Nam
Qua số liệu tổng quan các TCĐMTN ở châu Á đã đưa ra ở phần 1 cho thấy, hầu hết các thị trường chứng khoán đều có tổ chức định mức tín nhiệm từ rất sớm, kể cả ở những thị trường Đông Nam Á, gần Việt Nam nhất. Họ không mất quá nhiều thời gian để cho ra đời một tổ chức định mức tín nhiệm và các tổ chức đó vẫn hoạt động tốt cho đến tận ngày hôm nay. Sản phẩm dịch vụ được cung cấp tuy không quá đa dạng nhưng lại được tập trung vào cốt lõi là xếp hạng doanh nghiệp và xếp hạng chứng khoán đặc biệt là trái phiếu, giấy tờ có giá.
Còn ở Việt Nam, định mức tín nhiệm đã được nhìn nhận là một điều cần thiết cho thị trường và được bàn luận trong suốt 15 năm qua. Trong hệ thống ngân hàng, định
mức tín nhiệm hay chính xác hơn là xếp hạng tín dụng được thực hiện, giám sát và quản
lý bởi Ngân hàng Nhà nước. Đây là điều bắt buộc đối với tất cả các tổ chức tín dụng trên thị trường Việt Nam, kể cả các tổ chức tín dụng nước ngoài thông qua Nghị định 52/2018 được ban hành vào ngày 31 tháng 12 năm 2018. Tuy nhiên, trên thị trường chứng khoán và đặc biệt là thị trường trái phiếu cho đến hiện nay vẫn chưa có một TCĐMTN nội địa nào được thành lập và hoạt động đúng bản chất và hiệu quả, kể cả công ty Sài Gòn Phát Thịnh Rating.
Theo lộ trình phát triển trái phiếu đến năm 2020 được phê duyệt vào tháng 2/2013
thì các cơ chế, chính sách, điều luật quy định liên quan đến dịch vụ ĐMTN và việc thành
lập, hoạt động của các TCĐMTN phải được hoàn thành vào năm 2013, 2 năm tiếp theo sẽ tiến hành triển khai. Nhưng đến tận tháng 9/2014, Nghị định 88/2014 mới ra đời, và cho đến tận năm 2018, công ty ĐMTN đầu tiên mới được thành lập theo đúng quy định của pháp luật. Thực tế, vấn đề này đã được bàn từ cách đó 10 năm vào năm 2004; trong
ty Cổ phần xếp hạng tín nhiệm DN Việt Nam (CRV) được thành lập vào năm 2006, dưới hình thức sở hữu tư nhân, trước đó có Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) thuộc Ngân hàng Nhà nước nay cung cấp thêm dịch vụ định mức tín nhiệm. Tuy nhiên hoạt động định mức tín nhiệm của các công ty này không đúng bản chất và vẫn chỉ đơn thuần
là thông tin tín nhiệm cho khách hàng cần, đến mua. Đây cũng là các công ty được thành
lập trước khi ban hành Nghị định 88, nên hoạt động ĐMTN không bài bản, theo khuôn khổ, cũng không được sự giám sát của cơ quan chức năng nào, trừ CIC nhưng hoạt động
chủ yếu của CIC lại là xếp hạng tín dụng trong hệ thống ngân hàng. Sài Gòn Phát Thịnh
Rating là công ty định mức tín nhiệm đầu tiên được thành lập sau khi Nghị định 88/2014
ra đời, gây được kỳ vọng lớn vì đáp ứng đúng và đủ yêu cầu ban đầu, trong đó quan trọng nhất là công khai, minh bạch thông tin và tính độc lập khi ĐMTN. Tuy nhiên kết quả hoạt động lại chưa đáp ứng kỳ vọng của thị trường.
3.2.2.1. Các tiêu chí định lượng
Từ thực trạng hoạt động của các tổ chức định mức tín nhiệm tại Việt Nam, so sánh với thực trạng hoạt động một số tổ chức định mức tín nhiệm trên thị trường châu Á, ta có thể đánh giá theo các tiêu chí đã nêu như sau:
Tiêu chí thứ nhất: Khách hàng
Đối tượng khách hàng trong hoạt động định mức tín nhiệm của 4 TCĐMTN đến từ cả 2 phía là nhà phát hành và nhà đầu tư (khách hàng của TRIS và các TCĐMTN Hàn
Quốc là nhà phát hành). Trong đó, khách hàng của CIC và PTR là doanh nghiệp phát hành chứng khoán nợ, doanh nghiệp vay vốn, còn C&R và CRV lại cung cấp dịch vụ cho cả nhà phát hành và nhà đầu tư. Số lượng khách hàng mà các công ty này cung cấp dịch vụ cũng chưa có số liệu rõ ràng. Một trong những nguyên tắc hoạt động của TCĐMTN là phải công khai các thông tin liên quan đến quá trình định mức tín nhiệm
Thực tế, thị trường định mức tín nhiệm của Việt Nam vẫn hoàn toàn thuộc về 3 tổ chức định mức tín nhiệm lớn nhất thế giới là S&P, Moody và Fitch. Đối với thị trường
tổ chức định mức tín nhiệm nội địa thì chỉ có Sài Gòn Phát Thịnh Rating được cấp phép
hoạt động chính thức. Tuy nhiên, tác động từ kết quả định mức tín nhiệm của Sài Gòn Phát Thịnh Rating đến thị trường chưa cao nên chưa nhiều nhà đầu tư biết đến, chưa đủ tin tưởng nên khi có nhu cầu các nhà đầu tư vẫn lựa chọn các công ty nước ngoài. Doanh
nghiệp nội địa vẫn chưa đủ sức để cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực này.
Dung lượng thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đạt 99,328 tỷ đồng
trong năm 2018, tăng 30% so với năm 2017, 106% so với năm 2015 (theo
asiabondonline). So sánh với sự phát triển của các TCĐMTN Việt Nam là chưa tương xứng. Nếu việc ĐMTN được các nhà đầu tư quan tâm hơn hoặc có chính sách bắt buộc ĐMTN khi phát hành chứng khoán nợ thì dung lượng thị trường sẽ rất lớn nên tiềm năng
phát triển của các TCĐMTN là cao.
Ngoài ra, theo lộ trình phát triển dịch vụ định mức tín nhiệm đến năm 2030 của Thủ tưởng Chính phủ được ban hành năm 2014, sẽ có tối đa 5 TCĐMTN được cấp phép
hoạt động và vào năm 2018 phải có 2 TCĐMTN đi vào hoạt động. Tức là thị phần ĐMTN sẽ được chia sẻ tổi đa thêm 4 TCĐMTN nữa cùng Sài Gòn Phát Thịnh Rating trong tương lai nhưng cho đến hiện tại Sài Gòn Phát Thịnh Rating vẫn là đơn vị độc quyền trong việc xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp.
Tiêu chí thứ ba: Sản phẩm
Mặc dù khi mới thành lập, các công ty hoạt động ĐMTN tại Việt Nam luôn tuyên
bố cung cấp dịch vụ định mức tín nhiệm, xếp hạng tín nhiệm nhưng thực chất trong quá
cáo kết quả xếp hạng của TRIS (chi tiết trong phụ lục) thì TRIS cung cấp đầy đủ thông tin đánh giá, điểm từng chỉ tiêu đánh giá và so sánh với các lần đánh giá trước đó, báo cáo được đăng tải dưới dạng file pdf, có thể in ấn và lưu lại. Các công ty khác như C&R,
CRV thì không công khai kết quả đánh giá và cũng không có thông tin trên thị trường về việc các doanh nghiệp sử dụng kết quả ra sao hay sử dụng vào đợt phát hành nào. Sản phẩm của CIC cũng đơn thuần là cung cấp thông tin tín nhiệm có sự đánh giá của CIC dựa trên hồ sơ mà tự DN cung cấp.
Công ty C&R công bố trên website của mình đã cung cấp hơn 13.000 báo cáo đánh giá tín nhiệm, đây là một con số rất lớn, mỗi báo cáo tín nhiệm cần sự đầu tư nhân lực và thời gian cụ thể để hoàn thành mà chưa đến 10 năm công ty này đã thực hiện được một số lượng báo cáo lớn như vậy, trung bình mỗi năm thực hiện 1300 báo cáo và mỗi tháng thực hiện hơn 100 báo cáo. Điều này không khả thi và đặt ra một nghi vấn về
chất lượng báo cáo liệu có bị doanh nghiệp sản xuất đại trà hay doanh nghiệp đang nói quá để tạo ấn tượng cho khách hàng của mình.
Ngoài ra, khi thị trường đang thiếu nguồn cầu cho hoạt động ĐMTN thì các công
ty như C&R và CRV phải chuyển hướng sang cung cấp các sản phẩm về đào tạo, tư vấn
doanh nghiệp để tạo doanh thu. Tuy nhiên, nếu hoạt động dưới tư cách một TCĐMTN thì những sản phẩm, dịch vụ này chỉ nên là sản phẩm bổ sung thay vì lấn át sản phẩm chính là ĐMTN doanh nghiệp.
Tiêu chí thứ tư: Doanh thu — Lợi nhuận
Trước khi Nghị định 88 ra đời, hoạt động ĐMTN của các TCĐMTN khá thoải mái, không bị ràng buộc bởi các quy định, có thể mang tên định mức tín nhiệm nhưng thực chất là thông tin tín nhiệm. Nguồn thu của các công ty như CRV hay C&R đến từ các báo cáo cung cấp thông tin, các dự án đào tạo, tư vấn nhiều hơn là hoạt động định mức tín nhiệm.
Các công ty chủ yếu cung cấp dịch vụ cho khách hàng là nhà phát hành nên phí dịch vụ cũng thu từ nhà phát hành. Đây cũng là hình thức thu phí mà S&P, Moody và
doanh trên thị trường, cần dung hòa giữa lợi ích kinh tế và pháp luật. Các nhà đầu tư chưa tin tưởng vào một hoạt động mới như ĐMTN lẫn một công ty nội địa mới thành lập nên nếu thu phí từ các nhà đầu tư là rất khó khăn. Trong khi đó, đứng từ phía tổ chức
phát hành có thể tạo được nhiều sự khuyến khích hoặc bắt buộc trong các quy định về phát hành trái phiếu.
Mặc dù hoạt động của PTR tập trung vào hoạt động ĐMTN, nguồn thu của công ty cũng đến từ hoạt động này nhưng dựa trên những thông tin ít ỏi mà doanh nghiệp cung cấp thì có lẽ nguồn thu của công ty đang không tốt. Nhưng dù sao thì PTR cũng mới thành lập được chưa đầy 2 năm, định mức tín nhiệm cũng là một hoạt động phức tạp trên thị trường nên có lẽ cần một thời gian nữa mới biết được hoạt động của công ty có hiệu quả hay không.
Tiêu chí thứ năm: Nhân sự
Chất lượng nhân sự chuyên môn là một yếu tố quan trọng của một TCĐMTN, nó
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kết quả định mức tín nhiệm của tổ chức đó. Cần thiết
phải có một tiêu chuẩn cao cho các nhân viên phân tích chịu trách nhiệm trực tiếp. Tuy nhiên, trong Nghị định 88/2014, các quy định dành cho nhân viên phân tích khá đơn giản: tốt nghiệp đại học và có kinh nghiệm làm việc từ 3-7 năm làm việc. Ở TRIS, nhân
viên phân tích và cả nhân viên khảo sát thị trường đều được yêu cầu có bằng MBA hoặc
bằng thạc sĩ trở lên. Tại S&P, nhân viên phân tích được chia thành nhiều cấp, mỗi cấp có mức tiêu chuẩn phù hợp, như nhân viên phân tích xếp hạng chỉ yêu cầu bằng đại học nhưng nhân viên phân tích xếp hạng tín nhiệm cần bằng thạc sĩ và các chứng chỉ kinh tế, tài chính, CFA,... Hoạt động định mức tín nhiệm cần sự tin tưởng từ nhà đầu tư, một đội ngũ chuyên viên trình độ cao, giỏi chuyên môn sẽ là một yếu tố quan trọng để thuyết
3.2.2.2. Các tiêu chí định tính
Tiêu chí thứ sáu: Chất lượng nghiệp vụ chuyên môn
Vấn đề lớn nhất của các TCĐMTN tại Việt Nam đang gặp phải là việc công khai,
minh bạch hoạt động của mình. Các công ty như CRV và C&R chưa thực hiện tốt điều này, PTR đã bước đầu hoàn thiện được các thông tin công khai nhưng chất lượng thông tin công khai dường như chỉ đang đối phó, kết quả định mức tín nhiệm không rõ ràng, không có căn cứ, không đánh giá được quá trình định mức tín nhiệm của DN có đảm bảo đúng như DN cam kết hay không.
Một số thị trường ĐMTN đã phát triển như TRIS hay NICE, phương pháp định mức tín nhiệm không chỉ đảm bảo cả yếu tố đánh giá tài chính và phi tài chính khi xếp hạng mà còn cụ thể cho từng đối tượng khách hàng, như công ty chứng khoán sẽ có quy
chuẩn đánh giá ĐMTN khác các NHTM hay DN sản xuất kinh doanh, các chứng khoán nợ sẽ có phương pháp đánh giá khác các chứng khoán lai. Đối với các TCĐMTN ở Việt
Nam, vẫn sử dụng một phương pháp cho tất cả đối tượng ĐMTN, mặc dù có xét cả định
tính và định lượng nhưng nhìn chung vẫn còn khá sơ sài. Khi chưa làm tốt với một phương pháp thì việc tách ra các phương pháp cho từng đối tượng sẽ càng làm hoạt động
ĐMTN rắc rối và khó khăn hơn. Trong quá trình hoạt động về sau, kết quả ĐMTN càng
nhận được nhiều phản hồi từ nhà đầu tư thì tự TCĐMTN sẽ phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Như vậy, do thị trường mới hình thành, còn quá mới, chủ yếu vẫn đang tiếp cận thị trường nên chất lượng ĐMTN không cao, chưa đáp ứng được các quy định của Nghị
sự quan tâm, các TCĐMTN này chưa có được nhiều kinh nghiệm cũng như uy tín để đạt được sự tin tưởng từ thị trường quốc tế.
Tiêu chí thứ tám: Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Các TCĐMTN chưa đáp ứng được các yêu cầu cần thiết của việc xếp hạng tín nhiệm là kiểm chứng năng lực tài chính, giúp các DN huy động được vốn đồng thời hạn
chế rủi ro cho nhà đầu. Hoạt động dịch vụ xếp hạng tín nhiệm còn rất sơ sài nên chưa được những công ty lớn, tập đoàn lớn của Việt Nam sử dụng. Các công ty bảo hiểm lớn như Bảo hiểm Petrolimex (PJICO), Bảo hiểm Bảo Minh,... sử dụng dịch vụ của A.M. Best; các ngân hàng Việt Nam đa phần sử dụng xếp hạng của S&P, Moody; Công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) sử dụng dịch vụ của Fitch,. Các xếp hạng của các TCĐMTN nước ngoài đều được công bố trên phương tiện truyền thông sau khi công bố.
Tuy nhiên, các kết quả của Phát Thịnh Rating, CRV hay C&R đều không được biết đến rộng rãi, chỉ được công bố trên website của công ty ĐMTN mà không có trên website của doanh nghiệp khách hàng. Vì cả lý do chưa đủ uy tín và chưa đủ năng lực nên các TCĐMTN khó đáp ứng được nhu cầu của các công ty, tập đoàn lớn, những doanh nghiệp
nhỏ hơn thì lại chưa đủ chi phí và chưa có thói quen ĐMTN cho hoạt động của mình nên việc đáp ứng nhu cầu khách hàng của các TCĐMTN Việt Nam là kém.
Tiêu chí thứ chín: Mức độ lan tỏa đến thị trường
Mức độ ảnh hưởng đến thị trường còn thấp do chưa đủ uy tín và năng lực. Trong những năm gần đây, vai trò của hoạt động định mức tín nhiệm đã được thị trường nhìn nhận hơn nhưng chủ yếu đến từ các TCĐMTN nước ngoài khi ĐMTN cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng do chi phí và đòi hỏi tính minh bạch cao nên các doanh nghiệp
vừa và nhỏ vẫn chưa thực sự quan tâm. Các nhà đầu tư trên thị trường Việt Nam đa số là nhà đầu tư cá nhân, tâm lý đầu tư theo số đông, tự tin thái quá về kết quả đầu tư và thiếu kinh nghiệm, thông tin trên thị trường nên chưa coi định mức tín nhiệm là một cơ sở để đánh giá khi đưa ra quyết định đầu tư. Chủ yếu các nhà đầu tư vẫn dựa trên các báo cáo tài chính đã kiếm toán, uy tín của thương hiệu lớn, thông tin trên mạng
động ĐMTN tốt sẽ là một nguồn thông tin hỗ trợ để đối chiếu vì các TCĐMTN có thể tiếp cận đa dạng nguồn thông tin hơn. Tuy nhiên tại Việt Nam, điều này chưa thể thực hiện được. Các TCĐMTN nội địa vẫn chưa được đánh giá cao, chưa là một định chế tài chính có sức mạnh lớn, có thể tác động đến thị trường.
Tóm lại, các TCĐMTN vẫn chưa đạt được sự phát triển cả về chất lượng và số
lượng. Lý do đến từ cả hai phía bên ngoài và bên trong. Bên ngoài, mặc dù đã có những
quy chuẩn về dịch vụ ĐMTN nhưng chưa bắt buộc, các nhà đầu tư chưa quan tâm nên dẫn đến chưa tạo được cầu cho dịch vụ ĐMTN. Bên trong, bản thân các TCĐMTN chưa
PHẦN 4: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VỀ Sự PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM
4.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐỊNH MỨC
TÍN
NHIỆM TẠI VIỆT NAM
Cùng với thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu trong những năm vừa qua
đã trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế. Tuy nhiên, tiềm năng phát triển của thị trường trái phiếu đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp chưa được quan tâm