Hiện nay, ở thị trường Việt Nam có hai văn bản pháp luật quy định về dịch vụ ĐMTN, đó là Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm và Nghị định 151/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều trong Nghị định 88/2014/NĐ-CP.
Nghị định 88/2014/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành vào ngày 26/09/2014 bao gồm 49 điều, chia thành 6 chương, quy định rõ ràng và cụ thể các vấn đề liên quan đến việc thành lập một tổ chức định mức tín nhiệm và hoạt động định mức tín nhiệm của tổ chức đó trên lãnh thổ Việt Nam. Mục đích của Chính phủ, Nhà nước khi xây dựng
Nghị định này là:
Một, nâng cao tính công khai, minh bạch cho thị trường chứng khoán và đặc biệt
là thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Hai, phát huy vai trò huy động vốn cho nền kinh tế của thị trường chứng khoán và san sẻ bớt gánh nặng cho thị trường tín dụng.
Hình thức của văn bản pháp lý là Nghị định cũng hoàn toàn phù hợp. Do thị trường định mức tín nhiệm còn rất mới mẻ ở Việt Nam, trong tương lai có thể nảy sinh nhiều mối quan hệ phức tạp mà hiện tại các nhà lập pháp chưa lường trước được. Nếu ban hành Luật thì sẽ khó sửa đổi và bổ sung sau này. Còn ban hành Nghị định thì vừa đủ mạnh mẽ để tác động lên thị trường lại có thể sửa đổi, bổ sung trong tương lai.
Một số điểm nổi bật của Nghị định phải kể đến như sau:
+ Doanh nghiệp muốn được cấp “Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh” phải
thuộc loại hình: công ty TNHH, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh có số vốn điều lệ ít nhất là 15 tỷ. Trong đó các tổ chức, cá nhân sở hữu trên 5% vốn điều lệ thực góp
tham gia nắm giữ trong TCĐMTN khác tại Việt Nam, hoặc phải nắm giữ dưới 5%. Ngoài ra, Nghị định cũng quy định: “Các tổ chức, cá nhân không được sử dụng vốn ngân sách nhà nước để tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp ĐMTN”. Điều này sẽ hạn chế sự can thiệp của Nhà nước và tăng tính độc lập cho các TCĐMTN tại Việt Nam.
+ Quy tắc chuẩn mực đạo đức (Code of conduct): theo Nghị định: “Doanh nghiệp
xếp hạng tín nhiệm phải ban hành và áp dụng bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức của Ủy ban Chứng khoán quốc tế (IOSCO) và công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp”. Được ra đời vào năm 2004, chuẩn mực của IOSCO được nhiều tổ chức ĐMTN
trên thế giới sử dụng, trong đó có cả Moody và S&P; cho đến khi hai công ty này tự ban
hành bộ quy tắc chuẩn mực cho riêng mình vào đầu năm 2006. Việc tuân theo chuẩn mực thế giới là hợp lý, vì sẽ giúp tận dụng kinh nghiệm lập pháp của thế giới, giúp các TCĐMTN: (1) đảm bảo chất lượng và tính liêm chính của quá trình ĐMTN; (2) đảm bảo tính độc lập, tránh các rủi ro xung đột lợi ích; (3) nâng cao tính minh bạch cho quá trình ĐMTN. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với các TCĐMTN tại Việt Nam.
+ Đối với hoạt động công khai thông tin, cụ thể là báo cáo kết quả ĐMTN, DN sẽ phải công bố trên trang thông tin điện tử của mình kết quả ĐMTN trong vòng 24 giờ sau khi có kết quả và có chữ ký của người đại diện pháp luật đơn vị được ĐMTN. Hoạt động thường xuyên đánh giá lại cũng được đề cập: “Định kỳ 6 tháng một lần, DN phải công bố số liệu về kết quả bậc xếp hạng kể từ lần đầu được xếp hạng tín nhiệm và tỷ lệ bình quân việc thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm”. Như vậy, theo Nghị định 88/2014, việc công khai kết quả ĐMTN là bắt buộc chứ không phải thỏa thuận giữa TCĐMTN và đơn vị được ĐMTN. Tuy nhiên, điều này là sẽ một khó khăn, vì nếu TCĐMTN thu phí từ đơn vị phát hành cho mỗi đợt ĐMTN và kết quả là không tốt thì thường đơn vị phát hành sẽ không muốn công khai kết quả đó ra trên thị trường. Trong trường hợp này, nếu TCĐMTN tuân thủ đúng quy định sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ với đơn vị phát hành, nếu không công khai hoặc cho đơn vị
tín nhiệm tại Việt Nam, không quy định các hoạt động xếp hạng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng. Tức là hoạt động xếp hạng tín dụng dành cho các ngân hàng, các tổ chức tín dụng sẽ được quy định tại một văn bản pháp luật khác do Ngân hàng Nhà nước ban hành.