CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
2.3. Đánh giá thực trạng hóa đơn điện tử ở Việt Nam
2.3.1. Những kết quả đạt được
Tính đến hết năm 2019, mặc dù không hoàn thành mục tiêu đề ra như trong Nghị định số 119/2018/NĐ-CP, HĐ điện tử vẫn chưa thể phủ sóng toàn bộ các DN, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Song không thể phủ nhận những thành công trong suốt quá trình triển khai HĐ điện tử.
“Việc sử dụng HĐ điện tử giúp DN tiết kiệm được thời gian, giảm tới 70% các bước quy trình phát hành và 90% các tranh chấp liên quan đến hóa đơn, rút ngắn tới 99% thời gian thanh toán, quản lý hóa đơn, tiết kiệm 80% chi phí cho mỗi hóa đơn”. Kết luận của Tổng cục Thuế, 2018.
Các văn bản pháp lý quy định về HĐ điện tử cơ bản được hoàn thiện và bổ sung trong suốt khoảng thời gian qua. Các nội dung liên quan đến định nghĩa, phân loại, phạm vi áp dụng, đối tượng áp dụng về HĐ điện tử cũng đã được làm rõ trong các văn bản pháp lý đã ban hành. Đặc biệt là những quy định chi tiết trong Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định về HĐ điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Cục Thuế các tỉnh đã rất thành công trong công tác tuyên truyền các quy định, kiến thức liên quan về HĐ điện tử tới các DN, hộ kinh danh cá thể thông qua các lớp tập huấn, buổi hội nghị trao đổi trực tiếp hỏi - đáp những vướng mắc về việc triển khai và sử dụng. Tính đến hết năm 2019, cả nước có 155.600 DN thực hiện chuyển đổi sang HĐ điện tử bao gồm cả hóa đơn có mã và không có mã của
CQT ước đạt gần 30% tổng số DN cả nước với tổng số HĐ điện tử xuất dùng là 18.500.000.000 hóa đơn.
Quy định sử dụng HĐ điện tử có mã xác thực của CQT đối với các đối tượng trong nhóm bắt buộc phải sử dụng HĐ điện tử có mã xác thực của CQT làm giảm thời gian và chi phí về hóa đơn cho DN, giúp tình trạng hóa đơn giả, trốn thuế, gian lận thuế trong năm gần đây giảm đáng kể so với trước kia. Rút ngắn thời gian và chi phí làm thủ tục hành chính Thuế. Thực tế cho thấy, việc sử dụng HĐ điện tử đã làm giảm thời gian đăng ký sử dụng hóa đơn từ 5 ngày như trước kia xuống còn 3 ngày.
Tiền thu Thuế về NSNN năm 2019 tăng mạnh, khoản thu Thuế ước tăng 38,7% so với năm trước. Quản lý HĐ điện tử của CQT làm hạn chế thất thu cho NSNN.
2.3.2. Hạn chế khi triển khai sử dụng và quản lý hóa đơn điện tử
Trong quá trình chuyển đổi sử dụng HĐ điện tử bộc lộ những hạn chế, vì tính mới của HĐ điện tử cũng tạo ra sức ép lớn với Cơ quan quản lý và DN.
Thứ nhất, cơ sở pháp lý về HĐ điện tử chưa đầy đủ, chuẩn chỉnh để đáp ứng
cho quá trình triển khai sâu rộng, để HĐ điện tử thay thế hoàn toàn cho HĐ giấy. Theo quy định về những chỉ tiêu có thể không nhất thiết phải có trên hóa đơn có trường hợp như sau: Đối với trường hợp mua bán, trao đổi hàng hóa mà người mua hàng không phải là một đơn vị kế toán thì trên HĐ điện tử không bắt buộc phải có chữ ký của người mua hàng, hóa đơn vẫn được coi là hợp pháp. Chính vì vậy, nhiều DN lợi dụng vào quy định này để thực hiện hành vi gian lận về doanh thu nhằm phục vụ các mục đích quản trị khác nhau.
Thứ hai, dữ liệu HĐ điện tử chưa gửi trực tiếp về Trung tâm dữ liệu điện tử
của Tổng cục Thuế, khiến DN cùng với Trung gian cung cấp giải pháp kết hợp lợi dụng kẽ hở này để thực hiện hành vi gian lận về thời điểm lập hóa đơn, tính toàn vẹn của thông tin HĐ điện tử được lập.
Thứ ba, nhiều DN vẫn né tránh chuyển đổi sử dụng HĐ điện tử, việc sử dụng
HĐ giấy còn rất phổ biến, nhiều đối tượng lợi dụng sự thông thoáng của chính sách để thực hiện hành vi không tuân thủ Thuế, thành lập DN ma, mua bán DN để xuất
hóa đơn lòng vòng, hóa đơn khống không có thực nhằm mục đích xin khấu trừ thuế, hoàn thuế, trốn thuế... làm thất thoát NSNN.
Thứ tư, triển khai HĐ điện tử còn nhiều lúng túng. Trong tư duy của người
Việt Nam, hóa đơn là chứng từ bằng giấy, HĐ điện tử không được phổ biến ít người hiểu rõ và sử dụng, vì vậy khi triển khai áp dụng, các DN vướng phải rất nhiều khó khăn: Giải thích cho đối tác hiểu thế nào là HĐ điện tử và tính pháp lý của loại hóa đơn này, Hướng dẫn khách hàng kiểm tra thông tin HĐ điện tử, quản lý và lưu trữ HĐ điện tử như thế nào. DN triển khai sử dụng nhưng khách hàng, người mua e ngại về HĐ điện tử sẽ khiến cho giao dịch không thông suốt, gây nhiều cản trở trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Thứ năm, Số lượng hóa đơn điện tử tăng lên nhanh chóng trong suốt thời
gian qua xong tỷ trọng HĐ điện tử so với HĐ giấy còn rất nhỏ, số lượng doanh nghiệp chuyển đổi sử dụng HĐ điện tử mới chỉ đạt chưa đến 30% so với tổng số doanh nghiệp của cả nước. HĐ điện tử vẫn chưa thực sự áp dụng rộng rãi để thay thế HĐ giấy trong mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ.
Thứ sáu, Nhiều DN vừa sử dụng hóa đơn giấy vừa sử dụng hóa đơn điện tử
để xuất cho cùng một hàng hóa dịch vụ nhằm mục đích giữ số hóa đơn, xuất hóa đơn không đúng thời điểm, thực hiện hành vi gian lận thuế về hóa đơn chứng từ.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế khi triển khai, sử dụng và quản lý hóađơn điện tử đơn điện tử
2.3.3.1. Nhóm nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, nhiều DN chưa nắm bắt được thông tin, kiến thức, nghiệp vụ về
HĐ điện tử.
Thứ hai, tâm lý kế toán e ngại triển khai hóa đơn điện tử, kế toán giữ thói
quen sử dụng HĐ giấy, trong bối cảnh CQT vẫn cho phép DN sử dụng hình thức hóa đơn cũ, vì vậy, kế toán không triển khai sử dụng HĐ điện tử luôn vì tâm lý ngại làm thủ tục phát hành, ngại chuyển đổi quản lý hóa đơn theo hình thức mới.
Thứ ba, chi phí khởi tạo ban đầu cũng là một khó khăn lớn. Để triển khai sử
mạng, phải có dịch vụ đường truyền tốt. Với những DN quy mô siêu nhỏ, nhỏ và các hộ cá thể vấn đề chi phí khởi tạo cũng là một trở ngại rất lớn.
Thứ tư, DN không tin tưởng phần mềm HĐ điện tử, nguyên nhân xuất phát
từ lo ngại HĐ điện tử tồn tại nhược điểm như sau:
+ HĐ điện tử là dữ liệu điện tử nên rủi ro lớn nhất có thể xảy ra đó là việc DN, khách hàng thậm chí là cơ quan chức năng quản lý nhà nước bị tấn công đánh cắp, thay đổi tính toàn vẹn của thông tin dữ liệu trong quá trình truyền dữ liệu giữa các bên liên quan, gây trở ngại đối với tính hiệu lực của hóa đơn bằng cách không cho phép truy cập dữ liệu, thay đổi tình trạng hoạt động của DN. Cho dù thực hiện các biện pháp đảm bảo tính an toàn và bảo mật song bất kỳ phần mềm dữ liệu nào cũng có những lỗ hổng về thiết kế cần phải hoàn thiện và khắc phục bởi sự phát triển của khoa học công nghệ.
+ HĐ điện tử khác với HĐ giấy thông thường là chỉ được tạo ra và chuyển
đổi một lần không có nhiều liên, nhiều bản khác nhau. Chính điều này cũng có thể tạo ra một rủi ro, trong việc quay vòng HĐ điện tử nhiều lần trong quá trình vận chuyển hàng hóa để đối phó với các cơ quan quản lý thị trường, hợp pháp các hàng hóa phi pháp, tạo khe hở cho việc gian lận, buôn lậu và trốn thuế.
+ DN phát hành HĐ điện tử đòi hỏi phải lựa chọn phần mềm tạo lập HĐ
điện tử, do một đơn vị bên ngoài thị trường cung cấp (đối với HĐ điện tử không có mã xác thực của CQT) hoặc sử dụng phần mềm do chính CQT cung cấp (đối với HĐ điện tử có mã xác thực của CQT). Việc phụ thuộc vào công nghệ do bên thứ ba cung cấp sẽ làm phát sinh ra các sự cố về tính bảo mật thông tin liên quan đến doanh thu, chi phí phát sinh đặc biệt là các DN hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm, có tầm quan trọng liên quan đến yếu tố chính trị, an ninh, quốc phòng, văn hóa,...
Thứ năm, Một nguyên nhân khác khiến các DN không muốn thực hiện triển
khai sớm đó là một số DN kinh doanh không tuân thủ pháp luật, không muốn công khai thông tin một cách minh bạch. Mặc dù, triển khai sử dụng HĐ điện tử đem lại rất nhiều lợi ích cho DN nhưng đối với các DN này họ cố tình lẩn tránh triển khai vì
muốn lợi dụng hình thức cũ để thực hiện những hành vi gian lận, che dấu doanh thu nhằm gian lận số thuế chính xác phải nộp về NSNN.
Trong quá trình thực hiện gặp không ít những khó khăn, vướng mắc ít nhiều khiến các DN có tâm lý chán chường, ngại triển khai. Yêu cầu sự phối hợp xuyên suốt của cơ quan quản lý để giải quyết triệt để các vướng mắc trên.
2.3.3.2. Nhóm nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, trong giai đoạn chuyển tiếp giữa các Nghị định và Thông tư cũ với
Nghị định số 119/2018/NĐ-CP, cơ quan quản lý cho phép các DN sử dụng song song hai hình thức là HĐ giấy và HĐ điện tử khiến các DN có lý do để trì hoãn việc triển khai chuyển đổi. Trong nền kinh tế cùng tồn tại một lúc hai loại hình hóa đơn khiến công tác quản lý cũng khó khăn hơn, gặp khá nhiều bất cập do không đồng nhất.
Thứ hai, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của ngành Thuế ở thời điểm hiện
nay chưa thực sự phát triển để phục vụ yêu cầu quản lý của cơ quan quản lý. Vì vậy, việc quản lý HĐ điện tử thông qua các nhà VAN trung gian vẫn tạo ra lỗ hổng trong quản lý Thuế. Một số phần mềm lập HĐ điện tử của các nhà cung cấp giải pháp HĐ điện tử hỗ trợ cho DN giữ số hóa đơn, chỉnh sửa ngày hóa đơn (tiến, lùi ngày).. .Việc này khiến quy định về thời điểm lập hóa đơn bị vi phạm. Hạ tầng công nghệ chưa đảm bảo cho phép dữ liệu hóa đơn được lập chuyển ngay lập tức về Trung tâm dữ liệu hóa đơn của Tổng cục Thuế là điều kiện để tình trạng này diễn ra phổ biến.
Thứ ba, Dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam còn rất hạn chế và yếu kém
chưa phục vụ nhu cầu về công nghệ thông tin. Đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin không đảm bảo tính ổn định nhất là ở vùng sâu vùng xa. Trong khi đó DN Việt Nam đa phần là các DN siêu nhỏ và nhỏ, theo số liệu tìm hiểu được từ Tổng cục thống kê, năm 2017, số lượng DN siêu nhỏ chiếm 74,38%, DN nhỏ chiếm 22,03% tổng số DN cả nước. Vì vậy, yêu cầu những DN này đáp ứng được các yếu tố: nguồn lực về tài chính, khả năng đầu tư, quản lý, sử dụng hạ tầng công nghệ thông tin để phục vụ truyền nhận dữ liệu HĐĐT là rất khó.
Thứ tư, bất cập về chính sách gây ra nhiều khó khăn cho DN khi triển khai sử
dụng HĐĐT.
+ Nghị định 119/2018/NĐ-CP được ban hành ngày 12/09/2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2018, nhưng 1 năm sau mới có thông tư số 68/2019/TT-BTC hướng dẫn nghị định này. Trong suốt khoảng thời gian 1 năm đó, các DN, hộ cá thể và cả CQT các cấp cũng loay hoay với vấn đề triển khai HĐ điện tử. Nghị định ban hành nhưng không có thông tư hướng dẫn, các vấn đề còn rất mới mẻ, tạo ra tâm lý ngại áp dụng của DN.
+ Mặc dù Nghị định số 119/2018/NĐ-CP và Thông tư số 68/2019/TT-BTC đã có hiệu lực nhưng trong giai đoạn chuyển tiếp tới 31/10/2020 thì các Nghị định, Thông tư cũ vẫn còn giá trị pháp lý nên việc triển khai HĐ điện tử không có tính đồng nhất giữa các Chi cục Thuế, Cục Thuế về mặt thủ tục khi đăng ký sử dụng HĐ điện tử:
Một số Cục thuế yêu cầu DN phải có phần mềm kế toán, phần mềm bán hàng kết nối với phần mềm HĐ điện tử thì mới chấp thuận cho DN sử dụng, trong khi đó, đa phần các DN có quy mô siêu nhỏ, nhỏ kế toán quản lý thông qua phần mềm hỗ trợ excel, không mua phần mềm kế toán thực hiện nộp hồ sơ thông báo phát hành sử dụng HĐ điện tử cho CQT quản lý thì đều không được chấp nhận.
Một số CQT thì yêu cầu DN phải nộp hồ sơ trực tuyến kèm theo yêu cầu nộp trực tiếp một bản cứng tại CQT. Trong khi đó, ngành Thuế đã triển khai “Khai và Nộp thuế điện tử” từ những năm 2009 và tính đến 01/01/2014 đã đạt 97% số DN thực hiện hoạt động “khai và nộp thuế điện tử”. Chính yêu cầu của một số cục thuế khiến DN ngại triển khai.
Một số CQT khác thì yêu cầu phải nộp hồ sơ theo hướng mẫu hướng dẫn của Nghị định 119/2018/NĐ-CP. Nhưng hiện tại thì ngành Thuế vẫn chưa nâng cấp ứng dụng như HTKK - “Hỗ trợ kê khai”, eTax - phần mềm “kê khai nộp thuế điện tử”, đáp ứng mẫu biểu của Nghị định.
Thứ năm, với DN có tính đặc thù gặp khó khăn trong công tác triển khai. Ví
dụ: DN kinh doanh xăng dầu, DN kinh doanh có hoạt động vận chuyển hàng hóa trên đường.
Đối với DN kinh doanh xăng dầu việc triển khai HĐ điện tử gặp nhiều những khó khăn, bất lợi. Để triển khai HĐ điện tử, các DN xăng dầu phải có sự kết hợp đồng bộ chặt chẽ tài chính và cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Khi triển khai cần phải có sự kết nối giữa phần mềm bán hàng của đơn vị với phần mềm quản lý hóa đơn của CQT, đòi hỏi kết nối dữ liệu của tất cả các cửa hàng xăng dầu với “Trung tâm dữ liệu” của CQT. Nhưng để đồng bộ tất cả là một bài toán khó cần sự đầu tư lớn của cả DN kinh doanh lẫn cơ quan quản lý.
Một khó khăn rất lớn nữa trong ngành này là để triển khai được là chi phí đầu tư rất lớn so với các ngành khác. Cần có sự kết nối thông tin của từng cột bơm xăng với cổng thông tin quản lý xăng dầu, để đảm bảo tính chính xác thì đòi hỏi các cột bơm phải đạt chuẩn chất lượng. Xây dựng hệ thống phần mềm xuất HĐ điện tử với các DN này phức tạp hơn rất nhiều.
Với DN kinh doanh có khâu vận chuyển hàng hóa đi đường, việc triển khai HĐ điện tử cũng gặp khó khăn trong khâu xuất trình hóa đơn đi đường với cán bộ thanh kiểm tra. Hiện nay, các cán bộ thanh kiểm tra chưa được nhà nước trang bị các thiết bị công nghệ có thể truy cập để truy xuất thông tin chính xác về HĐ điện tử cho lô hàng hóa, để xuất trình các thông tin liên quan đến lô hàng, DN phải thực hiện chuyển đổi từ HĐ điện tử sang HĐ giấy, yêu cầu chữ ký tay của hai bên mua và bán, nảy sinh ra mâu thuẫn mục đích triển khai sử dụng HĐ điện tử.
Thứ sáu, Cơ quan quản lý chưa xây dựng được mức thưởng và những hình
thức ưu đãi đối với các DN có thái độ tích cực, hoàn thành tốt yêu cầu triển khai HĐ điện tử, có đóng góp tích cực vào công tác triển khai.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY