Nhóm nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Thực trạng hóa đơn điện tử ở việt nam (Trang 70)

Thứ nhất, trong giai đoạn chuyển tiếp giữa các Nghị định và Thông tư cũ với

Nghị định số 119/2018/NĐ-CP, cơ quan quản lý cho phép các DN sử dụng song song hai hình thức là HĐ giấy và HĐ điện tử khiến các DN có lý do để trì hoãn việc triển khai chuyển đổi. Trong nền kinh tế cùng tồn tại một lúc hai loại hình hóa đơn khiến công tác quản lý cũng khó khăn hơn, gặp khá nhiều bất cập do không đồng nhất.

Thứ hai, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của ngành Thuế ở thời điểm hiện

nay chưa thực sự phát triển để phục vụ yêu cầu quản lý của cơ quan quản lý. Vì vậy, việc quản lý HĐ điện tử thông qua các nhà VAN trung gian vẫn tạo ra lỗ hổng trong quản lý Thuế. Một số phần mềm lập HĐ điện tử của các nhà cung cấp giải pháp HĐ điện tử hỗ trợ cho DN giữ số hóa đơn, chỉnh sửa ngày hóa đơn (tiến, lùi ngày).. .Việc này khiến quy định về thời điểm lập hóa đơn bị vi phạm. Hạ tầng công nghệ chưa đảm bảo cho phép dữ liệu hóa đơn được lập chuyển ngay lập tức về Trung tâm dữ liệu hóa đơn của Tổng cục Thuế là điều kiện để tình trạng này diễn ra phổ biến.

Thứ ba, Dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam còn rất hạn chế và yếu kém

chưa phục vụ nhu cầu về công nghệ thông tin. Đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin không đảm bảo tính ổn định nhất là ở vùng sâu vùng xa. Trong khi đó DN Việt Nam đa phần là các DN siêu nhỏ và nhỏ, theo số liệu tìm hiểu được từ Tổng cục thống kê, năm 2017, số lượng DN siêu nhỏ chiếm 74,38%, DN nhỏ chiếm 22,03% tổng số DN cả nước. Vì vậy, yêu cầu những DN này đáp ứng được các yếu tố: nguồn lực về tài chính, khả năng đầu tư, quản lý, sử dụng hạ tầng công nghệ thông tin để phục vụ truyền nhận dữ liệu HĐĐT là rất khó.

Thứ tư, bất cập về chính sách gây ra nhiều khó khăn cho DN khi triển khai sử

dụng HĐĐT.

+ Nghị định 119/2018/NĐ-CP được ban hành ngày 12/09/2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2018, nhưng 1 năm sau mới có thông tư số 68/2019/TT-BTC hướng dẫn nghị định này. Trong suốt khoảng thời gian 1 năm đó, các DN, hộ cá thể và cả CQT các cấp cũng loay hoay với vấn đề triển khai HĐ điện tử. Nghị định ban hành nhưng không có thông tư hướng dẫn, các vấn đề còn rất mới mẻ, tạo ra tâm lý ngại áp dụng của DN.

+ Mặc dù Nghị định số 119/2018/NĐ-CP và Thông tư số 68/2019/TT-BTC đã có hiệu lực nhưng trong giai đoạn chuyển tiếp tới 31/10/2020 thì các Nghị định, Thông tư cũ vẫn còn giá trị pháp lý nên việc triển khai HĐ điện tử không có tính đồng nhất giữa các Chi cục Thuế, Cục Thuế về mặt thủ tục khi đăng ký sử dụng HĐ điện tử:

Một số Cục thuế yêu cầu DN phải có phần mềm kế toán, phần mềm bán hàng kết nối với phần mềm HĐ điện tử thì mới chấp thuận cho DN sử dụng, trong khi đó, đa phần các DN có quy mô siêu nhỏ, nhỏ kế toán quản lý thông qua phần mềm hỗ trợ excel, không mua phần mềm kế toán thực hiện nộp hồ sơ thông báo phát hành sử dụng HĐ điện tử cho CQT quản lý thì đều không được chấp nhận.

Một số CQT thì yêu cầu DN phải nộp hồ sơ trực tuyến kèm theo yêu cầu nộp trực tiếp một bản cứng tại CQT. Trong khi đó, ngành Thuế đã triển khai “Khai và Nộp thuế điện tử” từ những năm 2009 và tính đến 01/01/2014 đã đạt 97% số DN thực hiện hoạt động “khai và nộp thuế điện tử”. Chính yêu cầu của một số cục thuế khiến DN ngại triển khai.

Một số CQT khác thì yêu cầu phải nộp hồ sơ theo hướng mẫu hướng dẫn của Nghị định 119/2018/NĐ-CP. Nhưng hiện tại thì ngành Thuế vẫn chưa nâng cấp ứng dụng như HTKK - “Hỗ trợ kê khai”, eTax - phần mềm “kê khai nộp thuế điện tử”, đáp ứng mẫu biểu của Nghị định.

Thứ năm, với DN có tính đặc thù gặp khó khăn trong công tác triển khai. Ví

dụ: DN kinh doanh xăng dầu, DN kinh doanh có hoạt động vận chuyển hàng hóa trên đường.

Đối với DN kinh doanh xăng dầu việc triển khai HĐ điện tử gặp nhiều những khó khăn, bất lợi. Để triển khai HĐ điện tử, các DN xăng dầu phải có sự kết hợp đồng bộ chặt chẽ tài chính và cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Khi triển khai cần phải có sự kết nối giữa phần mềm bán hàng của đơn vị với phần mềm quản lý hóa đơn của CQT, đòi hỏi kết nối dữ liệu của tất cả các cửa hàng xăng dầu với “Trung tâm dữ liệu” của CQT. Nhưng để đồng bộ tất cả là một bài toán khó cần sự đầu tư lớn của cả DN kinh doanh lẫn cơ quan quản lý.

Một khó khăn rất lớn nữa trong ngành này là để triển khai được là chi phí đầu tư rất lớn so với các ngành khác. Cần có sự kết nối thông tin của từng cột bơm xăng với cổng thông tin quản lý xăng dầu, để đảm bảo tính chính xác thì đòi hỏi các cột bơm phải đạt chuẩn chất lượng. Xây dựng hệ thống phần mềm xuất HĐ điện tử với các DN này phức tạp hơn rất nhiều.

Với DN kinh doanh có khâu vận chuyển hàng hóa đi đường, việc triển khai HĐ điện tử cũng gặp khó khăn trong khâu xuất trình hóa đơn đi đường với cán bộ thanh kiểm tra. Hiện nay, các cán bộ thanh kiểm tra chưa được nhà nước trang bị các thiết bị công nghệ có thể truy cập để truy xuất thông tin chính xác về HĐ điện tử cho lô hàng hóa, để xuất trình các thông tin liên quan đến lô hàng, DN phải thực hiện chuyển đổi từ HĐ điện tử sang HĐ giấy, yêu cầu chữ ký tay của hai bên mua và bán, nảy sinh ra mâu thuẫn mục đích triển khai sử dụng HĐ điện tử.

Thứ sáu, Cơ quan quản lý chưa xây dựng được mức thưởng và những hình

thức ưu đãi đối với các DN có thái độ tích cực, hoàn thành tốt yêu cầu triển khai HĐ điện tử, có đóng góp tích cực vào công tác triển khai.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI

Lộ trình triển khai hóa đơn điện tử theo quy định của CQT

+ Trước ngày 01/11/2018:

DN đã thông báo phát hành HĐ điện tử thì tiếp tục sử dụng số hóa đơn đã phát hành đó.

+ Từ ngày 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020:

DN chưa sử dụng hết số HĐ giấy đã phát hành trước đó thì được dùng tiếp số HĐ giấy đó. Nếu như đến ngày 01/11/2020 không sử dụng hết thì số HĐ giấy còn lại đó phải hủy để sử dụng HĐ điện tử theo quy định.

Những DN thành lập kể từ sau ngày 01/11/2018 thì CQT yêu cầu bắt buộc chuyển sang dùng HĐ điện tử.

Đặc biệt quy định thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh hoàn tất triển khai chuyển đổi HĐ điện tử trên địa bàn đạt 100% toàn bộ DN, hộ kinh doanh chuyển đổi sử dụng HĐ điện tử và các đô thị lớn: Đà Nằng, Quảng Ninh, Hải Phòng cũng quy định hoàn thành triển khai vào tháng 5/2019.

+ Từ ngày 01/11/2020:

Triển khai HĐ điện tử rộng rãi, thay thế hoàn toàn HĐ giấy, để HĐ điện tử trở nên phổ biến, được mọi chủ thể của nền kinh tế chấp nhận hình thức này.

Bắt đầu triển khai HĐ điện tử cho các hộ kinh doanh có doanh thu/năm từ 3 tỷ trở lên.

DN, tổ chức chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của CQT đảm bảo mục tiêu đến năm 2020, thực hiện triển khai hóa đơn điện tử với 90% số DN cả nước hoặc 90% lượng hàng hóa được mua bán, trao đổi trên thị trường bằng hóa đơn điện tử.

Đến ngày 01/11/2020, hoàn thành mục tiêu “phủ sóng” hóa đơn điện tử trên cả nước.

*Trường hợp đặc biệt:

Các tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập ví dụ như cơ sở giáo dục và cơ sở y tế công lập đã và đang sử dụng Phiếu thu tiền thì vẫn được phép tiếp tục sử dụng. Khi có thông báo của CQT về chuyển đổi HĐ điện tử sẽ tùy thuộc vào năng lực, điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật của từng đơn vị, đủ điều kiện thì sẽ cho triển khai chuyển đổi sử dụng HĐ điện tử có mã hoặc không có mã của CQT, điều kiện kỹ thuật không đảm bảo thì sẽ tiếp tục sử dụng Phiếu thu như hiện tại.

Hoàn thành lộ trình triển khai chuyển đổi hóa đơn điện tử để Chính phủ tiến tới hiện đại hóa công tác quản lý Thuế với mục đích nâng cao chất lượng phục vụ tốt hơn, tạo ra nhiều thuận lợi cho Người nộp thuế. Cải cách thủ tục thuế nhằm góp phần giảm tình trạng thất thu NSNN, đảm bảo công bằng, minh bạch với Người nộp thuế trong quá trình thực hiện các nghĩa vụ về Thuế với nhà nước.

Hoàn thành triển khai sử dụng HĐ điện tử là cơ sở để Chính phủ hướng tới thực hiện mục tiêu sau:

Thứ nhất, CQT tiến tới thực hiện hoàn thuế điện tử, nhằm đơn giản hóa thủ

tục hoàn thuế đối với Người nộp thuế. Để được hoàn thuế điện tử thì Người nộp thuế phải đáp ứng các điều kiện: Người nộp thuế nằm trong diện được hoàn thuế và Người nộp thuế phải thực hiện khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử cho CQT thông qua Cổng thông tin điện tử của Ngành thuế. Việc triển khai hóa đơn điện tử sẽ là căn cứ quan trọng đánh giá Người nộp thuế tuân thủ thuế và cung cấp dữ liệu điện tử về hóa đơn để CQT tiến hành thủ tục hoàn thuế điện tử.

Thứ hai, CQT tiến tới điện tử hóa công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Triển

khai sử dụng hóa đơn điện tử đồng bộ tạo nên cơ sở dữ liệu quốc gia về hóa đơn vô cùng lớn phục vụ công tác thanh kiểm tra của CQT. Cục thuế, chi cục thuế sẽ tiến hành kiểm tra các thông tin, dữ liệu về hóa đơn của DN trên hệ thống điện tử. CQT sẽ phân tích các dữ liệu này, để nắm bắt được tất cả các tình hình hoạt động kinh doanh và doanh thu của DN. Nhanh chóng phát hiện các DN có dấu hiệu rủi ro về

thuế, từ đó, CQT sẽ tiến hành gửi thông báo đề nghị DN rà soát lại và khai lại thuế. Việc thanh tra, kiểm tra bằng phương thức điện tử nhằm đơn giản hóa thủ tục thanh kiểm tra, nâng cao hiệu quả và chất lượng của hoạt động này. Ngoài ra, còn nhằm đảm bảo sự công bằng với Người nộp thuế.

Cơ quan Thuế các cấp cùng với DN, hộ kinh doanh cả nước phải phối kết hợp hoàn thành việc triển khai chuyển đổi sử dụng HĐ điện tử đúng lộ trình đã được đặt ra trong Nghị định số 119/2018/NĐ-CP về sử dụng HĐ điện tử trong hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

DN, hộ kinh doanh và toàn bộ người dân phải được nhận thức một cách rõ ràng về HĐ điện tử. Nắm rõ được những lợi ích khi áp dụng HĐ điện tử, thay đổi tư duy về hóa đơn đơn thuần chỉ là HĐ giấy.

Triển khai HĐ điện tử rộng rãi, thay thế hoàn toàn HĐ giấy, để HĐ điện tử trở nên phổ biến, được mọi chủ thể của nền kinh tế chấp nhận hình thức này.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG

HIỆU QUẢ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

HĐ điện tử là một trong những giải pháp hữu ích cho DN thời công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, mang lại nhiều lợi ích cực kỳ to lớn cho các doanh ngiệp và đóng góp lớn hoàn thiện công tác quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước. Chuyển đổi sử dụng từ hình thức HĐ giấy sang HĐ điện tử là một yêu cầu bắt buộc để xây dựng một môi trường kinh doanh thương mại hiện đại đáp ứng sự minh bạch. Song, quá trình áp dụng HĐ điện tử vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trở ngại. Để HĐ điện tử thay thế hoàn toàn HĐ giấy, cần áp dụng một cách đồng bộ các giải pháp và lộ trình đã xây dựng. Vì hiện nay nhiều DN chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, đặc biệt là cũng chưa được hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện HĐ điện tử, chưa nắm rõ thông tin về cách thức xử lý những tình huống phát sinh đối với HĐ điện tử. Chính vì thế, đòi hỏi cơ quan quản lý Nhà nước cần có một lộ trình dài hơn để áp dụng bắt buộc sử dụng HĐ điện tử. Dưới đây là một số đề xuất để thúc đẩy quá trình triển khai, quản lý và sử dụng HĐ điện tử hiệu quả hơn.

3.2.1. Một số giải pháp

Xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan khiến quá trình triển khai HĐ điện tử còn nhiều hạn chế, em đưa ra các giải pháp thúc đẩy quá trình triển khai như sau:

Thứ nhất, Cần quy định thu hẹp đối tượng được sử dụng HĐ giấy trong giai

đoạn chuyển tiếp, hạn chế số lượng HĐ giấy lưu hành trong nền kinh tế, gây ra nhiều khó khăn trong khâu quản lý của CQT. Đồng loạt triển khai HĐ điện tử với các DN thuộc các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nằng, Cần Thơ, Hồ Chí Minh...DN có quy mô lớn, và tương đối lớn bắt buộc hoàn thành triển khai HĐ điện tử trước ngày 01/11/2020.

Quy định hạn chế DN sử dụng đồng thời song song hai loại hình hóa đơn. DN đã phát hành HĐ điện tử thì sử dụng hóa đơn điện tử xuất cho tất cả các hàng hóa, dịch vụ DN kinh doanh.

Thứ hai, cần phải phát triển hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

+ Tháng 11 năm 2020, cả nước đồng bộ triển khai HĐ điện tử, hơn 500.000 DN cần hoàn thành việc triển khai HĐ điện tử và kết nối đến Tổng cục Thuế là thách thức lớn đối hạ tầng kỹ thuật. Không thực hiện nâng cấp thì rất có thể sẽ xảy ra tình huống tắc nghẽn đường truyền, hệ thống của Tổng cục Thuế bị quá tải khiến hoạt động truyền nhận dữ liệu HĐ điện tử bị ùn ứ, giống như thực trạng nộp báo cáo kết toán Thuế vào những ngày cuối cùng của đợt kết toán tại trang Thuế điện tử hiện nay. Ngành Thuế cần sớm hoàn thành việc nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin kỹ thuật trước khi hạn buộc sử dụng HĐ điện tử vào tháng 11 tới.

+ Hạ tầng công nghệ thông tin Ngành Thuế cần đảm bảo dữ liệu hóa đơn chuyển trực tiếp ngay khi DN xuất HĐ điện tử để hạn chế tình trạng DN và trung gian cung cấp giải pháp HĐ điện tử lợi dụng sự hạn chế này nhằm thực hiện hành vi vi phạm về thời điểm lập hóa đơn và tính toàn vẹn, nhất quán của thông tin trên HĐ điện tử. + Cơ quan quản lý các cấp phải tổ chức thực hiện đánh giá toàn diện năng lực về hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin của toàn bộ các DN, các cơ quan quản lý liên

quan của nhà nước và mạng lưới công nghệ thông tin của toàn xã hội. Tiến hành nghiên cứu, xây dựng các mô hình áp dụng quản lý HĐ điện tử ngày càng tối ưu. + Trung gian cung cấp phần mềm HĐ điện tử không thực hiện các thủ thuật hỗ trợ Người nộp thuế gian lận trong quá trình lập và xuất hóa đơn. Tuân thủ các quy định pháp luật về hóa đơn chứng từ nói riêng và quy định về Thuế nói chung. Cơ quan

Một phần của tài liệu Thực trạng hóa đơn điện tử ở việt nam (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w