc Quân, Giám đốc điều hành C&R Việt Nam cho biết: “Đây là một hạ tầng điện tử liên kết với các hệ thống và kho tài nguyên dữ liệu "độc nhất" ở Việt Nam”. Phí dịch vụ khi tham gia vào hạ tầng này có giá dao động từ 9 USD/năm đến 99 USD/năm tùy theo chất lượng và số lượng thông tin

tiếp cận. Tuy nhiên thì hiện nay thì hạ tầng điện tử mà ông Lê Quốc Quân đề cập đã dừng hoạt động, chỉ có website vnbh.com hoạt động nhằm công bố các thông tin liên quan đến công ty. Nhưng những thông tin này đều rất là ít và ngắn gọn như mọi doanh nghiệp khác. Không có bất cứ thông tin nào liên quan đến báo cáo định mức tín nhiệm cho các khách hàng, quy trình định mức tín nhiệm,...

Năm 2013, theo thông tin thu thập được từ trang nguoiduatin.vn, Giám đốc và Kế toán trưởng của công ty bị tạm bắt giữ với tội danh là cấu kết với bên thuê tạo gần 300 hợp đồng thuê chuyên gia tư khống nhắm mục đích tăng chi phí cho công ty thuê, từ đó trốn thuế với số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

3.2.1.4. Công ty Cổ phần Sài Gòn Phát Thịnh Rating (PTR)

Đây có lẽ là TCĐMTN gây nhiều sự chú ý nhất cả ở trong nước lẫn nước ngoài khi mới thành lập năm 2017. Bởi có lẽ là do Sài Gòn Phát Thịnh Rating (PTR) là công ty ĐMTN đầu tiên và cũng là duy nhất được cấp phép hoạt động từ sau khi Nghị định 88/2014 ra đời. Đây là một bước tiến rất lớn trong quá trình hình thành các TCĐMTN tại Việt Nam. Vì được cấp phép hoạt động và hoạt động theo quy định của pháp luật nên

trang web của công ty cung cấp đầy đủ các thông tin quan trọng cần có về cổ đông; về phương pháp, quy định, chuẩn mực đạo đức, kết quả xếp hạng tín nhiệm,...

cấu sở hữu của công ty hoàn toàn tư nhân với vốn điều lệ 15 tỷ đồng và tỷ lệ sở hữu như sau:

+ Ông: Phùng Xuân Minh: sở hữu 25%;

+ Công ty Cổ phần đầu tư Sài Gòn Phát Thịnh (PTG): sở hữu 60%; + Công ty TNHH tư vấn kinh doanh Phát Thịnh: sở hữu 15%.

* Sản phẩm, dịch vụ:

+ Xep hạng tín nhiệm Tổ chức phát hành; + Xếp hạng tín nhiệm đối với các Công cụ nợ;

+ Xếp hạng tín nhiệm khoản vay và khả năng thu hồi; + Dịch vụ thông tin và cơ sở dữ liệu.

* Các thông tin liên quan đến quá trình xếp hạng tín nhiệm:

+ Nguyên tắc, cam kết xếp hạng tín nhiệm: “Độc lập và Khách quan, Minh bạch và Chính trực”.

+ Phương pháp xếp hạng tín nhiệm: được công ty nghiên cứu và vận dụng dựa trên nền tảng của 3 tổ chức ĐMTN lớn nhất thế giới. PTR cả phương pháp định tính và định lượng trong quá trình phân tích của mình. Thực hiện theo đúng Nghị định 88/2014 là phân tích “rủi ro vĩ mô, rủi ro cạnh tranh ngành, rủi ro thị trường, rủi ro chiến lược, rủi ro quản trị, rủi ro chiến lược, rủi ro nhân sự, rủi ro tài chính và các rủi ro khác theo đánh giá của PTR”.

+ Phí định mức tín nhiệm tùy thuộc vào giá trị của tổ chức phát hành, chứng khoán phát hành được định mức tín nhiệm mà sẽ dao động khoảng từ 70 đến 600 triệu đồng. Thấp hơn rất nhiều so với mức phí tối thiểu 100.000 USD của S&P.

Hình 2. Khung xếp hạng tín nhiệm Tổ chức phát hành của PTR

Nguồn: Công ty Cổ phần Sài Gòn Phát Thịnh Rating

+ Quy trình xếp hạng tín nhiệm:

Hình 4. Quy trình xếp hạng tín nhiệm hàng năm của PTR

Nguồn: Công ty Cổ phần Sài Gòn Phát Thịnh Rating

Như vậy, công ty đã đảm bảo đúng nguyên tắc công khai, minh bạch thông tin ĐMTN của một TCĐMTN.

* Chất lượng kết quả ĐMTN

Theo như công bố trên website của công ty thì. Có hai loại kết quả ĐMTN đó là "đánh giá tín nhiệm" và "xếp hạng tín nhiệm". Kết quả đánh giá tín nhiệm được công ty bảo mật dựa trên thỏa thuận với khách hàng còn xếp hạng tín nhiệm sẽ được công bố. Cũng theo công ty, việc xếp hạng tín nhiệm có thể gây nên sự lo ngại về thời gian lâu, chi phí cao,... từ phía khách hàng nên các báo cáo đánh giá tín nhiệm phản ánh ý kiến, quan điểm của công ty sẽ là giải pháp cho điều này. Nếu một đánh giá tín nhiệm được khách hàng cho là "có thể chấp nhận" thì phân tích sẽ được thực hiện chi tiết hơn và có thể công bố rộng rãi. Công ty cũng chỉ ĐMTN tại một thời điểm cụ thể mà không duy trì đánh giá định kỳ hoặc giảm sát liên tục. Như vậy, kết quả ĐMTN của công ty chỉ có tính thời điểm, không thể so sánh trong cả một giai đoạn.

Một kết quả xếp hạng tín nhiệm duy nhất được công ty công bố là của Công ty TNHH Kirby Đông Nam Á thuộc lĩnh vực xây dựng. Bậc xếp hạng mà PTR dành cho Kirby là A cấp quốc gia và BB- cấp quôc tế. Tức là trong thị trường nội địa, công ty

Kirby có thể hoàn thành tốt các nghĩa vụ tài chính. Còn trên thị trường quốc tế thì Kirby

sẽ dễ bị tác động bởi điều kiện kinh doanh và bất ổn của thị trường hơn.

3.2.2. Đánh giá sự phát triển của các tổ chức định mức tín nhiệm tại Việt

Nam

Qua số liệu tổng quan các TCĐMTN ở châu Á đã đưa ra ở phần 1 cho thấy, hầu hết các thị trường chứng khoán đều có tổ chức định mức tín nhiệm từ rất sớm, kể cả ở những thị trường Đông Nam Á, gần Việt Nam nhất. Họ không mất quá nhiều thời gian để cho ra đời một tổ chức định mức tín nhiệm và các tổ chức đó vẫn hoạt động tốt cho

Một phần của tài liệu Phát triển tổ chức định mức tín nhiệm trên thị trường tài chính việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w