Nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu Phát triển tổ chức định mức tín nhiệm trên thị trường tài chính việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 34 - 35)

Trong bài báo “APEC và sự phát triển của các Tổ chức Định mức Tín nhiện ở châu Á Thái Bình Dương” của giáo sư Julius Caesar Parrenas năm 2008, tác giả cho rằng các TCĐMTN nội địa giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của thị trường trái phiếu nội địa của nhiều quốc gia châu Á Thái Bình Dương. Các TCĐMTN toàn cầu như là Moody, S&P, Fitch đã và đang tiến hành với những công ty nội địa hơn là thành lập văn phòng riêng vì thứ nhất, thị trường nội chưa đủ lớn để cần hỗ trợ toàn lực; thứ

APEC có thể giúp phát triển các TCĐMTN trong khu vực để tiến tới phát triển thị trường

chứng khoán khu vực theo mục tiêu mà APEC luôn theo đuổi. Tác giả nhấn mạnh:

iiAPEC và các tổ chức đa phương như ADB có vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành định mức tín nhiệm. Họ có thể giúp đảm bảo các tiêu chuẩn cao trong ngành thông qua quy trình công nhận. Họ có thể hỗ trợ xây dựng các tiêu chuẩn quan trọng và đi theo tiêu chuẩn quốc tế. Họ cũng có thể hỗ trợ tài chính và kỹ thuật để năng cao năng lực và cải thiện môi trường cho hoạt động DMTNP

Nghiên cứu thứ hai là đề tài “Thực trạng, thách thức và cơ hội cho việc phát triển

các tổ chức định mức tín nhiệm nội địa tại Ethiopia” của Muluneh Dejene, trường đại học Addis Ababa, khoa Tài chính - Kế toán năm 2009. Với đề tài này tác giả đã sử dụng

phương pháp khảo sát và phỏng vấn trức tiếp để làm rõ câu hỏi “Có nên thành lập tổ chức định mức tín nhiệm nội địa tại Ethiopia”. Ngoài ra tác giả cũng tham khảo các dữ liệu từ thị trường châu Á, nơi mà tác giả cho rằng tương đồng với thị trường Ethiopia nhất, nơi dòng vốn chủ yếu dựa vào ngân hàng và quá trình phát triển TCĐMTN gặp nhiều khó khăn trong những năm qua. Kết quả nghiên cứu cũng là câu trả lời cho câu hỏi trên tất nhiên là “Có”, thông qua dữ liệu nghiên cứu, các TCĐMTN không chỉ “đỡ” cho hệ thống ngân hàng trong thời gian qua mà còn là đèn báo hiệu cho các vấn đề của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên một số hạn chế của đề tài là các dữ liệu nghiên cứu thị trường của chính Ethiopia khá ít so với dữ liệu tham khảo từ thị trường châu Á; việc khảo sát và phỏng vấn dành cho các nhà đầu tư là tổ chức (không bao gồm nhà đầu tư cá nhân) cũng làm giảm tính khách quan của đề tài.

Một phần của tài liệu Phát triển tổ chức định mức tín nhiệm trên thị trường tài chính việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w