CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
2.2. Thực trạng triển khai, sử dụng, quản lý hóa đơn điện tử ở Việt Nam
2.2.1. Cơ sở pháp lý củahóa đơn điện tử
Trước yêu cầu cấp thiết cần triển khai áp dụng HĐ điện tử vào hoạt động mua bán nhằm nâng cao hoạt động quản lý thuế. Chính phủ đã ban hành Nghị định về triển khai HĐ điện tử, chính thức đưa HĐ điện tử vào sử dụng trong hoạt động mua bán, cung cấp dịch vụ, hàng hóa. Trên cơ sở đó, Bộ tài chính tiếp tục ban hành các thông tư hướng dẫn Nghị định triển khai sử dụng HĐ điện tử. Khung pháp lý về hóa đơn điện tử được xây dựng dựa trên Luật Kế toán, Luật giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin, Luật Quản lý Thuế, khá đầy đủ nhằm phục vụ quá trình triển khai.
Các văn bản quy định về HĐ điện tử có hiệu lực trước 01/11/2020:
+ Nghị định 51/2010/NĐ-CP, chính thức công nhận HĐ điện tử
+ Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng HĐ điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
+ Thông tư số 191/2010/TT-BTC ngày 01/12/2010 hướng dẫn việc quản lý, sử dụng hóa đơn vận tải.
+ Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 8 năm 2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Bộ Tài chính)...
+ Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23/06/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thí điểm sử dụng HĐ điện tử có mã xác thực của CQT.
Tổng cục thuế đã thử nghiệm hệ thống quản lý HĐ điện tử có mã của CQT trên 400 DN.
+ Quyết định số 526/QĐ-BTC ngày 16/04/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc mở rộng phạm vi thí điểm sử dụng HĐ điện tử có mã xác thực của CQT.
+ Quyết định số 2660/QĐ-BTC ngày 14/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc gia hạn thực hiện Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23/06/2015.
+ Thông tư số 37/2017/TT-BTC ngày 27/04/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính)
Theo đó, HĐ điện tử được chính thức công nhận ở Việt Nam trong Nghị định 51/2010/NĐ-CP. Khái niệm HĐ điện tử được quy định trong Điều 3 Thông tư số 32/2011/TT-BTC như sau: “Hóa đơn điện tử được quy định là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Đối với việc khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý hóa đơn điện tử sẽ thông qua phương tiện điện tử và đáp ứng các quy định của Bộ Tài Chính”.
Các văn bản trên chính thức hết hiệu lực vào ngày 01/11/2020, và đưa vào thực hiện Nghị định mới.
- Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về HĐ điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Nghị định số 119/2018/NĐ-CP được ban hành ngày 12/09/2018 và có hiệu lực từ 01/11/2018 là căn cứ pháp luật quan trọng cho việc triển khai HĐ điện tử. Theo Nghị định, 100% DN, tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh đủ điều kiện phải chuyển đổi sang HĐ điện tử kể từ ngày 1/11/2020 (trừ hộ gia đình có doanh thu nhỏ). Một số nội dung nổi bật khác tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP:
+ Khái niệm: “Hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định tại Nghị định này bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với CQT”.
+ Đối tượng áp dụng + Phân loại
+ Xử lý chuyển tiếp HĐ điện tử
+ Xử lý HĐ điện tử đã lập nhưng bị sai sót
- Thông tư số 68/2019/TT-BTC ban hành hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
Thông tư 68/2019/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành ngày 30/9/2019 và có
hiệu lực từ 14/11/2019 hướng dẫn chi tiết Nghị định 119/2018/NĐ-CP về HĐ điện tử.
Một số điểm đáng chú ý tại Thông tư 68/2019/TT-BTC: + Nội dung ghi trên HĐ điện tử
+ Định dạng HĐ điện tử
+ Điều kiện của tổ chức cung cấp giải pháp HĐ điện tử + Xử lý chuyển tiếp HĐ điện tử
DN là tổ chức kinh tế và có khả năng hoặc đang thực hiện giao dịch điện tử trong khai thuế với cơ quan thuế; hoặc là tổ chức kinh tế có sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.
DN có đội ngũ nhân viên thực thi đủ trình độ, khả năng tương xứng với yêu cầu để thực hiện việc khởi tạo, lập, sử dụng hoá đơn điện tử theo quy định.
DN có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.
DN có phần mềm bán hàng hoá, dịch vụ kết nối với phần mềm kế toán, đảm bảo dữ liệu của HĐ điện tử bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tự động chuyển vào phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại thời điểm lập hoá đơn và có các quy trình sao lưu dữ liệu, khôi phục dữ liệu, lưu trữ dữ liệu.
DN có địa điểm và các đường truyền tải thông tin, mạng thông tin, thiết bị truyền tin đáp ứng yêu cầu khai thác, kiểm soát, xử lý, sử dụng, bảo quản và lưu trữ HĐ điện tử.
Trong giai đoạn chuyển tiếp (từ khi ban hành Nghị định 119/2018/NĐ-CP đến ngày 01/11/2020), mẫu số, ký hiệu và một số quy định liên quan về xử lý hóa đơn được thực hiện theo Nghị định và Thông tư cũ.