CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
3.2. Các giải pháp và kiến nghị thúc đẩy quản lý và sử dụng hiệu quả hóa đơn điện
3.2.2. Một số kiến nghị
Quá trình triển khai HĐ điện tử còn gặp rất nhiều vướng mắc, khó khăn do những nguyên nhân khách quan từ phía DN, hộ kinh doanh, cần thiết phải tác động làm thay đổi tư duy và hành vi của Người nộp thuế. Dưới đây là một số kiến nghị đưa ra nhằm khắc phục hạn chế còn tồn đọng.
Thứ nhất, rất nhiều DN chưa nắm bắt được thông tin lộ trình triển khai HĐ
điện tử, kiến thức về HĐ điện tử còn nhiều mơ hồ đòi hỏi Ngành Thuế cần đẩy mạnh truyền thông về HĐ điện tử:
+ Đẩy mạnh tuyên truyền lợi ích của việc triển khai HĐ điện tử đến toàn bộ các DN bằng đa dạng các phương thức khác nhau, ví dụ như: thông qua các bài viết trên báo đài, truyền hình các địa phương, các bài viết trên trang mạng thông tin điện tử, website chính thức của Tổng cục Thuế.
+ Tổng cục Thuế cần thực hiện các chỉ đạo tới cục Thuế các tỉnh,thành phố và cả chi cục Thuế cấp Huyện về sự cần thiết triển khai sử dụng HĐ điện tử đến toàn bộ các DN, hộ cá thể kinh doanh trong nhóm phải sử dụng HĐ điện tử trên địa bàn các tỉnh, thành phố.
+ DN cần thường xuyên cập nhật thông tin chính sách mới liên quan đến HĐ điện tử, thực hiện triển khai trước thời điểm hạn buộc, tránh triển khai muộn, vi phạm quy định, chịu các khoản phạt vi phạm hành chính liên quan.
Thứ hai, để khắc phục tâm lý ngại chuyển đổi sử dụng hình thức mới của DN
đặc biệt là kế toán của DN yêu cầu Cơ quan quản lý phải phối kết hợp chặt chẽ, kề cận hướng dẫn hỗ trợ DN triển khai:
+ Ngành Thuế và các Nhà cung cấp giải pháp HĐ điện tử cần phải phối kết hợp xây dựng các chương trình tập huấn về triển khai, cách thức sử dụng, xử lý các vấn đề liên quan phát sinh trong quá trình sử dụng cho các DN. Đây sẽ là khâu chuẩn bị rất quan trọng giúp các DN không gặp phải những bỡ ngỡ, khúc mắc khi bước vào sử dụng.
+ Tổ chức các buổi trao đổi như: hội nghị, cuộc họp... để trao đổi về các vấn đề, mọi vướng mắc khó khăn cho Người nộp thuế có vướng mắc: hướng dẫn thật chi tiết các bước thực hiện, chuẩn bị cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật thông tin; hướng dẫn khởi tạo, lập hóa đơn, quản lý hóa đơn. Qua đây, cơ quan quản lý lắng nghe những đóng góp của DN về những vướng mắc về chính sách, từ đó thu thập và có những hướng sửa đổi hợp lý hơn.
+ Cục Thuế, Chi cục Thuế thành lập các tổ triển khai, các bộ phận chức năng trực tiếp hỗ trợ Người nộp thuế triển khai HĐ điện tử. Công bố đường dây nóng hỗ trợ 24/7 mọi thắc mắc liên quan.
+ Áp dụng Trí tuệ nhân tạo, trợ lý ảo trong hoạt động tuyên truyền về HĐ điện tử, giải đáp thắc mắc của Người nộp thuế liên quan đến các vấn đề phát sinh: tạo ra các chat bot tự động tích hợp trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, để Người nộp thuế có thể dễ dàng tìm được câu trả lời nhanh nhất cho mọi thắc mắc của mình.
+ Các DN cần chủ động triển khai sớm, tránh "ùn tắc" thực hiện các thủ tục hành chính khi đến thời điểm hạn buộc triển khai HĐ điện tử sẽ có hàng trăm nghìn DN đồng loạt triển khai, DN khó nhận được sự tư vấn chi tiết, kịp thời như trường hợp triển khai sớm. Từ thời điểm Nghị định số 119/2018/NĐ-CP được ban hành, DN có
24 tháng để triển khai sử dụng HĐ điện tử. Việc chuyển đổi HĐ giấy sang HĐ điện tử là bắt buộc, nên DN không thể lấy lí do để né tránh triển khai. Thay vì trì hoãn không thực hiện sớm, DN phải thực hiện tiếp cận với HĐ điện tử càng sớm bao nhiêu càng tốt cho DN bấy nhiêu. Việc này mang lại lợi ích về kinh tế, nhân lực, quản trị cho DN, giúp cho DN không thụt lùi so với sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Đây còn là lợi thế cạnh tranh với các DN khác.
Thứ ba, Với các DN nhỏ và siêu nhỏ, hộ các nhân kinh doanh, chi phí để
triển khai HĐ điện tử là một trở ngại triển khai, song DN có thể đăng ký sử dụng HĐ điện tử có mã xác thực của CQT để sử dụng miễn phí phần mềm xuất HĐ điện tử của Tổng cục Thuế. DN, hộ kinh doanh đầu tư thêm máy tính, đường truyền internet ổn định, chi phí này CQT chấp thuận đưa vào chi phí được trừ cho DN khi tính thuế Thu nhập DN, hoặc khấu trừ một phần nếu DN, hộ kinh doanh nộp thuế khoán.
Xây dựng chính sách đặc biệt riêng cho các DN quy mô nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể. Đây là nhóm DN chiếm chủ đạo trong nền kinh tế, đã và đang đóng góp những lợi ích to lớn cho nền kinh tế quốc dân. Quan trọng hơn, điều kiện tài chính cũng như năng lực quản lý không cao vì vậy cần được CQT tạo nhiều điều kiện thuận lợi để triển khai sử dụng đồng bộ.
Thứ tư, HĐ điện tử còn mới mẻ với các chủ thể trong nền kinh tế, DN lo ngại
HĐ điện tử bộc lộ những nhược điểm, nhược điểm bao trùm nhất là liên quan đến tính bảo mật thông tin giao dịch của DN. Để khắc phục điều này không còn cách nào khác cần phải nâng cao trình độ công nghệ, đảm bảo tính bảo mật cao, DN sử dụng HĐ điện tử không có mã của CQT cần tìm hiểu các nhà cung cấp phần mềm uy tín, có độ bảo mật cao và dễ dàng sử dụng nhất. DN nên lựa chọn các nhà cung cấp được CQT chứng thực.
+ Đặc biệt đối với các hệ thống phần mềm cung cấp giải pháp phần mềm HĐ điện tử điện tử thường xuyên nâng cấp phần mềm, ứng dụng lập HĐ điện tử theo chuẩn quy định của Ngành Thuế, đặc biệt chú trọng vào tính bảo mật, đây là lo ngại lớn của phía DN sử dụng, vì vậy, các nhà trung gian phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, nhằm tạo ra sự yên tâm của người dùng, thúc đẩy hoạt động triển khai.
+ Tích cực khuyến khích các tổ chức trung gian cung cấp giải pháp HĐ điện tử đủ điều kiện thoả mãn các tiêu chí về chất lượng cung cấp dịch vụ và chi phí , đồng thời cơ quan quản lý cũng cần có sự kiểm soát nghiêm ngặt đối với các tổ chức trung gian này. Cần công khai danh sách các nhà TVAN đủ điều kiện pháp lý cung cấp dịch vụ giải pháp về HĐ điện tử, điều này giúp cho DN sử dụng HĐ điện tử không có mã xác thực của CQT có thể lựa chọn được trung gian cung cấp giải pháp phù hợp.
+ Bản thân chính doanh nghiệp cần tự giác nâng cao trình độ của nhân viên để thực hiện quản lý hóa đơn.
Thứ năm, đối với các DN có hoạt động kinh doanh không công khai minh
bạch, cố tình lợi dụng việc sử dụng HĐ giấy để thực hiện các hành vi không tuân thủ Thuế, CQT quản lý cần đánh giá tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp, tìm hiểu phân tích lý do DN trì hoãn triển khai HĐ điện tử để nhanh chóng phát hiện kịp thời những DN thực hiện hành vi gian lận này để xử lý triệt để, hành vi gây tổn thất nghiêm trọng có thể truy cứu trách nhiệm hình sự với DN.